Định hướng hoạt động khuyến công đến năm 2020

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 79)

a) Chương trình hỗ trợ khởi sự thành lập doanh nghiệp:

Hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức cá nhân khởi sự doanh nghiệp. Chương trình tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn 5 ngày/khóa. Đối tượng là những người có ý định hoặc đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Dự tính mỗi năm đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 50 – 100 người.

b) Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm:

Tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh cho cán bộ quản lý doanh nghiệp gồm nội dung chính như: nâng cao năng lực trong việc lập kế hoạch và quản lý; tăng cường năng lực quản lý nhân sự; quản trị marketing, kỹ năng để tham gia hội chợ, triển lãm; quản lý tài chính kế toán; quản lý kỹ thuật công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng… Chương trình tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn. Dự kiến mỗi năm đào tạo quản trị kinh doanh cho 100 – 120 người.

c) Chương trình tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ đổi mới dây chuyền công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường:

Hiện nay các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và thành thị là nhỏ lẻ, phân tán, dây chuyền công nghệ lạc hậu nên cần được hỗ trợ, hướng dẫn đổi mới dây chuyền công nghệ để các cơ sở này làm hạt nhân phát triển sản xuất. Dự kiến mỗi năm có khoảng 5 – 10 tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất.

c1). Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghề chế biến cói, lục bình, bẹ chuối và các vật liệu tết bện:

Khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cói, lục bình, bẹ chuối và các vật liệu tết bện đầu tư công nghệ se cói, lục bình, bẹ chuối…… tiên tiến để mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Công nghệ tiên tiến hiện nay phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là công nghệ se sợi cơ khí và bán cơ khí. Công nghệ dệt chiếu cói bằng máy đồng bộ, hệ thống lò sấy, kho kín để bảo quản nguyên liệu và thành phẩm; hệ thống xử lý làm sạch, tẩy màu, nhuộm màu, tráng keo, sấy khô tiên tiến.

c2). Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến lương thực, thực phẩm: Để các ngành chế biến lương thực, thực phẩm cũng như chế biến thủy sản đạt chất lượng sản phẩm và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, tăng

thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực thực phẩm ngày càng đảm bảo an toàn vệ sinh và môi trường.

c3) Hỗ trợ đào tạo nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các nghề gắn với du lịch:

Để ngành nghề chế biến phát triển, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người lao động cần hướng dẫn, hỗ trợ trong công tác đào tạo nghề, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành nghề xuất khẩu và các sản phẩm phục vụ du lịch.

c4) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất mộc ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất: Các cơ sở sản xuất mộc hiện nay đang sản xuất theo lối truyền thống, song chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, mỹ thuật chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại nổi tiếng ở các tỉnh. Mặt khác, nguyên liệu gỗ cho sản xuất nghề mộc cũng ngày một khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, nghề mộc ở tỉnh ta cần tiếp thu ứng dụng công nghệ mới của các nước: Ý, Inđônêsia, Đài Loan… mà một số cơ sở ở Nam Định, Hà Tây và một số thành phố khác đã vận dụng thành công đó là: công nghệ chế biến nguyên liệu gỗ, công nghệ phun sơn khép kín, sản xuất đồ mộc giả cỗ…

c5) Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ: Các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ tạo ra những vật dụng thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống và sản xuất, nhất là ở nông nghiệp nông thôn. Những năm qua chậm phát triển chưa đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Do đó cần hỗ trợ, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất tiếp cận đầu tư trang thiết bị, hệ thống máy móc thiết bị mới thay thế lao động thủ công ở những khâu nặng nhọc như: máy cán, máy búa, máy đột dập, lò mạ mi ni, lò cao tần…

c6) Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật công nghệ mây tre đan để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu:

Nghề mây tre đan xuất khẩu mới được khôi phục ở tỉnh ta trong thời gian gần đây nên năng suất lao động và giá trị ngày công lao động còn thấp. Để nghề mây tre đan phát triển cần phải tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề mây tre đan xuất khẩu ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị vào sản xuất và bảo quản nguyên liệu, thành phẩm. Những công nghệ cần phải hỗ trợ chuyển giao là: hệ thống máy chẻ, máy cạo, máy cắt, máy chuốt nan; hệ thống lò sấy, kho kín để bảo quản nguyên liệu và thành phẩm; hệ thống xử lý làm sạch, tẩy mầu, nhuộm mầu, tráng keo, sấy khô.

c7) Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến nông thủy sản, thực phẩm: Để công nghiệp chế biến nông thủy sản, thực phẩm ở địa bàn nông thôn phát

triển cần khuyến khích giúp đỡ những hộ sản xuất giỏi có khả năng kinh doanh thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị theo quy mô nhỏ và vừa để hình thành hệ thống chế biến nông sản thực phẩm ở nông thôn theo các lĩnh vực sau: chế biến lương thực, tinh bột, gạo, ngô, thức ăn chăn nuôi, rau quả và chế biến thực phẩm khác.

c8) Xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất và quan tâm đến vấn đề môi trường, ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch và xử lý nước thải cũng như hóa chất sử dụng trong sản xuất và khói bụi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

d) Chương trình hỗ trợ truyền nghề, đào tạo lao động khôi phục và phát triển nghề, làng nghề:

d1) Hỗ trợ đào tạo lao động phát triển nghề đan cói, lục bình, bẹ chuối và các vật liệu tết bện xuất khẩu:

