Đối với công tác khuyến công hỗ trợ DNVVN sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 94)

3.4.2.1. Thành lập Quỹ khuyến công và quỹ xúc tiến thương mại địa phương

Tăng cường nguồn vốn của quỹ khuyến công quốc gia cho địa phương, tạo nguồn vốn kích thích cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển;

Cần nhanh chóng thông qua và ban hành quy chế quản lý quỹ khuyến công, hội đồng quản lý quỹ khuyến công do Giám đốc Sở Công Thương làm thường trực, Trung tâm khuyến công trực tiếp làm tổ trưởng tổ chuyên viên giúp việc.

Công tác khuyến công Hậu Giang phải được xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể gắn liền với các quy hoạch phát triển của các ngành liên quan, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của ngành công thương. Kế hoạch hàng năm được xây dựng theo hướng: năm trước xây dựng cho năm sau và phải nằm trong kế hoạch tổng thể. Định kỳ có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn kịp thời phát huy những yếu tố tích cực, uốn nắn những mặt tiêu cực, khắc khục những khó khăn, vướng mắt.

Hình thức xây dựng kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm để hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn. Chúng ta sẽ lập quỹ khuyến công cụ thể như: Năm đầu tiên chúng ta xây dựng hỗ trợ dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến hiện đại cho doanh nghiệp, với tổng kinh phí hỗ trợ đó cần có hợp đồng quy định cụ thể trong 05 năm hoặc 10 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải hoàn lại số kinh phí đó để làm quy khuyến công lưu động, cứ luân chuyển như thế để hỗ trợ tiếp cho các doanh nghiệp khác.

3.4.2.2. Đầu tư phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn

 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, gắn với các cụm, các khu dân cư có ngành nghề sản xuất tập trung, có quy mô sản xuất, có lực lượng lao động, có số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm đạt tiêu chí quy định làm cơ sở hình thành làng nghề để thu hút lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn, tạo sản phẩm tiêu dùng và làm hàng hóa xuất khẩu góp phần xây dựng nông thôn mới.

 Tập trung nâng cao năng lực mở rộng làng nghề hiện có, phát triển làng nghề mới, mỗi huyện xây dựng và tổ chức một số làng nghề trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có.

giá trị tinh thần gắn với du lịch sinh thái để phục vụ trong và ngoài nước qua đó quảng bá thương hiệu làng nghề của từng địa phương.

 Phát triển làng nghề phải gắn với việc khai thác nguồn lao động tại chỗ, thế mạnh nguồn nguyên liệu: lát, đậu các loại màu, lương thực, lúa gạo, nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất sét, cát…) với nhiều ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đào tạo nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của làng nghề.

3.4.2.3. Quản lý nhà nước công tác khuyến công

Có thể nói, thời gian năm qua hoạt động khuyến công đã khẳng định được vai trò của mình trong việc động viên, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn phát triển, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, nguồn kinh phí khuyến công phần nào giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công ở địa phương trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy, tập trung công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, bổ sung trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác, nghiên cứu tư vấn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn lựa chọn hướng đầu tư phù hợp, tư vấn xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu thông qua các Hội chợ triển lãm hàng năm... Trước mắt và lâu dài cần thực hiện các việc:

 Xây dựng hoàn thiện một số cơ chế chính sách hỗ trợ trong việc vay vốn đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp, hỗ trợ về công nghệ cũng như lao động trong Chương trình khuyến công, tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề mới và đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ làm công tác quản lý của doanh nghiệp về nâng cao, năng lực quản lý và kỹ năng điều hành của từng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 Đẩy mạnh công tác quản lý của các đơn vị đang làm công tác quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh như: trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, phòng kinh tế (kinh tế - hạ tầng).

 Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ làm công tác quản lý của doanh nghiệp về nâng cao, năng lực quản lý và kỹ năng điều hành của từng doanh nghiệp, đào tạo nghề mới, nâng cao tay nghề cho công nhân lao động, đồng thời hỗ trợ chuyển giao công nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị hiện đại…đẩy mạnh toàn diện các lĩnh vực của Ngành để hoàn thành kế hoạch đề ra.

 Đặc biệt, củng cố tổ chức hoạt động của Trung tâm Khuyến công và hệ thống mạng lưới dịch vụ khuyến công ở các địa phương nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, kịp thời trong công tác hỗ trợ khuyến công; Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm với Trung tâm Khuyến công các tỉnh bạn, thông qua hệ thống khuyến công tạo cầu nối liên kết, hợp tác cho các cơ sở CNNT; Xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm Khuyến công và các chi nhánh khuyến công đảm bảo điều kiện làm việc và đáp ứng mục tiêu triển khai tại chỗ một số hoạt động đào tạo, tập huấn và tư vấn khuyến công.

Từ thực tế đó, để nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thời gian tới cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Đổi mới về nội dung, đa dạng về phương thức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khuyến công; Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về công tác khuyến công thông qua việc nâng cấp trang thông tin điện tử, nâng cao chất lượng chuyên đề khuyến công trên Đài Phát thanh - Truyền hình... kịp thời đưa thông tin đến khán giả xem đài nói chung và cơ sở CNNT nói riêng; Tăng cường công tác đào tạo cán bộ khuyến công từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn khuyến công đến các cơ sở sản xuất CNNT, mở rộng mạng lưới dịch vụ khuyến công. Phối hợp tích cực với Liên minh HTX, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc… trong công tác tuyên truyền và triển khai các hoạt động khuyến công.

