Những yếu tố tác động đến chương trình khuyến công

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 28)

Tùy vào từng ngành công nghiệp cụ thể, tùy vào quan điểm xây dựng chính sách phát triển công nghiệp ở từng thời kỳ thì có những yếu tố, nhân tố khác nhau tác động đến mục tiêu, hình thức hoạt động, hiệu quả của chương trình khuyến công. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chính sau:

1- Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương:

Căn cứ vào chiến lược phát triển, chính quyền địa phương thực hiện chính sách đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương, trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng địa phương và quy hoạch tổ chức không gian phát triển công nghiệp. Chính sách đầu tư

phát triển vùng địa phương bao gồm các nội dung: Xúc tiến và thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo định hướng cơ cấu ngành phát huy lợi thế so sánh của vùng; đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đô thị và khu vực ngoài hàng rào phát triển khu công nghiệp; ưu đãi và khuyến khích đầu tư theo chủ trương và phân cấp của chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các ngành mới theo chế độ tài chính doanh nghiệp như các chính sách về thuế, khấu hao, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, bảo lãnh tín dụng,... Các công cụ của chính sách đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương hạn chế do có nhiều nội dung quy định trong chính sách của quốc gia và phụ thuộc vào trình độ quản lý ở cấp địa phương của các nước. Tuy nhiên, xu hướng ở các quốc gia có nhiều cải cách là tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh, đồng thời chú ý tới các công cụ khuyến khích ở cấp vùng.

2- Chính sách thương mại, thị trường:

Đây là chính sách được các doanh nghiệp quan tâm với nhu cầu thiết yếu là hỗ trợ thông tin và phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, xúc tiến thương mại và xuất khẩu. Các chính sách thương mại, thị trường phải phù hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Theo đó chính sách tạo điều kiện cho mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

3- Chính sách khoa học, công nghệ:

Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ rất được coi trọng với việc thu hút các ngành công nghệ cao, nghiên cứu và triển khai,... trên địa bàn nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này rất quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt khu vực công nghiệp cổ truyền, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công nghiệp tại địa phương.

Khái niệm chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong yếu tố của chuyển giao công nghệ, được trở nên thông dụng ở Nhật Bản vào những năm 1980 khi được chính thức sử dụng và sau đó được sử dụng rộng rãi ở Châu Á. Ngày nay các quốc gia đã nhận thấy vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong việc thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, nhất là các tập đoàn lớn đầu tư vào các khu công nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn đầu tư. Sự phát triển công nghiệp hỗ trợ phụ thuộc vào chính sách công nghiệp quốc gia nhưng cũng có ảnh hưởng bởi môi trường địa phương. Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương cũng bao hàm khả năng tạo môi trường và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, góp phần tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực hội nhập quốc tế.

4- Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố kinh tế vĩ mô, điều kiện thuận lợi và hạ tầng, thủ tục hành chính,... tác động đến hoạt dộng của doanh nghiệp địa

phương. Trong phạm vi hẹp, môi trường kinh doanh thường được hiểu là tác nhân điều hành của chính quyền nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục gia nhập thị trường. Xét về dài hạn, cải thiện môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng tạo ra tăng trưởng bền vững của vùng địa phương thông qua duy trì nguồn vốn đầu tư, năng lực sản xuất, sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh bao gồm biện pháp giảm thiểu, đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh, thuế, đất đai, giấy phép xây dựng, môi trường,... với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư phát triển.

5- Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại địa phương, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp, thu hút nhiều lao động nên nhu cầu nhân lực chất lượng cao chưa nhiều, mang tính chất là quá trình chuyển dịch lao động giản đơn. Cùng với quá trình phát triển công nghiệp tại địa phương với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,... nhu cầu nhân lực được đào tạo có tay nghề tăng lên và thường xảy ra thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp và chất lượng cao. Nếu thiếu chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực, các vùng địa phương sẽ giảm sút khả năng cạnh tranh trong thu hút các doanh nghiệp. Đây là quá trình không thể khắc phục được ngay, do vậy cần tăng cường năng lực dự báo, định hướng cơ cấu ngành nghề, hỗ trợ đào tạo và kết nối nhu cầu sử dụng lao động. Đào tạo nguồn nhân lực cần chú ý về kỹ năng, thái độ lao động công nghiệp.

6-Chính sách phát triển công nghiệp bền vững:

Phát triển bền vững là xu thế chung của toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới. Phát triển bền vững là phát triẻn kinh tế - xã hội gắn chặt với công bằng, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân loại với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.