Nghề đan cói, lục bình, bẹ chuối và các vật liệu tết bện là nghề có nhiều lợi thế phát triển ở nông thôn tỉnh Hậu Giang hơn các nghề khác: lợi thế đó là thu hút lao động nông thôn nhàn rỗi, nguyên liệu tại địa phương, rẻ tiền và sẵn có, dụng cụ sản xuất đơn giản. Chương trình khuyến công hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp mỗi năm cho khoảng từ 1.000 – 1.500 người để đến năm 2012 có khoảng 4.000 người được đào tạo (trong đó có 2.484 người đã được đào tạo từ 2009 trở về trước) và sẽ nhân ra được 3.000 – 5.000 người làm nghề đan cói, lục bình, bẹ chuối và các vật liệu tết bện xuất khẩu.

d2) Hỗ trợ đào tạo lao động phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu:

Nghề mây tre đan là nghề truyền thống của nhiều địa phương trong tỉnh như thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành. Đây cũng là nghề có lợi thế phát triển ở nông thôn, đó là thu hút lao động nông thôn nhàn rỗi, nguyên liệu tại địa phương, rẻ tiền và sẵn có, dụng cụ sản xuất đơn giản, chủ yếu là ở Chương trình khuyến công hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp mỗi năm cho khoảng từ 100 – 150 người đến năm 2012 có khoảng 1.000 người được đào tạo và sẽ nhân rộng ra được từ 2.000 – 3.000 người làm nghề mây tre đan xuất khẩu.

d3) Hỗ trợ đào tạo lao động phát triển nghề mộc:

Để ứng dụng thành công công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến nguyên liệu và công nghệ phun sơn khép kín vào sản xuất nghề mộc thì cần hỗ trợ đào tạo lao động tại chỗ cho nghề mộc mỗi năm khoảng 50 - 100 người.

d4) Hỗ trợ đào tạo lao động nghề cơ khí ở nông thôn:

Nhằm thực hiện việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến cho các cơ sở sản xuất cơ khí mỗi năm cần hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề cho 40 – 60 lao động bằng hình thức đào tạo tại chỗ.

d5) Hỗ trợ đào tạo lao động để khôi phục, phát triển nghề dệt chiếu:

Để khôi phục và phát triển nghề dệt chiếu theo công nghệ mới cần hỗ trợ đào tạo lao động nghề dệt chiếu mỗi năm 30 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d6) Hỗ trợ đào tạo lao động phát triển nghề chế biến nông thủy sản, thực phẩm: Hàng năm cần hỗ trợ đào tạo cho 200 – 300 người bằng hình thức đào tạo tại chỗ cho các cơ sở sản xuất: chế biến thủy sản, lương thực, tinh bột, gạo, thức ăn chăn nuôi, rau quả và chế biến thực phẩm khác, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới.

d7) Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao:

Ngoài việc hỗ trợ các khóa truyền nghề, đào tạo nghề như trên, cần thiết phải tổ chức một số chương trình đào tạo nâng cao do các chuyên gia, nghệ nhân nổi tiếng trực tiếp truyền đạt để hình thành đội ngũ những người thợ có tay nghề cao, có khả năng sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới tại các cơ sở sản xuất cho chào hàng xúc tiến thương mại và chủ động trong kế hoạch sản xuất.

d8) Công tác điều tra khảo sát ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh: Hàng năm cần tổ chức điều tra khảo sát tình hình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ở các nghề tại địa phương trên địa bàn tỉnh để bổ sung kế hoạch triển khai thực hiện chương trình khuyến công năm sau. Đồng thời còn là căn cứ để công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn và công nhận nghệ nhân, thợ giỏi và người có công đưa nghề mới về tỉnh.

e) Chương trình hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường đối tác kinh doanh, tổ chức hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm:

Cần đẩy mạnh việc tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ các cơ sở sản xuất và trưng bày sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, ứng dụng thương mại điện tử vào xúc tiến thương mại, cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường giá cả công nghệ. Dự kiến mỗi năm hỗ trợ cho khoảng 40 - 50 doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, đồng thời có từ 8 – 10 doanh nghiệp làm tờ gấp quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp..

g) Tổ chức các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ và tạo điều kiện liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề:

Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và đại diện các làng nghề với các nghệ nhân, chủ cơ sở sản xuất và đại diện các làng nghề của một số tỉnh bạn. Thành lập hiệp hội ngành nghề nông thôn của các tỉnh để các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ trao đổi học tập kinh nghiệm liên doanh, liên kết và hợp tác kinh tế.

Tổ chức các đoàn tham quan học tập mô hình kinh nghiệm sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và các làng nghề của các tỉnh bạn và nước ngoài. Dự kiến mỗi năm tổ chức 2 - 3 đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm. Tham gia các hoạt động của Hiệp hội làng nghề Việt Nam để mở rộng quan hệ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế.

h) Xây dựng mô hình kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện tư vấn khoa học công nghệ:

Tập trung nghiên cứu tham gia các đề tài khoa học công nghệ có liên quan đến phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cấp tỉnh và Bộ Công Thương. Khuyến khích phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hộ sản xuất, các cơ sở, doanh nghiệp và hợp tác xã; đồng thời, xây dựng một số mô hình trình diễn để phổ biến nhân rộng. Dự kiến mỗi năm xây dựng được từ 2 – 5 mô hình. Bước đầu hỗ trợ nghiên cứu phát triển một số mô hình sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo.

l) Công tác thông tin, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn:

Tiếp tục duy trì và tăng cường chuyên mục Công Thương Hậu Giang trên Đài phát thanh và Đài truyền hình tỉnh Hậu Giang, Chuyên mục Khuyến công trên báo Hậu Giang nhằm phản ánh các hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường hỗ trợ phát hành Tạp chí Công Thương, Báo Công Thương đến cấp huyện, cấp xã và các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Biên soạn và phát hành một số cuốn Cataloge, tờ gấp… giới thiệu về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư vào công nghiệp nông thôn của tỉnh.

Một phần của tài liệu công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh hậu giang (Trang 79)