Đối với DNVVN sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 83)

3.4.1.1. Phát triển vốn cho doanh nghiệp

 Để có thể huy động được vốn của dân, cần có hệ thống chính sách hỗ trợ ban đầu như giúp định hướng sản xuất, tổ chức sản xuất, giải quyết một phần vốn vay và quan trọng hơn cả là hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Một chính sách nhất quán, tôn trọng cam kết và tạo lòng tin sẽ là tiền đề để phát huy nội lực giải quyết ách tắc hiện nay và kích thích sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển.

 Khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc đổi mới quản lý doanh nghiệp bằng các hình thức như: đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ở Hậu Giang, thuê, bán, khoán để huy động phần vốn nhàn rỗi trong dân, huy động vốn của các thành phần kinh tế; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, các cơ sở công nghiệp nông thôn để họ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư.

 Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh để trở thành những công ty lớn đủ sức cạnh tranh trên thương trường thế giới.

 Cần khẳng định lại vai trò của kinh tế tư nhân trong thu hút, tích tụ vốn xã hội để đầu tư phát triển công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu cho ngân sách. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển theo hướng công nghiệp là một động lực thúc đẩy công nghiệp hóa địa phương.

 Có cơ chế tạo vốn cho doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư và huy động vốn theo các hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật. Đồng thời khuyến khích các hình thức hỗ trợ vốn khác như: phát triển hình thức thuê mua tài chính, quỹ hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

 Cho áp dụng các biện pháp tài chính như cho khấu hao nhanh, ưu đãi thuế.

3.4.1.2. Chính sách tín dụng ngân hàng

a) Đối với Ngân hàng Thương mại:

- Căn cứ chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hậu Giang chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Thương mại trên địa bàn ưu tiên vốn cho các dự án đầu tư vào các Danh mục lĩnh vực, địa bàn áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh phải đóng vai trò chủ đạo và có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn giúp đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng.

- Cho các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển chợ theo kế hoạch giải ngân hàng năm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trong đó ưu tiên cho vay trung, dài hạn các dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất và đầu tư sản phẩm mới theo quy định.

- Đối với các Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay nhưng mức cho vay tối đa bằng vốn tự có của Hợp tác xã.

b) Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

- Cho vay vốn trung, dài hạn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án đầu tư công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo quy định tại các Nghị định số của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

- Tín dụng xuất khẩu, bao gồm: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Lập quỹ tín dụng Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển ngành công nghiệp tại địa phương;

c) Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm:

- Ưu tiên cho vay tín chấp đối với các dự án làm ăn hiệu quả của doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

3.4.1.3. Chính sách về thuế

a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại như sau:

 Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 05 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư đ

 ược thực hiện tại địa bàn thị xã Vị Thanh.

 Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 03 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thị xã Vị Thanh.

 Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, được thực hiện tại địa bàn các huyện, thị xã Ngã Bảy.

b) Miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

 Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.

 Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy định này.

 Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

 Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT, bao gồm:

 Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị, máy móc, phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng công trình);

 Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;

 Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân nêu tại khoản này, kể cả trường hợp sử dụng cho việc thay thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình.

 Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được.

 Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc thuộc địa bàn toàn bộ các huyện và thị xã trong tỉnh.

3.4.1.4. Giải pháp về đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ

 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra ở trong nước vào các hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà phải trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, nhất là 10 sản phẩm nông thủy sản chủ yếu của tỉnh từ nghiên cứu giống, sản xuất, chế biến đến phân phối tiêu dùng và xuất khẩu;

 Khuyến khích áp dụng công nghệ, máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp;

 Gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triên công nghệ của các viện viên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp công nghiệp.

 Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các dự án đổi mới công nghệ, chính sách hỗ trợ tốt nhất của Nhà nước là những khoản vay ưu đãi, được cấp căn cứ trên tính khả thi của dự án và giá trị gia tăng cho nền kinh tế, xã hội, và môi trường mà dự án đầu mang lại. Tuy đây là một hình thức hỗ trợ còn khá xa lạ ở Việt Nam, khi mà hầu hết mọi doanh nghiệp đi vay đều cần có tài sản thế chấp, nhưng thực tế này có thể

thay đổi nếu Nhà nước cho triển khai rộng rãi hơn hoạt động cho doanh nghiệp vay đầu tư nghiên cứu và phát triển qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, và đặc biệt là tới đây cho doanh nghiệp vay đầu tư đổi mới công nghệ qua Quỹ đổi mới Công nghệ quốc gia.

 Nhưng kỳ vọng đó sẽ không thành hiện thực nếu thiếu vai trò con người. Cái thiếu rất cơ bản hiện nay của các quỹ trên đây là những chuyên gia thẩm định các dự án thương mại hóa công nghệ. Họ là người chỉ ra đâu là những công nghệ có giá trị gia tăng cao nhất, có tính khả thi cao, và cần được sự hỗ trợ cao nhất của Nhà nước, để từ đó các cơ quan chức năng và quỹ KH&CN có thể phân phối nguồn lực đầu tư hỗ trợ một cách hiệu quả. Công việc đó cần sự phối hợp của nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhau, không chỉ có những chuyên gia công nghệ mà cả chuyên gia về pháp lý, quản trị, và thị trường.

