7. Kết cấu của luận văn
3.1.10. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp
a. Các sản phẩm của công ty
Từ thành công ban đầu của một số thương hiệu mới, nhiều
. Tuy nhiên mọi việc không đơn giản như thế, bởi thương hiệu là một khái niệm khá phức tạp mà hệ thống lý luận hiện nay vẫn phải được cập nhật bằng những thực tiễn diễn ra ở thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước.
Xây dựng một thương hiệu mạnh không chỉ cho sản phẩm hoặc cái tên của công ty mà cần xây dựng một chiến lược tổng thể, dài hơi với một tầm nhìn xa.
Để xây dựng một chiến lược thương hiệu, công ty cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng sau:
- Công ty cần xem xét vấn đề xây dựng một hoặc nhiều thương hiệu. Vấn đề này đang được các chuyên gia Việt Nam bàn luận sôi nổi và mỗi bên đều đưa ra những lập luận, những căn cứ của mình. Theo ý kiến của riêng tôi thì việc phát triển nhiều thương hiệu con cho từng dòng sản phẩm hay chỉ cần xây dựng một thương hiệu chung cho tất cả mọi sản phẩm hoặc doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, mục tiêu, chiến lược cụ thể. Việc phát triển thương hiệu con cho từng dòng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nêu bật đặc điểm của từng sản phẩm mới, gắn thương hiệu với những tiện ích mà sản phẩm đem lại.
- Công ty cần chú trọng đến việc đặt tên cho mình, cho sản phẩm. Phải đầu tư đúng mức nghiên cứu tìm tòi sáng tạo tránh tình trạng đặt tên một cách tuỳ tiện như các doanh nghiệp Việt Nam từng làm, phải nghĩ đến chiến lược kinh doanh lâu dài để tìm ra những tên phù hợp hoặc công ty cũng có thể thuê các nhà tư vấn chuyên về lĩnh vực này. Hãy bắt đầu chống lại những bắt chước ngay từ lúc tạo ra thương hiệu và cách sử dụng chúng trên sản phẩm, dịch vụ.
- Sử dụng nguồn lực bên ngoài trong việc hình thành và thực hiện chiến lược thương hiệu. Công ty có thể tổ chức các cuộc thi rộng rãi về việc đặt tên cho doanh nghiệp, sản phẩm, sáng tạo biểu tượng (logo). Đây là hình thức quảng bá công ty, vừa lựa chọn được những tên, biểu tượng độc đáo, ưu việt nhất.
Để xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh công ty cần:
b. Nâng cao nhận thức về thương hiệu
Cần đặt kế hoạch nâng cao nhân thức về thương hiệu cho các nhân viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của công ty. Việc đào tạo phải được lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp. Công ty nên tham khảo cách đào tạo của các công ty nước ngoài để từ đó hình thành cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý. Mục đích phải đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối với hàng hoá hay dịch vụ của mình cũng mật thiết như “môi với răng” cần phải được lưu tâm đầu tư bảo vệ như nhau.
c. Tích cực xây dựng và thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Đầu tư đúng mức cho việc xây dựng thương hiệu: Từ nhận thức đúng đắn về vấn đề thương hiệu, các doanh nghiệp cần đầu tư nhân lực, tài chính, thời gian…một cách xứng đáng cho việc xây dựng một thương hiệu của riêng mình.
Đăng ký thương hiệu ở trong nước và nước ngoài: Để được pháp luật bảo hộ, tránh những rủi ro bị xâm phạm thương hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu ở trong nước và đặc biệt là ở nước ngoài.
Công ty cũng phải quan tâm đến bảo hộ sở hữu công nghiệp ở đâu cho hợp lý nhất, không đăng ký bừa bãi ở các thị trường mình không vươn tới vì như thế sẽ rất tốn kém và lãng phí.
Trước khi đăng ký thương hiệu, công ty cần xác định thị trường của mình để tìm hiểu luật sở hữu của nước đó. Công ty nên tìm hiểu quốc gia cần đăng ký thương hiệu nằm trong hệ thống sở hữu công nghiệp nào để công ty có thể tham gia đăng ký theo hệ thống đó.
Một hình thức mới là thị trường điện tử (e – market) công ty nên đăng ký vào thị trường này để trình bày về mình, về sản phẩm của mình. Lợi thế của nó là thu hút sự quan tâm của người truy cập, có thể vào đúng trang Web cần tìm thay vì phải lựa chọn giữa muôn vàn Webside cùng ngành hàng khi họ tìm kiếm. Điều quan trọng là công ty phải quan tâm đến tính chuyên nghiệp của mình.