Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 60)

3.2.1. Quan điểm phát triển

Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa Hậu Giang trở thành một đơn vị kinh tế có nền công nghiệp và thương mại - dịch vụ hiện đại, một trung tâm kinh tế trung chuyển của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau.

Phát triển công nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát triển công nghiệp gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao, coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn và giải quyết nhiều việc làm cho xã hội.

3.2.2. Định hướng phát triển

Phát triển công nghiệp theo phương châm huy động tối đa mọi nguồn lực địa phương, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành

Thực hiện đa dạng hóa sản xuất công nghiệp, vừa tập trung phát triển các ngành có thế mạnh của địa phương như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,..vừa phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn như ngành cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, ngành sản xuất vật liệu mới thay thế nhập khẩu,...đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp, khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Phát triển công nghiệp Hậu Giang nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương

Phát triển công nghiệp phải gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, phải đảm bảo ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.

Trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của Tỉnh như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đầu tư công nghệ hiện đại, chú trọng mặt hàng chế biến lương thực, nông sản,...Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

3.2.3. Mục tiêu phát triển

- Giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 17,5-18%/năm.

-Giai đoạn 2016-2020: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 18-19%/năm.

3.2.4. Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp 3.2.4.1. Ngành chế biến nông sản thực phẩm 3.2.4.1. Ngành chế biến nông sản thực phẩm

Quan điểm phát triển ngành:

 Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm và đồ uống phục vụ nhu cầu nội địa tại chỗ, làm đầu mối cung cấp ổn định cho các tỉnh tiểu vùng Tây sông Hậu khác và xuất khẩu với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có trong tỉnh.

 Giảm dần việc xuất nguyên liệu thô và các sản phẩm sơ chế ra ngoài tỉnh; chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng tạo ra giá trị gia tăng lớn; tập trung xây dựng một số thương hiệu sản phẩm nông sản chế biến.

 Đa dạng hoá sản phẩm chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng chế biến, hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm.

 Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm gắn với phát triển bền vững nguồn nguyên liệu.

Mục tiêu phát triển

 Mục tiêu về Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng: ngành công nghiệp chế biến nông - lâm – thủy sản và thực phẩm phấn đấu đạt giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010 - 2020 như sau:

Bảng 7: Mục tiêu phát triển triển của ngành chế biến nông-lâm-thủy sản

Năm Các chỉ số Công nghiệp chế biến

nông sản thực phẩm  Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 4.061.348

 Tăng trưởng (%) 78,83

2010

 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2006 – 2010 (%) 11,92  Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 7.205.279

 Tăng trưởng (%) 72,4

2015

 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011 – 2015 (%) 12,15  Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 11.832.263

 Tăng trưởng (%) 64,37

2020

 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2016 – 2020 (%) 10,43

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Định hướng phát triển

 Đầu tư công nghệ hiện đại, chú trọng các mặt hàng chế biến lương thực, nông sản, chế biến súc sản. Đặc biệt quan tâm đến công nghệ bảo quản để giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch. Tận dụng các phụ phẩm, phế liệu để tạo ra sản phẩm mới, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, như: chế biến thức ăn gia súc, bột cá.

 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và chế biến thực phẩm, kết hợp tốt với vấn đề xử lý nguồn chất thải ra môi trường để đảm bảo phát triển ngành được bền vững.

 Lựa chọn, tập trung xây dựng một số thương hiệu nông sản chế biến của tỉnh Hậu Giang, cho cả thị trường tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Quan tâm ngay từ đầu đến các yêu cầu chất lượng quốc tế về xuất xứ hàng hoá để có thể sớm gia nhập thị trường xuất khẩu (các chứng chỉ về nguồn gốc nông sản sạch).

 Hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp này của thành phố Cần Thơ trong việc định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chế biến chính.

Nội dung quy hoạch: (xem phụ lục, biểu 1)

Từ nay đến năm 2020 ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm và đồ uống Hậu Giang cần tập trung vào các vấn đề sau:

(a)Công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản

Giai đoạn 2011-2015:

 Ổn định sản xuất, đảm bảo nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy nước quả cô đặc Vị Thanh ở mức 5.000 - 10.000 tấn/năm.

 Đầu tư xây dựng nâng cấp nhà máy chế biến lương thực, công suất 1,0 triệu tấn/năm.

 Trên cơ sở sản phẩm đường của 2 nhà máy Đường Phụng Hiệp và Vị Thanh, đầu tư xây dựng tại huyện Long Mỹ dây chuyền sản xuất cồn công nghiệp, công suất 2 - 5 triệu lít/năm.

 Tận dụng nguồn nguyên liệu từ mía và bã mía của các nhà máy đường, đầu tư dây chuyền sản xuất phân vi sinh, công suất 15.000 tấn/năm phục vụ cho vùng nguyên liệu.