Mục tiêu tổng quát của phát triển công nghiệp bền vững là đạt được đầy đủ về vật chất, sự gia tăng giàu có về văn hoá và tinh thần; sự bình đẳng và đồng thuận của xã hội và cộng đồng; sự hài hoà giữa con người và tự nhiên.

Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng ổn định theo thời gian, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Phát triển phải đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG HỖ TRỢ DNVVN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 2.1. Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu thuộc châu thổ sông Mê Kông. Thành phố tỉnh lỵ Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía Tây Nam theo tuyến Quốc lộ 1A; cách Thành phố Cần Thơ 60km theo tuyến Quốc lộ 61 và 40km theo tuyến Quốc lộ 61B.

Hậu Giang có vị trí địa lý: phía Bắc Giáp Thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 1.608 km2, được chia thành 7 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ. Với quy mô dân số là 762.125 người, nữ chiếm tỷ trọng 50,06% (381.506 người), người trong độ tuổi lao động là 568.673 người (chiếm 74,62%), tỷ lệ dân ở thành thị là 16,37% (124.173 người), tỷ lệ thất nghiệp 14,71%.

Từ khi thành lập tỉnh đến nay, nền kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đã có những bước phát triển nhanh thể hiện trên nhiều mặt khác nhau như tăng trưởng liên tục, các ngành phát triển theo hướng dần đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực.

Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh GDP đạt 12,209 tỷ (năm 2010), tăng gấp 2 lần so với năm mới thành lập tỉnh. Tuy nhiên, quy mô GDP của tỉnh vẫn còn nhỏ so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL (chiếm khoảng 4,0%). Giá trị sản xuất đầu người đạt khoảng 16 triệu đồng/người (năm 2010) tương đương 897USD/người và bằng 82% mức thu nhập đầu người của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 12.4%/năm. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng 4.3%/năm, trong khi đó công nghiệp và xây dựng tăng nhanh đạt 16.9%/năm.

Đầu tư nước ngoài còn ít và mức độ hội nhập của nền kinh tế chưa cao nên chưa chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đầu năm 2009.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu cho thấy nền kinh tế Hậu Giang đang chuyển động theo hướng công nghiệp hóa, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và tăng sản lượng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Đầu tư của Ngân sách Nhà nước những năm đầu tách tỉnh tập trung nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng và trụ sở, đầu tư ban đầu, sau đó giảm nhanh chóng các năm sau (năm 2005: 41,5%, đến năm 2010: 20%).

Vốn đầu tư của nước ngoài vào Hậu Giang các năm trước hầu như chưa có, đến năm 2010, vốn đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh chóng và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng đầu tư xã hội (37-38%).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 đạt khoảng 2,696 tỷ đồng gấp 2-3 lần so với năm 2005. Tuy nhiên tốc độ thu ngân sách chậm hơn tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm quốc nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Thực trạng về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hậu Giang 2006 - 2010 2006 - 2010

Trong giai đoạn 2006-2010 không gian phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hậu Giang được phát triển dựa trên cơ sở hệ thống các cơ sở công nghiệp trước đây tại các đô thị như thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và tại các trung tâm huyện, thị lớn như Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A do điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội và khả năng cung ứng lao động tại các địa bàn này tương đối khá tốt.

Thời gian gần đây, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên tục được đổi mới và bổ sung có tác dụng quan trọng đến phát triển công nghiệp của Tỉnh. Song song đó ngành công nghiệp Tỉnh đã thực hiện các giải pháp như: xúc tiến công tác kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường công tác khuyến công; kêu gọi đổi mới công nghệ và thiết bị; sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; phát triển các khu, cụm công nghiệp; điều chỉnh các cơ chế chính sách,… đã giúp cho ngành công nghiệp từng bước đi vào ổn định và phát triển với tốc độ khá cao.

2.2.1. Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong giai đoạn 2006-2010 số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh không ngừng gia tăng từ 3.003 cơ sở năm 2006 lên 3.955 cơ sở năm 2010, tăng thêm 952 cơ sở, tốc độ tăng bình quân đạt 7,13%/năm. Tuy nhiên số lượng cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng quá nhỏ, vì vậy có thể khẳng định ngành công nghiệp của Tỉnh trong thời gian qua chưa có bước đột phá về việc thu hút nguồn đầu tư nguồn lực từ bên ngoài. Cụ thể phân theo thành phần kinh tế, ngành công nghiệp, địa bàn như sau:

* Phân theo thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế trong nước: có số lượng cơ sở nhiều nhất (năm 2010 chiếm 99,97%) và tăng nhanh nhất, trong đó tăng tập trung chủ yếu là số cơ sở ngoài nhà nước thuộc thành phần kinh tế cá thể tăng từ 2.900 cơ sở năm 2006 lên 3.836 cơ sở năm 2010. Các cơ sở tư nhân và tập thể có xu hướng giảm như: tư nhân năm 2006 có

