Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 29)

 Môi trường kinh tế

Nền kinh tế đang có nhiều biến động ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ và xuất khẩu chè. Trong mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu chè giảm xuống đáng kể điều đó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nhu cầu của thị trường trong nước cũng giảm xuống đáng kể.

 Môi trường tự nhiên

Nguồn nguyên kiệu làm chè ảnh hưởng rất lớn tói chất lượng chè thành phẩm. sản xuất chè lại theo mùa vụ nên số phận của cây chè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu.

 Môi trường khoa học – kĩ thuật

Khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, dây chuyền làm chè càng ngày càng được cải thiện vừa nâng cao năng suất lao động vừa nâng cao chất lượng sản phẩm lại đảm bảo an toàn với môi trường

 Môi trường chính trị, pháp luật

Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Hàng năm quốc hội thường xuyên có nhiệm vụ xây dựng các bộ luật mới, các pháp lệnh, đồng thời xem xét điều chỉnh sửa đổi lại các văn bản pháp luật cũ. Đánh giá chung về môi trường pháp luật Việt Nam nhiều chuyên gia, nhiều nhà kinh doanh vẫn cho rằng vừa thiếu, vừa yếu, vừa rối và rất khó lường. Tình hình trên gây không ít trở ngại cho các nhà kinh doanh.

Về điều hành nhà nước nhìn chung từ khi chuyển sang cơ chế thị trường. Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi nguyên tắc điều hành nền kinh tế sang cơ chế điều hành gián tiếp bằng pháp luật, thông qua tác động tới môi trường kinh doanh. Tình hình trên, một mặt, làm cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời tránh phiền hà cho các doanh nghiệp. Nhưng do chưa từ bỏ tư duy và phương thức quản lý từ thời bao cấp, nên cơ chế xin cho vẫn tồn tại, đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó chủ trương của Đảng là khá nhất quán trong duy trì nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng hiện tượng phân biệt đối xử vẫn tồn tại. Doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi.

Tuy nhiên ngành chè vẫn được Nhà Nước khuyến khích và được hưởng nhiều ưu đãi.

 Môi trường văn hóa

Văn hóa uống chè đã có từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn phát triển ở một số quốc gia khác như Trung quốc, Ấn độ, Nga,.. Ngày nay việc xuất khẩu chè sang châu âu đang rất phát triển vì con người phát hiện ra uống chè rất tốt cho sức khỏe và phòng ngừa và chữa trị được nhiều bệnh.

Căn cứ vào sự tác động của môi trường kinh doanh tới doanh nghiệp, ta rút ra được một số cơ hội cũng như nguy cơ của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Cơ hội

- Mặc dù những năm gần đây sản lượng chè tiêu thụ có giảm sút, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để công ty cải tiến chất lượng sản phẩm của mình để thu hút khách hàng ở trong và ngoài nước.

- Xu hướng tiêu dùng chè chất lượng sạch, an toàn gia tăng.Từ sau vụ việc phát hiện các cơ sở sản xuất chè bẩn, chè bùn… nhận thức rõ về tầm quan trọng về vệ sinh an toàn của sản phẩm, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn về mức độ an toàn, vệ sinh của sản phẩm,đặc biệt là sản phẩm uống trực tiếp như chè. Do đó nếu như doanh nghiệp có thể sản xuất ra các sản phẩm chè đảm bảo được chất lượng cũng như dộ an toàn thì đây là một cơ hội để doanh nghiệp phát triển.

- Từ sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất chè của nước ngoài được trực tiếp hoạt động tại Việt Nam, đây là cơ hội để công ty có thể liên doanh, liên kết để cùng phát triển.

Nguy cơ

- Thị trường xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào một số quốc gia nhập khẩu. Hiện nay thị trường chính của Vinatea là Nga, Pakistan và Đài Loan. Nếu như các quốc gia này có những hành đọng chèn ép thì cơ hội phát triển của công ty là không cao.

- Do có diện tích vùng chè nguyên liệu lớn chính vì thế công ty rất khó kiểm soát được nguồn nguyên liệu. Do đó, nhiều nguy cơ làm giảm chất

lượng chè và không đảm bảo về độ an toàn thực phẩm, đặc việc là việc sử dụng không hợp lý thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

- Như đã nói ở trên, việc mở của thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. tuy nhiên nó cũng la một nguy cơ lớn cho sự phát triển của công ty. Nếu như không có những chiến lược cạnh tranh hợp lý, rất có thể công ty sẽ bị chính những đối thủ nước ngoài này đánh bại.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 29)