 Quy hoạch ổn định nguồn nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến cá Thác Lác tại Phụng Hiệp, đảm bảo đến năm 2020 khai thác hết công suất thiết kế là 5000 tấn sản phẩm/năm.

 Kêu gọi đầu tư: Nhà máy chế biến thịt hộp, công suất 1.500 - 3.000 tấn sản phẩm/năm; Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dầu ăn thực phẩm từ các sản phẩm nông sản: cám, đậu nành…, công suất:10.000 tấn/năm; Xây dựng nhà máy chế biến súc sản, công suất 2 triệu tấn gia cầm, 1 triệu tấn lợn/năm;Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, công suất 5000 tấn sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2016-2020:

 Nâng công suất: nhà máy chế biến súc sản, công suất 2 triệu con lợn/năm; Nâng công suất nhà máy chế biến thức ăn gia súc 10.000 tấn sản phẩm/năm; Nâng công suất nhà máy chế biến thịt hộp lên 5000 tấn/năm.

 Xây dựng nhà máy chế biến cá Thác Lác Vị Thanh, công suất 5000 tấn sản phẩm/năm.

(b)Công nghiệp chế biến lâm sản

Giai đoạn 2011-2015:

 Tận dụng nguyên liệu từ bã mía, nứa, gỗ rừng trồng, kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy ván dăm tại Phụng Hiệp, công suất 5.000 - 10.000 m³/năm; nhà máy ván ép nhân tạo MDF, công suất 20.000 - 30.000 m³/năm.

 Xây dựng xưởng sản xuất giường tủ bàn ghế bằng vật liệu mới. Công suất 10.000 - 20.000 sản phẩm/năm.

 Quy hoạch ổn định nguồn nguyên liệu tre trúc, gỗ bạch đàn, xây dựng nhà máy sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm.

 Xây dựng mới các dự án sản xuất bột giấy công suất 10 nghìn tấn tại Cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Phụng Hiệp.

Giai đoạn 2016-2020:

 Mở rộng và hoàn thiện dự án sản xuất bột giấy công suất 10 nghìn tấn tại Cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Phụng Hiệp.

 Đầu tư thêm nhà máy ván nhân tạo và nhà máy ván dăm tại Vị Thanh, công suất 30.000 m³/năm.

(c)Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống khác:

 Kêu gọi đầu tư Nhà máy sản xuất bánh kẹo phục vụ thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận. Công suất 5.000 - 10.000 tấn/năm.

 Xây dựng nhà máy sản xuất bia và nước ngọt cho thị trường nội địa, công suất 20 - 30 triệu lít/năm.

 Đầu tư nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm công nghiệp chất lượng cao: nước mắm, nước tương, chao, đậu… phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu, công suất 10.000 tấn/năm.

 Xây dựng nhà máy sơ chế trái cây tươi xuất khẩu: khóm, bưởi, cam quýt. Công suất 10.000 - 20.000 tấn sản phẩm/năm.

3.2.4.2. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Quan điểm phát triển ngành:

Sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu về các chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu như: vật liệu xây và lợp phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn, khuyến

khích phát triển các sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến. Sản xuất VLXD phải luôn đi trước, tạo nguồn hàng vững chắc, ổn định, cung ứng cho thị trường xây dựng nội tỉnh và các tỉnh lân cận.

Định hướng phát triển:

Định hướng phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn 2006-2020 như sau:

 Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế với mọi quy mô tham gia sản xuất vật liệu xây dựng để tận dụng tối đa về nguồn vốn và nhân lực.

 Kêu gọi đầu tư, ưu tiên các công nghệ mới hiện đại, đảm bảo công nghệ phù hợp và bảo vệ môi trường.

Trong 10 năm tới, hệ thống hạ tầng của tỉnh Hậu Giang sẽ được đầu tư nhiều, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, cũng như các khu công nghiệp. Là tỉnh mới nên nhu cầu xây dựng của nhân dân, nhất là ở tỉnh lỵ, các huyện lỵ cũng rất lớn, vì vậy nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh giai đoạn 2006-2015 sẽ tăng mạnh.

Nội dung quy hoạch theo từng giai đoạn

Trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng cho công nghiệp và dân dụng, với các định hướng và mục tiêu như trên, nội dung quy hoạch ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2020 như sau:

a) Vật liệu lợp và vật liệu xây:

Giai đoạn 2011 - 2015:

 Xây dựng trạm nghiền clinker tại huyện Châu Thành bên sông Hậu; Nghiên cứu giảm tối đa ô nhiễm môi trường của các thiết bị nghiền.

 Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tận dụng nguồn nguyên liệu đất sét trong dân, đầu tư các lò tuynen công suất 10-15 triệu viên/năm.