63 cơ sở, đến năm 2010 giảm xuống còn 60 cơ sở; tập thể năm 2006 có 19 cơ sở đến năm 2010 giảm còn 14 cơ sở. Ngoài ra số cơ sở thuộc kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2010 có tổng số 6 cơ sở trong đó thành phần kinh tế quốc doanh trung ương 2 cơ sở, địa phương 4 cơ sở giảm 2 cơ sở so với năm 2006.. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: giai đoạn 2006-2010 tăng 1 cơ sở.( xem phụ lục, bảng 8)

* Phân theo ngành công nghiệp

- Công nghiệp chế biến: có số lượng cơ sở lớn nhất. Năm 2006 có 2.955 cơ sở đến năm 2010 là 3.989 cơ sở chiếm tỷ trọng 98,56% trong tổng số cơ sở công nghiệp toàn Tỉnh.

- Công nghiệp SX và phân phối điện, khí đốt và nước: năm 2006 có 48 cơ sở đến năm 2010 tăng lên 9 cơ sở.

- Công nghiệp khai thác: Trong giai đoạn 2006-2010 không có cơ sở nào (xem phụ lục, bảng 9)

* Phân theo địa bàn

Trong giai đoạn 2006-2010 số cơ sở trên địa bàn Tỉnh phân bố tập trung tại những khu vực có điều kiện phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng khá tốt, xa các khu dân cư tập trung, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa tại chổ góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã của Tỉnh như: năm 2010 huyện Long Mỹ có 795 cơ sở, chiếm tỷ lệ 20,10 %, tăng 237 cơ sở so với năm 2006; huyện Phụng Hiệp có 703 cơ sở chiếm 17,77%, tăng 65 cơ sở so với năm 2006; huyện Châu Thành có 657 cơ sở chiếm 16,61% tăng 334 cơ sở so với năm 2006; Thị xã Ngã Bảy có 571 cơ sở, chiếm 14,44 % tăng 223 cơ sở so với năm 2006,… (xem phụ lục, bảng 10)

2.2.2. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp

Thống kê trong toàn giai đoạn, số lao động công nghiệp tăng khá đều từ năm 2006-2009, tuy nhiên đến năm 2010 đã có sự giảm đột biến so với năm 2009 là 5.701 người, tập trung chủ yếu là thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Năm 2010 số lao động trong toàn ngành công nghiệp của Tỉnh là 19.034 người giảm 1.824 người so với năm 2006, cụ thể phân theo thành phần kinh tế, ngành công nghiệp và địa bàn như sau:

* Phân theo thành phần kinh tế

- Khu vực kinh tế trong nước: có số lượng lao động nhiều nhất (năm 2010 chiếm 99,63%) tập trung chủ yếu là số cơ sở ngoài nhà nước thuộc thành phần kinh tế cá thể nhưng những năm gần đây có xu hướng giảm từ 13.852 người năm 2006 xuống còn 10.116 người năm 2010. Số lao động trong các cơ sở tư nhân và hỗn hợp có xu hướng tăng như: tư nhân năm 2006 có 752 người, đến năm 2010 tăng lên1.693 người; hỗn hợp năm 2006 có 2.453 người đến năm 2010 là 4.036 người. Ngoài ra số lao động

thuộc kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn, năm 2010 thành phần kinh tế địa phương chiếm 15,62%, trung ương chiếm 0,29% tăng 55 người so với năm 2006.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư NN: giai đoạn 2006-2010 tăng 15 người, năm 2010 có 15 người chiếm 0,08% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp (xem phụ lục, bảng 11).

* Phân theo ngành công nghiệp

Công nghiệp chế biến:có số lao động tập trung đông nhất, năm 2006 là 19.213 người đến năm 2010 là 17.262 người, giảm 1.951 người, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 90,69% tổng số lao động ngành công nghiệp.

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước:số lao động năm 2006 là 1.116 người đến 2010 là 1.130 người, tăng thêm14 người và chiếm 5,94% tổng sốlao động ngành công nghiệp (xem phụ lục, bảng 12).

* Phân theo địa bàn

Phân bố lao động công nghiệp tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện, thị xã như: Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Thị xã Ngã Bảy và Thành phố Vị Thanh. Xét về quy mô sử dụng lao động (tỷ lệ tổng số lao động/tổng số cơ sở), tương ứng với quy mô của cơ sở (quy mô doanh nghiệp) cho thấy đa số các cơ sở có quy mô lớn tập trung

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 28)