Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 5
1. Đọc Thông tin cho hoạt động 5 để trả lời các câu hỏi:
a. Ngời ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp ?
b. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong dạy học Luyện từ và câu, chúng ta cần thực hiện những yêu cầu nào?
2. Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu của nhóm mình.
Thông tin cho hoạt động 5
1. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thứcngữ pháp ngữ pháp
Nguyên tắc này đợc xây dựng dựa vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của HS tiểu học trong việc lĩnh hội chúng.
+ Khái niệm ngữ pháp luôn mang tính trừu tợng và khái quát cao. Dạy học phải chỉ ra đợc nội dung của khái niệm - ý nghĩa, chức năng, lí do tồn tại của khái niệm trong hệ thống, bởi vì trừu tợng, khái quát là bản chất của khái niệm. Thế nhng, đối với HS lứa tuổi từ 6-11 tuổi, việc tiếp thu những khái niệm trừu tợng gặp rất nhiều khó khăn vì t duy của các em còn thiên về trực quan cảm tính. Những cách nói nh " trạng ngữ là bộ phận có ý nghĩa tình huống", " từ có nghĩa, tiếng không có nghĩa"... là cách nói rất khó nắm bắt và nhận diện đối với HS.
+ Để nắm đựơc khái niệm ngữ pháp cần phải có trình độ t duy lô gic nhất định. Quá trình hình thành khái niệm đồng thời là quá trình HS nắm các thao tác t duy nh phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tợng hoá, cụ thể hoá. Hiệu quả của việc hình thành khái niệm trực tiếp phụ thuộc vào trình độ phát triển hoạt động trừu tợng của