KẾT LUẬN

Chương trình khuyến công, các chính sách khuyến công được xây dựng dựa trên những định hướng tổng thể từ Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006-2020; các quy hoạch phát triển của các chuyên ngành và đặc biệt xuất phát từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 nhằm hỗ trợ tích cực vào sự phát triển của công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, từng bước xây dựng Hậu Giang thành một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển và theo kịp với sự phát triển chung của khu vực Đồng bằng song Cửu Long và cả nước, phát huy được tiềm năng, thế mạnh về chế biến nông, thủy sản của địa phương.

Tiềm năng, lợi thế và nguồn lực phát triển của tỉnh cho thấy: Hậu Giang có nhiều điều kiện cần thiết và thuận lợi để xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp toàn diện, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, hải sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.…

Hiện nay, ngành công nghiệp trên địa bàn Hậu Giang còn nhỏ bé, chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Vì vậy biện pháp phát triển công nghiệp của tỉnh là cần củng cố nhanh các doanh nghiệp hiện có, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng tăng mức chế biến sâu để nâng cao giá trị hàng hóa, tăng khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, cũng hết sức chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện đầu tư phát triển công nghiệp nhanh chóng, thuận lợi.

Để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, ổn định và bền vững, cần phát huy triệt để nội lực của tỉnh Hậu Giang, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước bằng hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài, với các thành phần kinh tế trong nước, kể cả kinh tế quốc doanh trung ương cũng như kinh tế tư nhân, sớm hình thành các chính sách, cơ chế kinh tế linh hoạt nhằm động viên, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghiệp Hậu Giang.

Sự phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và trên hết là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, để chính sách khuyến công đạt hiệu quả cao thì cần phải nhận được sự thống nhất cao của

các cấp, các ngành, nhân dân và xã hội trong tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn.

Chúng tôi mong rằng các giải pháp hỗ trợ đã nghiên cứu, đề xuất trong luận văn, tỉnh Hậu Giang có thể nghiên cứu áp dụng thực hiện, để Chương trình khuyến công thực sự là động lực hữu hiệu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, các hợp tác xã, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đầu tư phát triển sản xuất mạnh mẽ, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trên đây là toàn bộ nội dung luận văn; chúng tôi tuy đã cố gắng tập trung nghiên cứu, nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế, nên chắc chắn còn nhiều sai sót, rất mong người đọc nhiệt tình góp ý thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, TP.Hồ Chí Minh

2. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội

3. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà (2007), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

4. Lê Công Huỳnh (11/2002), Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7. Trần Đình Thiên (2003), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, phác thảo và lộ trình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

8. Hồ Văn Thông (1999), Tìm hiểu khoa học về chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tri (2000): Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới

10. Phan Đăng Tuất (2007), Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới và một số kết quả khảo sát của Bộ Công nghiệp về chính sách công nghiệp, Kỷ yếu hội thảo chính sách, Bộ Công nghiệp, Hà Nội

11. Đỗ Đức Định (1999), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 12. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp

13. Bùi Tất Thắng (2006) (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

14. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ và một số đinh hướng đến năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế lý thuyết và thực nghiệm. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

ở đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ XXI, Hội thảo khoa học vì sự phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

17. Trần Văn Thọ (VAPEC – 1997), Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại Châu Á – Thái Bình Dương, Nhà xuất bản Thời báo kinh tế Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh

18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Nghiên cứu nhu cầu nông dân, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

19. Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tri (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Thế Giới

20. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới (tập 2), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

21. Bùi Vĩnh Kiên: ”Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương”; Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, số 22(438), tháng 11 năm 2008

22. Tỉnh ủy Hậu Giang (2011), Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016

23. Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang (2011), Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016

24. UBND tỉnh Hậu Giang (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

25. UBND tỉnh Hậu Giang (2005), Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

26. UBND tỉnh Hậu Giang (2006), Quy hoạch phát triển khu cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

27. Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh

28. Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, Niên giám thống kê 2010, NXB Mỹ Lâm, TP.Cần Thơ

29. Các Nghị định của Chính phủ; các quyết định, thông tư, công văn của Bộ Công nghiệp (Bộ Công Thương) về khuyến công.

30. Các Nghị định, quyết định của Chính phủ và các thông tư, quyết định của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các Bộ, Ngành Trung ương về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 31. Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2010), Kỷ yếu hoạt động khuyến công giai đoạn 2005 – 2009, NXB Tiến bộ, Hà Nội

32. Tài liệu Hội nghị ngành công nghiệp - thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010, năm 2011

Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (theo giá cố định 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số 2.426.834 3.068.910 3.235.527 3.154.316 3.319.980 I. Khu vực kinh tế trong

nước 2.426.834 3.067.235 3.256.298 3.154.316 3.319.980

1. Quốc doanh 969.108 1.257.095 1.167.279 1.185.389 939.150 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trung ương - - - 1.559 792

+ Địa phương 969.108 1.257.095 1.167.279 1.183.830 938.358 2. Ngoài quốc doanh 1.457.726 1.810.140 2.089.019 1.968.927 2.380.830

+ Tập thể 6.017 3.096 2.705 3.445 4.869

+ Tư nhân 126.637 92.954 108.694 95.797 144.682

+ Cá thể 477.540 549.826 586.215 609.691 660.873

+ Hỗn hợp 847.532 1.164.264 1.366.605 1.259.994 1.570.406

II. Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài - 1.675 4.029 - -

1. Liên doanh - - - - -

2. 100% vốn nước ngoài - 1.675 4.029 - -

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 94)