Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, Bắc giáp huyện Ninh Hòa, Nam giáp thị xã Cam Ranh, Tây giáp Diên Khánh, trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông. Sông Cái Nha Trang và Sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phƣờng:
- Phía Bắc sông Cái gồm các xã Vĩnh Lƣơng, Vĩnh Phƣơng, Vĩnh Ngọc và khu vực Đồng Đế gồm các phƣờng Vĩnh Phƣớc, Vĩnh Hải, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thọ.
- Phía Nam sông Cửa Bé là xã Phƣớc Đồng với địa danh "Chiến khu Đồng Bò" và một vùng lý tƣởng cho du lịch trong tƣơng lai là rừng dừa sông Lô.
- Trung tâm Nha Trang nằm giữa hai con sông, gồm khu vực nội thành với các phƣờng Xƣơng Huân, Vạn Thanh, Vạn Thắng, Phƣơng Sài, Phƣơng Sơn, Ngọc Hiệp, Phƣớc Tiến, Phƣớc Tân, Phƣớc Hòa, Tân Lập, Lộc Thọ, Phƣớc Hải, Phƣớc Long, Vĩnh Trƣờng, Vĩnh Nguyên và các xã ngoại thành phía tây gồm Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, VĩnhTrung.
Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 ngƣời sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc.
Ở Nha Trang có nhiều trƣờng đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trƣờng cao đẳng, trƣờng dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến độ kỹ thuật chuyên ngành đã biến nơi đây thành một trung tâm khoa học - đào tạo của cả vùng Nam Trung bộ.
Đặc sản nổi tiếng của Nha Trang (và cũng là của Khánh Hoà) là yến sào. Tất cả các đảo có chim Yến đến đều nằm trong địa phận Nha Trang.
Các danh lam thắng cảnh ở Nha Trang có Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Đảo Yến, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Hòn Miếu, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Lao, Hòn Thị, Sông Lô, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, tƣợng Kim Thân Phật Tổ, hồ cá Trí Nguyên, Thuỷ cung, chùa Đá Hang, đảo Khỉ Cù lao...
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn đƣợc biết đến nhƣ một thành phố của lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,…
Nha Trang với bãi biển đẹp tập trung nhiều dịch vụ du lịch từ khách sạn, nhà hàng đến thể thao, giải trí. Từ những rặng san hô kỳ ảo dƣới lòng đại dƣơng tới những ngôi đền Chăm cổ kính rêu phong, từ những làng chài xôn xao ven biển tới những bảo tàng tĩnh lặng giữa thành phố và cả tính chân thành, thân thiện của ngƣời dân miền biển đã làm hút hồn du khách dù lần đầu đặt chân đến nơi này.
2.1.1.2 Kinh tế địa phương
Nha Trang có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng hàng không và đƣờng sắt. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ƣu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Cùng với đó là rất nhiều điểm du lịch mới, các khách sạn sang trọng đang đƣợc xây dựng, nhà ga hành khách Cảng hàng không Cam Ranh đã đƣợc xây dựng mới sẽ làm cho Nha Trang ngày càng gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó là việc phục hồi các làng nghề truyền thống, đƣa các ngôi nhà cổ vào tuyến du lịch ven sông Cái và miệt vƣờn cũng đang trở thành các điểm nhấn độc đáo trong bức tranh đa dạng của du lịch Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung.
Thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động và tình hình trong nƣớc, trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, song đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng và của Tỉnh cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Nha Trang vẫn đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ tƣơng đối cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng kinh tế đô thị, tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; là địa phƣơng tự cân đối đƣợc ngân sách và có đóng góp cho tỉnh. Đặc biệt kết cấu hạ tầng đô thị đƣợc cải thiện đạt tiêu chí nâng cấp Nha Trang trở thành đô
thị loại I. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao hơn; Quốc phòng đƣợc tăng cƣờng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; hệ thống chính trị đƣợc củng cố, kiện toàn. Đã thực hiện đạt và vƣợt nhiều chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV đề ra, tạo nền tảng vững chắc và nhân tố mới cho bƣớc phát triển tiếp theo.
Tăng trƣởng kinh tế (tính theo VA-GDP giá SS 1994):
Với chức năng là trung tâm tỉnh lỵ, là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua tiềm lực kinh tế của thành phố không ngừng lớn mạnh, tăng trƣởng liên tục đạt mức khá cao, luôn dẫn đầu toàn tỉnh.
