Chính sách giá

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 45)

Nguyên liệu chè tươ

2.4.2. Chính sách giá

Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra được chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

2.4.2.1. Chính sách giá xuất khẩu

Do là một chi nhánh của Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea), chính vì thế các chính sách về giá xuất khẩu đều do Vinatea trực tiếp ban hành và quản lý.. Chính do việc Tổng công ty nắm giữ về giá cả và tiêu thụ đối với sản phẩm xuất khẩu nên rất khó cho công ty trong việc định ra những mức giá khác nhau. Vì chính sách giá xuất khẩu này được áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh nên ta có thể áp dụng chính sách của Vinatea cho Công ty chè Sông Cầu

Hiện giá xuất khẩu chè của công ty nhìn chung vẫn thấp hơn thị trường thế giới và tùy từng loại chè mức độ thấp hơn sẽ khác nhau. Trong năm 2009, giá bình quân thế giới đối với chè đen đóng gói dưới 3 kg là 2,87 USD/kg, trong khi đó giá của công ty chỉ là 1,44 USD/kg, giá chè đen trên 3kg của thế giới là 2,42 USD/kg trong khi đó giá xuất khẩu của công ty chỉ là 1,26USSD/kg.

Như vậy có thể thấy rằng, giá xuất khẩu chè trung bình của công ty là rất thấp so với giá nhập khẩu trung bình của thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng chè của Việt Nam thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam nói chung và công ty chè Sông Cầu nói riêng là người chấp nhận giá trên thị trường. Tuy nhiên đây có thể xem là cơ hội cho công ty, nếu chúng ta cải thiện được chất lượng sản phẩm chè, chắc chắn giá xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng, vì hiện nay giá xuất khẩu chè của Việt Nam quá thấp so với giá trung bình của thế giới.

Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra được chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Dưới đây là bảng giá chè đen của công ty bán cho các doanh nghiệp khác.

Tên khách hàng Đơn giá

(1000đ) Tổng công ty chè Việt Nam 21,4

Công ty chè Biên Cương 25,9 Công ty thương mai Hoàng Trà 31,7 Công ty TNHH Bách Thuận 26,8

Công ty TNHH Đại Lộc 32,1

Công ty thương mại tháng 5 21,9

Công ty TNHH V-Dome 25,1

Công ty Phương Đông 19,1

Công ty TN và kĩ thuật T&T 31,5

Công ty XNK Nam Anh 27,2

Công ty TNHH Tân Vinh 23,95 Nhà máy chè Tân Cương 28,8

Đơn giá sản phẩm chè đen của công ty (tính cho 1 kg)

Dựa vào bảng giá sản phẩm chè đen của công ty ta có thể thấy, đối với các doanh nghiệp khác nhau thì mức giá sản phẩm lại khác nhau, sự chênh lệch về mức giá ở đây vì một số lí do như: Loại chè, chi phí vận chuyển, chiết khấu…

Giá các sản phẩm của công ty được xây dựng trên cơ sở xác định giá thành sản phẩm và thỏa thuận giữa hai bên.

Mỗi sản phẩm sản xuất ra sẽ được xây dựng mức giá thành toàn bộ thực tế. Giá thành sẽ được cung cấp cho hai bên đối tác sau đó hai bên cùng thỏa thuận để xay dựng mức giá bấn cho phù hợp.

Bảng giá thành các sản phẩm của công ty năm 2011

STT Tên sản phẩm ĐVT Giá bình quân

1 Chè đen 1000đ/tấn 25348,458

2 Chè xanh Nhật 1000đ/tấn 41762,393

3 Chè xanh Việt Nam 1000đ/tấn 34310,308

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán của Công ty chè Sông Cầu)

Để đạt được lợi thế cạnh tranh công ty đặt mức giá thấp. và tương thích với giá của đối thủ canh tranh.

Giá bán= Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm

+ 20% lợi nhuận

Việc định giá theo hình thức dựa vào chi phí giúp công ty đảm bảo được mức lợi nhuận xác định. Việc định giá của công ty cũng phụ thuộc vào quyết định và chiến lược của Tổng công ty.

Định giá theo phương pháp này có thể hạn chế sự suy giảm thị phần và lợi nhuận trong ngắn hạn song việc định giá này không phải là một giả pahps căn bản. Khi các đặc tính và chi phí của sản phẩm mới không phù hợp với đòi hỏi và giá trị ở khách hàng thì việc đinh giá này sẽ làm ảnh hưởng tới thình hình hoạt đọng kinh doanh của công ty. Hơn thế nữa khi khách hàng được hưởng lợi với các khoản hạ giá nhờ sựu phản ứng về giá cả của họ, các phản ứng như thế sẽ trở lên thường xuyên hơn ngay cả khi sản phẩm có giá trị đối với họ. Để định giá dựa trên giá trị, giá cả mục tiêu được dựa trên giá trị ước tính chứ không phải là chi phí. Sau đó, giá mục tiêu sẽ được quyết định chi phí là bao nhiêu.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tế tại Chi nhánh chè Sông Cầu – Tổng công ty chè Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w