 Kêu gọi tư nhân đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch nung lò đứng quy mô nhỏ, công suất 2-3 triệu viên/năm, đảm bảo đáp ứng nguyên vật liệu xây tại chỗ.

 Kêu gọi tư nhân đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung công suất nhỏ, 1-2 triệu viên/năm, thiết bị đơn giản, gọn, dễ di chuyển sang địa điểm khác.

Giai đoạn 2016 - 2020:

 Nâng cấp các dây chuyền gạch không nung, tổng công suất đạt 40 triệu viên/năm.

 Đầu tư nâng công suất nhà máy tấm lợp tôn màu lên 2 - 6 triệu m2/năm.

b) Vật liệu xây dựng khác

Giai đoạn 2011 - 2015:

 Nâng cấp nhà máy bê tông đúc sẵn, công suất 4.000 m³/năm.

 Đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo Vật liệu nhựa xây dựng, công suất 1.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2016 - 2020:

 Đầu tư nâng công suất nhà máy chế biến Vật liệu nhựa xây dựng lên 2.000 tấn/năm.

 Đầu tư nâng công suất nhà máy sản xuất bê tông đúc sẵn lên công suất 6.000 m³/năm.

3.2.4.3. Ngành cơ khí, điện, điện tử và công nghệ thông tin

Quan điểm phát triển ngành

 Nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2006- 2020 và những năm tiếp theo, ngành cơ khí chế tạo tỉnh cần hướng hoạt động tập trung phục vụ các ngành, các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh như công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản và thực phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm cơ khí phục vụ tiêu dùng và đời sống nhân dân.

 Ngành cơ khí phải thật sự là nền tảng tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Định hướng phát triển

 Phát triển các cơ sở cơ khí nhỏ và vừa để bảo đảm sản xuất đủ nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến phục vụ nông nghiệp, kim khí và phụ tùng phục vụ cho nhu cầu gia dụng, giao thông vận tải và sản xuất vật liệu xây dựng, đóng ghe thuyền. Đáp ứng tốt nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, trang thiết bị trên địa bàn.

 Xây dựng và phát triển một số cơ sở dịch vụ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở các trung tâm huyện lỵ, thị xã, đáp ứng nhu cầu sửa chữa thay thế của nhân dân trên địa bàn.

 Từng bước phát triển 1 nhà máy sản xuất lắp ráp đồ điện gia dụng phục vụ cho nhu cầu địa phương và nhận gia công phụ tùng cơ khí, điện tử gia dụng (công nghiệp phụ trợ) cho các nhà máy lớn ở Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung quy hoạch:

 Tiếp tục củng cố cải tiến các cơ sở sản xuất công cụ, phụ tùng phục vụ cho nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 Xây dựng nhà máy sản xuất thanh nhôm định hình, công suất 3.000 - 10.000 tấn/năm.

 Xây dựng Nhà máy sản xuất và lắp ráp đồ điện gia dụng công suất 0,5 - 1 triệu sản phẩm/năm. Tìm kiếm các đối tác nước ngoài trong việc nhận gia công các phụ tùng (hợp đồng thầu phụ bao tiêu chi tiết sản phẩm) cho các vật dụng gia dụng chất lượng cao.

 Kêu gọi xây dựng nhà máy dây cáp điện, công suất 1.000 - 2.000 tấn sản phẩm/năm.

 Kêu gọi dự án đóng mới tàu công suất 10.000-50.000 tấn/năm.

 Kêu gọi đầu tư Nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử công suất 1,0 - 1,5 triệu sản phẩm/năm.

 Kêu gọi xây dựng các trung tâm công nghệ phần mềm, các trung tâm công nghệ cao.

3.2.4.4. Ngành dệt may, da giầy

Đối với công nghiệp dệt may:

 Trước mắt, Hậu Giang tập trung phát triển ngành may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và gia công cho bên ngoài. Đối với công nghiệp dệt, một ngành có công nghệ phức tạp, đòi hỏi quy mô và vốn đầu tư lớn có thể phát triển sau một bước khi có điều kiện. Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển các cơ sở quy mô nhỏ và vừa phù hợp với khả năng vốn của mình, vừa có thể đa dạng hóa các loại hình may đo hoặc may sẵn phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.

 Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, Khu công nghiệp Sông Hậu ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành với tổng diện tích giai đoạn 1 khoảng 290,79 ha, cách thành phố Cần Thơ không xa. Các ngành công nghiệp bố trí trong Khu công nghiệp này sẽ là công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, may mặc, cơ khí và lắp ráp. Dự kiến sẽ nghiên cứu xây dựng một nhà máy may mặc xuất khẩu với quy mô - 2-2,5 triệu sản phẩm/năm, và sẽ thu hút một lượng lao động khoảng 300 - 400 người làm gia công hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp lớn ở các trung tâm

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)