 Do Việt Nam là đất nước phát triển đi sau so với thế giới, các nhà đầu tư thường quyết định theo cảm tính bầy đàn, trong khi không nắm bắt đầy đủ về vòng đời hữu hạn của các loại ngành nghề và các loại hình công nghệ gắn với chúng, mà nếu thiếu những thông tin cơ bản này, người ta không thể xây dựng được các luận chứng kinh tế đáng tin cậy. Hậu quả của tình trạng mù mờ thông tin là bản thân Nhà nước cũng có những quyết định đầu tư sai lầm vào những công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả, thậm chí ở tầm vĩ mô Nhà nước có thể lựa chọn sai cả một ngành công nghiệp.

 Vấn đề xây dựng đội ngũ chuyên gia thẩm định và giám sát các dự án sử dụng kinh phí của Nhà nước cũng không kém phần quan trọng. Cần mời các chuyên gia về hoạt động kinh doanh và các ngành công nghiệp tham gia các hội đồng thẩm định công nghệ, và ở tầm vĩ mô, nên có các nhà công nghiệp ở tầm quốc tế tham gia tư vấn công tác hoạch định chính sách – điều mà Singapore vẫn làm lâu nay. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những quy định đòi hỏi các hội đồng chuyên gia giải trình trách nhiệm của mình, và có cơ chế chấm điểm các chuyên gia nhằm đảm bảo rằng những người được lựa chọn thẩm định và phản biện các dự án thực sự có đủ năng lực và phẩm chất chính trực, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao – mô hình chấm điểm chuyên gia của quỹ KOTEC của Hàn Quốc là một ví dụ rất đáng học hỏi. Điều này giúp tránh tình trạng cơ quan quản lý nhắm mắt ỷ lại vào những hội đồng thẩm định kém năng lực hoặc phẩm chất đạo đức, hoặc thậm chí lập ra những hội đồng thuần túy mang tính hình thức.

 Tuy nhiên, bản thân những nội dung này cũng lại đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể về tầm nhìn, tư duy, và cung cách quản lý của Nhà nước mà chúng ta không thể trông chờ sẽ đi vào hiện thực trong một sớm một chiều – nhìn rộng ra có thể thấy rằng tình trạng yếu kém của các hội đồng thẩm định dự án, hội đồng chấm thầu, hội đồng nghiệm thu v.v. không chỉ tồn tại trong lĩnh vực KH&CN mà trên diện rộng trong nhiều ngành và lĩnh vực đã và đang góp phần không nhỏ gây ra tình trạng kém hiệu quả và thất thoát trong đầu tư công. Vì vậy, trước mắt trong bối cảnh nguồn lực

chuyên gia còn hạn chế, cơ chế sử dụng và quản lý các chuyên gia còn chưa đầy đủ và hời hợt, Nhà nước cần dựa tối đa vào nguồn lực của xã hội và động lực bản thân doanh nghiệp để giúp giảm rủi ro đối với nguồn kinh phí hạn chế của mình.

 Nguồn lực xã hội ở đây chính là nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Để tận dụng được nguồn lực này cho các khoản vay đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, Nhà nước một mặt cần có những quy định pháp lý mang tính ràng buộc để các ngân hàng không thể từ chối cho doanh nghiệp vay, mặt khác cần có những cách thức giúp đảm bảo ngân hàng không bị thiệt thòi và rủi ro đối với khoản vay được giảm thiểu.

 Nhà nước có thể đứng chung với doanh nghiệp trong một khoản vay đầu tư đổi mới công nghệ, trong đó cơ quan chức năng và chuyên gia tư vấn chịu trách nhiệm thẩm định chuyên môn khoa học kỹ thuật, và Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp trả một phần nhỏ của khoản vay, trong khi doanh nghiệp tự phải nỗ lực tối đa trong tìm kiếm thông tin và thực hiện thương mại hóa, nhằm đảm bảo thu hồi vốn để trả nợ cho phần còn lại. Đây là một hình thức hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với các dự án trong đó các chuyên gia thẩm định của Nhà nước không có đủ thông tin để khẳng định dự án có tính khả thi cao về khía cạnh thương mại hóa (có thể do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này) nhưng nhận thấy dự án có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật và không chỉ có giá trị cho bản thân doanh nghiệp mà còn có giá trị công ích – giá trị công ích càng cao thì phần hỗ trợ của Nhà nước càng lớn.

3.4.1.6. Giải pháp về đầu tư xây dựng các khu - cụm công nghiệp

 Lập kế hoạch tìm kiếm, mở rộng thị trường cho loại hình dịch vụ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ kho vận,… mở rộng loại hình dịch vụ cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm… cho các doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp;

 Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích hợp lý nhằm huy động tối đa các nguồn vốn từ mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng và vận hành của các khu, cụm công nghiệp;

 Ban hành các chính sách đặc biệt ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho ddaaud tư xây dựng kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

 Đối với các dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đầu tư phát triển chợ tại các huyện, thị xã thì các đơn vị chuyên ngành tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình về cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đến chân hàng rào của doanh nghiệp.

 Cá nhân và tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, mở rộng

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)