Đẩy mạnh công tác khuyếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn bóng đèn phích nước rạng đông (Trang 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đẩy mạnh công tác khuyếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ

Nền kinh tế hàng hoá càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng diễn ra gay gắt, quyết liệt kéo theo đó là nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được không còn cách nào khác là phải năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm ra mọi biện pháp nhằm giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm của mình đến ngày càng đông đảo khách hàng từ đó kích thích nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.

Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông rất có hiệu quả song họat động khuyếch trương sản phẩm còn hạn chế đặc biệt là hoạt động quảng cáo và kích thích tiêu thụ. Đứng trên góc độ tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty nên sử dụng các hoạt động sau:

a. Hoạt động quảng cáo

Hiện nay, hoạt động quảng cáo được coi là một trong những hoạt động kích thích tiêu thụ có hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông, ở mọi lúc mọi nơi ta có thể nhìn thấy, nghe thấy các hình ảnh quảng cáo, các thông điệp quảng cáo. Đối với sản phẩm của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông có thể sử dụng các hình thức quảng cáo qua truyền hình và báo chí.

Để xây dựng một chương trình quảng cáo công ty thực hiện theo trình tự các bước sau:

* Xác định đối tượng nhận tin:

Đối với sản phẩm của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân và các tổ chức, họ sử dụng với mục đích chiếu sáng và trang trí. Vì vậy đối tượng nhận tin là người tiêu dùng cuối cùng ở tất cả các khu vực thị trường. Điều đó có nghĩa là công ty sử dụng chiến lược kéo: Nhà sản xuất sẽ tác động lên người tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ tác động đến người bán lẻ, người bán lẻ tác động đến người bán buôn và cuối cùng người bán buôn tác động lên nhà sản xuất.

* Xác định mục tiêu quảng cáo:

Công ty sử dụng quảng cáo nhằm mục đích: mở rộng thị trường, tăng khối lượng tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh và giới thiệu sản phẩm.

* Nội dung quảng cáo:

Phải hấp dẫn và đáng tin cậy, thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể thuê các trung tâm thiết kế quảng cáo để xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng.

* Dự tính chi phí quảng cáo trên truyền hình và báo chí

- Quảng cáo trên truyền hình

Đây là một trong những hình thức quảng cáo gây ấn tượng và hiệu quả nhất, công ty nên dùng hình thức quảng cáo này tại thị trường miền Trung và miền Nam. Một chương trình quảng cáo với thời lượng 30 giây trên kênh VTV3 không xen các chương trình đặc biệt là 5 triệu đồng, trên truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là 4,5 triệu đồng. Công ty có thể quảng cáo 15 lần/tháng trong đó 5 lần quảng cáo trên truyền hình VTV3 và 10 lần trên truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian phát vào buổi tối từ 8-9 giờ (khoảng cách giữa hai lần phát không quá 2 ngày). Đối với các vùng sâu xa sóng truyền hình Trung ương và thành phố công ty có thể quảng cáo thông qua các kênh truyền hình địa phương đối với thị trường miền Trung và miền Nam, mỗi khu vực nên chọn 5 kênh truyền hình và mỗi tuần nên phát một lần vào ngày cuối tuần với chi phí trung bình là 200000 đồng/ lần.

Như vậy Công ty có thể kiểm soát và chủ động được trong kế hoạch chi phí cho quảng cáo cho cả một năm tài chính và cho kế hoạch dài hạn.

- Trên báo chí

Công ty có thể sử dụng hình ảnh và thông điệp quảng cáo trên tạp chí một tháng 4 số với chi phí khoảng 3,2 triệu đồng trên 1/4 trang trên thời báo kinh tế và 2,5 triệu

đồng trên 1/4 trang trên báo Nhân dân chủ nhật.

Trong các kỳ hội chợ công ty nên phát tờ dơi đến khách hàng: Trung bình một đợt hội chợ có thể sử dụng 30000 tờ với giá là 2000 đồng/ tờ có màu và hình ảnh, trung bình một năm công ty tham gia hội chợ hai lần.

b. Khuyến mại

Khuyến mại là một trong những hoạt động nhằm thu hút sự chú ý và mua hàng của khách hàng từ đó nâng cao doanh số tiêu thụ. Công ty nên thực hiện một số biện pháp khuyến mãi như tặng bút, mũ, áo có biểu tượng của công ty vào những dịp lễ tết hoặc hội chợ đối với người tiêu dùng, tuy nhiên cần phải dựa vào khối lượng hàng hoá mà họ mua.

c. Đánh giá các hoạt động khuyếch trương và kích thích tiêu thụ

Sau mỗi đợt quảng cáo công ty cần đánh giá hiệu quả của nó bằng cách xác định xem sau mỗi đợt quảng cáo mức độ hay biết của người tiêu dùng về sản phẩm và mức độ ưa thích nhãn hiệu tăng lên bao nhiêu?.Câu hỏi này rất khó xác định vì cần một lượng chi phí lớn và tốn kém rất nhiều thời gian. Vì vậy công ty có thể xác định hiệu quả bằng cách theo dõi doanh thu trước và sau khi có quảng cáo một thời gian. Nếu doanh thu tăng lên có thể bù đắp hoặc cao hơn chi phí quảng cáo thì được coi là hiệu quả. Đồng thời ta cần phải xác định một tỷ lệ phần trăm giữa chi phí quảng cáo và doanh thu, đặt ra giới hạn khống chế dưới và giới hạn khống chế trên để so sánh và theo dõi sự biến đổi tỷ lệ này qua các thời kỳ. Nếu trong một thời kỳ nào đó tỷ số này vượt ra khỏi hai giới hạn thì cần có sự điều chỉnh.

Ngoài hoạt động quảng cáo và khuyến mại công ty nên tổ chức hội nghị khách hàng vào dịp đầu năm nhằm khuyến khích động viên các khách hàng tiêu thụ sản phẩm cho công ty và tiếp nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng để từ đó cải tiến sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn bóng đèn phích nước rạng đông (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)