Bảng 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế
(Tính theo giá trị gia tăng (VA-GDP)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng VA (GDP)
(Tỷ đồng- giá SS 1994) 4973 5637 6379 7047 7678 8219 8753 - Công nghiệp - XD 1601 1748 1878,4 2046 2323 2561 2831 - Nông, lâm, ngƣ nghiệp 557 563 576 484 461 345 302
- Dịch vụ 2815 3326 3924,4 4517 4894 5313 5620
2. Tăng trƣởng (%) - 13,35 13,16 10,48 8,95 7,05 6,50
- Công nghiệp - XD - 9,18 7,46 8,92 13,54 10,25 7,97 - Nông, lâm, ngƣ nghiệp - 1,08 2,31 -15,97 -4,75 -25,16 -12,46
- Dịch vụ - 18,15 17,99 15,10 8,35 8,56 7,01 3. Tổng VA (GDP) (giá HH- Tỷ đ) 8408 9116 10414 14116 17556 19698 26259 3. GDP/ngƣời: (giá HH-Tr.đ) 23,5 25,2 28,4 36,7 45,1 49,9 65,8 - Tính theo USD 1232 1573 1780 1972 2050 2380 3184
Nguồn : Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa [34].
Trong 5 năm qua 2008-2012, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và tình hình thiên tai bão lụt đã tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, kinh tế thành phố vẫn tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ
tƣơng đối cao, trung bình đạt 10,6%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 11,39%/năm; khu vực dịch vụ có bƣớc tăng trƣởng cao hơn, đạt 13,38%/năm. Do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên nông nghiệp có xu hƣớng giảm.
GDP bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 49,9 triệu đồng/năm (tăng gần 2 lần so năm 2005), tƣơng đƣơng 2.380 USD. Đời sống của dân cƣ trên địa bàn không ngừng đƣợc nâng cao. Tăng trƣởng kinh tế chung đạt 7,05%, trong đó khu vực dịch vụ tăng 8,56%, công nghiệp-xây dựng tăng 10,25%, 13,46%, nông nghiệp giảm mạnh.
Thực hiện năm 2012, tăng trƣởng kinh tế chung của Nha Trang (tính theo VA- giá SS 1994) đạt 6,5%, trong đó công nghiệp tăng 7,97%, dịch vụ tăng 7,01%, nông nghiệp tiếp tục giảm. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và tình hình khó khăn trong nƣớc tác động mạnh tới phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng nhƣ của thành phố, làm cho tăng trƣởng kinh tế chậm lại.
Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP- giá hiện hành):
Bảng 2.2: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(Tính theo GDP - giá hiện hành)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng VA (GDP)
(Tỷ đồng) 8408 9116 10414 14116 17556 19698 26259 - Công nghiệp - XD 2337 2561 2931 4058 5161 6284 8403 - Nông, lâm, ngƣ nghiệp 1329 1249 1128 1290 1440 1182 1111 - Dịch vụ 4742 5305 6355 8768 10955 12232 16745
2. Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp - XD 27,70 28,10 28,15 28,65 29,40 31,90 32,00 - Nông, lâm, ngƣ nghiệp 15,80 13,65 10,83 9,14 8,20 6,00 4,23 - Dịch vụ 56,40 59,25 61,02 62,11 62,40 62,10 63,77
Nguồn : Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa [34].
Thực hiện định hƣớng đầu tƣ theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, do đó cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 27,7%, dịch vụ
56,4%, nông nghiệp 15,8%. Thực hiện năm 2012, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng tƣơng ứng là 32,0 và 63,77%, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 4,23%.
Đầu tƣ xã hội:
Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn khoảng 13.000 tỷ đồng, tăng bình quân 27,3%/năm. Nguồn vốn đầu tƣ đƣợc huy động từ ngân sách nhà nƣớc, các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là nguồn vốn trong nhân dân phần lớn là đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển sản xuất và an sinh xã hội, vệ sinh môi trƣờng. Hàng năm, thành phố dành gần 100 tỷ đồng cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội (chƣa kể đầu tƣ của nhân dân). Trong đó trọng tâm là tập trung đầu tƣ xây dựng cơ cấu kinh tế theo hƣớng du lịch, Dịch vụ - Công nghiệp, TTCN - Nông nghiệp. Thành phố đã đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, cải thiện một bƣớc bộ mặt đô thị, nông thôn. Ngoài ra, các thành phần kinh tế cũng đã tham gia thực hiện nhiều dự án xây dựng các khu dân cƣ, khu đô thị mới, các công trình y tế, giáo dục, dịch vụ, thƣơng mại, du lịch v.v. góp phần thay đổi diện mạo đô thị Nha Trang ngày càng văn minh, hiện đại.
Thu-chi ngân sách:
Trong 5 năm 2008-2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.036 tỷ đồng; riêng năm 2012 đạt 1.235,6 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2007, trong đó thu ngân sách thành phố đạt 701,6 tỷ đồng. Thành phố luôn đạt và vƣợt kế hoạch thu ngân sách hàng năm đề ra, là địa phƣơng tự cân đối đƣợc ngân sách và có đóng góp trong ngân sách chung của tỉnh.
Chi ngân sách thành phố năm 2012 là 678 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ là 170 tỷ đồng, chiếm 25,1%. Trên cơ sở nguồn thu ngân sách thành phố và dự toán tỉnh giao, ngân sách thành phố đã đảm bảo chi về đầu tƣ, chủ động đáp ứng kịp thời, đầy đủ các khoản chi thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh v.v.
Vai trò, vị trí của thành phố Nha Trang trong nền kinh tế tỉnh:
Nha Trang có vị trí địa lý - kinh tế và mối liên hệ vùng thuận lợi: nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia theo hƣớng Bắc-Nam và Đông-Tây bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng biển, gần sân bay quốc tế. Là điểm trung chuyển giữa các loại hình giao thông đối với các tỉnh Tây Nguyên.
Là một trong những địa bàn giàu tiềm năng và năng động nhất của tỉnh và cả nƣớc. Vùng đất Nha Trang có địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng, điều kiện lý tƣởng về cảnh quan thiên nhiên độc đáo và kỳ thú của vịnh - biển - đảo, của núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú v.v. kết hợp với hệ thống các di sản văn hóa, lịch sử mang giá trị nhân văn quý báu. Phát huy các tiềm năng đó, Nha Trang phát triển năng động, đóng góp đáng kể trong tăng trƣởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Thời gian qua, Nha Trang luôn dẫn đầu trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, liên tục đóng góp lớn trong tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất (GO) toàn thành phố chiếm khoảng 52,4% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh, đặc biệt lĩnh vực dịch vụ đóng góp 82,5% trong tổng giá trị toàn ngành của tỉnh, công nghiệp- xây dựng đóng góp 42,9%. Nha Trang là địa phƣơng tự cân đối đƣợc ngân sách và có đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngân sách của tỉnh (chiếm 24,4% tổng thu ngân sách nội địa).
Hệ thống các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, du lịch đã và đang tiếp tục phát triển và phát huy hiệu quả. Nha Trang là đầu mối giao thƣơng hàng hóa của cả tỉnh, là điểm mua sắm hấp dẫn thu hút du khách thập phƣơng, khách quốc tế; là trung tâm khai thác, chế biến thủy hải sản lớn, sản lƣợng thủy hải sản của thành phố chiếm 41,7% tổng sản lƣợng toàn tỉnh; là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Nha Trang còn là địa bàn thu hút dân cƣ và lao động từ các địa phƣơng trong tỉnh và vùng lân cận đến học tập, nghiên cứu, làm việc. Nha Trang luôn phát huy đầu tàu trong phát triển các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao v.v. Nha Trang đã và đang phát huy tốt vai trò là trung tâm tỉnh lỵ, có tác động phát triển lan tỏa đến các địa phƣơng khác trong tỉnh, đóng góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung toàn tỉnh.
Bảng 2.3: Đóng góp của TP.Nha Trang trong nền kinh tế tỉnh Khánh Hoà
(Số liệu thực hiện năm 2012)
Chỉ tiêu Đơn vị Nha TP.
Trang Toàn tỉnh % so toàn tỉnh 1. Diện tích tự nhiên Km2 252,6 5.217,6 4,84
2. Dân số trung bình Ngƣời 394,4 1.170,3 33,7
3. Tổng VA-GDP (giá ss 1994) Tỷ đồng 8.219 12.318 66,7 4. Tốc độ tăng trƣởng (theo VA-GDP) % 7,05 10,2 - 0,5
5. Thu nhập GDP/ngƣời USD 2.380 1.480 1,6 lần
6. Tổng giá trị sản xuất (giá SS 1994) Tỷ đồng 18.232 34.818 52,4
- Công nghiệp-XD Tỷ đồng 9.443 22.008 42,9
- Nông, lâm, ngƣ nghiệp ,, 479 2.738 17,5
- Dịch vụ, du lịch ,, 8.310 10.072 82,5
7. Thu ngân sách nhà nƣớc (nội địa) Tỷ đồng 1.236 5.073 24,4 8. Tổng sản lƣợng thủy sản Ngh. tấn 38,8 93 41,7
Nguồn : Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa [34].
2.1.1.3 Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực
Dân số:
Năm 2012, dân số trung bình toàn thành phố có 394.455 ngƣời, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Trong thành phần dân số, nam chiếm 48,5%, nữ chiếm 51,5%. Theo cách tính quy mô dân số trong phân loại đô thị (bao gồm cả dân số thƣờng trú và dân số tạm trú quy đổi) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000-490.000 ngƣời (bao gồm cả học sinh, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, lao động tạm trú thƣờng xuyên, tạm trú vãng lai, bệnh nhân bệnh viện tuyến tỉnh v.v.).
Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phƣờng nội thành, ven biển và ven các trục đƣờng giao thông. Nơi có mật độ dân cƣ cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố thuộc các phƣờng Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phƣơng Sài, Phƣớc Tân, Phƣớc Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ thấp là các phƣờng Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại đô nhƣ Vĩnh Lƣơng, Phƣớc Đồng, mật độ chỉ có khoảng 320- 370 ngƣời/km2 [34].
Nguồn nhân lực:
Số ngƣời trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2012 có 266.769 ngƣời, trong đó có khả năng lao động có 209 nghìn ngƣời, chiếm 53% tổng dân số. Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 4.700-5.000 ngƣời. Bên cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bƣớc vào tuổi lao động, thành phố còn là địa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phƣơng trong tỉnh đến làm việc và sinh sống. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhƣng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo