- Trong dạy từ cho HS tiểu học, cần phải xem từ nh một tổ hợp kích thích: nghe, nhìn, vận động, cấu âm. Khi giải nghĩa từ , cần sử dụng các phơng tiện tác động đồng thời lên nhiều giác quan của HS. Phải làm sao cho việc tiếp nhận của HS không phiến diện mà hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại của những cơ quan cảm giác khác
nhau: nghe, nhìn, phát âm và viết. Có nghĩa là, khi giới thiệu cho HS một từ mới, một mặt, cần phải tác động bằng cả vật thật và bằng lời, mặt khác, HS cần nghe, thấy, phát âm và viết từ mới. Đồng thời, phải để HS nói thành tiếng hoặc nói thầm những điều mình quan sát đợc.
- Ngữ liệu đa vào giờ Luyện từ và câu phải là những ngữ liệu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho đơn vị ngôn ngữ mà nó đợc đa ra làm dẫn chứng, nghĩa là nó phải thể hiện rõ những đặc điểm của hiện tợng nghiên cứu. Có nh vậy, mới giúp HS trừu tợng hoá đợc dấu hiệu của khái niệm, nhận ra hiện tợng nghiên cứu giữa những hiện tợng khác tơng tự chúng.
+ Ngữ liệu không tiểu biểu, nghĩa là ngữ liệu đó không truyền đạt rõ ràng dấu hiệu của hiện tợng nghiên cứu. Vì vậy, không nên sử dụng những trờng hợp đặc biệt, các trờng hợp có tính chất trung gian, những trờng hợp mà các nhà nghiên cứu về Việt ngữ học cha thống nhất ý kiến. Ví dụ, khi dạy về từ láy, không nên sử dụng các từ chuồn chuồn, chôm chôm, cào cào, ba ba ... làm dẫn chứng.
+ Mặt khác, tính trực quan của ngữ liệu còn thể hiện ở chỗ phải làm sao cho hiện tợng nghiên cứu dễ tách ra, nổi bật lên giữa những hiện tợng khác bao quanh nó để dễ nhận diện. Chẳng hạn, khi dạy về trạng ngữ thì không nên sử dụng những câu có tình thái ngữ hoặc khi dạy về chủ ngữ thì không nên sử dụng ngữ liệu là các câu có trạng ngữ.
- Giáo viên phải nắm chắc mục đích trực quan để sử dụng cho phù hợp với từng giai đoạn trong dạy học Luyện từ và câu, phù hợp với từng kiểu bài học.
+ ở giai đoạn hình thành khái niệm, phơng tiện trực quan phải đợc sử dụng với mục đích truyền đạt rõ ràng những dấu hiệu của hiện tợng nghiên cứu trong sự biểu hiện cụ thể của nó là lời nói. Tức là, ở giai đoạn này, phơng tiện trực quan mà giáo viên sử dụng chủ yếu là lời nói. Qua trực quan, HS sẽ trừu tợng hoá đợc các dấu hiệu của khái niệm rút ra các định nghĩa, các qui tắc lý thuyết.
+ Còn sau khi HS đã nắm khái niệm, trực quan có mục đích giúp HS giúp HS cũng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học. ở giai đoạn này, giáo viên nên sử dụng các bảng biểu, sơ đồ. Bảng biểu, sơ đồ có tác dụng tiết kiệm thời gian giảng giải, gây ấn tợng, giúp đa kiến thức đã biết vào một trật tự nhất định, dễ nhớ, giúp HS có cái nhìn bao quát, hệ thống, dễ nhận ra lôgíc của vấn đề. Ngoài ra, bảng biểu, sơ đồ trong giờ ôn tập còn rèn luyện t duy lô gíc cho HS.
- Cần nắm rõ mục đích trực quan vì một tài liệu trực quan có thể dùng với những mục đích khác nhau. Ví dụ, bức vẽ một cái cây có thể dùng để dạy nghĩa của từ trên giờ
từ ngữ. Cũng có thể dùng bức vẽ này với mục đích dạy từ loại tính từ. Chẳng hạn, để làm rõ vai trò của tính từ, giáo viên cho HS xem tranh và yêu cầu miêu tả cái cây. Khi miêu tả, trong lời nói của HS sẽ có sử dụng tính từ. Giáo viên dùng câu hỏi hớng dẫn HS đi đến những khái niệm ngữ pháp đựơc miêu tả.
Đánh giá hoạt động 2
1. Tại sao khi giải nghĩa từ cho HS tiểu học, giáo viên thờng kết hợp nhiều biện pháp giải nghĩa từ khác nhau?
2. Trong dạy học luyện từ và câu, ngữ liệu đảm bảo tính trực quan là "ngữ liệu tiêu biểu, điển hình, truyền đạt rõ ràng các đặc điểm của hiện tợng nghiên cứu, làm cho hiện tợng nghiên cứu dễ tách ra, nổi bật lên giữa những hiện tợng khác tơng tự chúng."
đúng sai
3. Để minh hoạ cho cách tạo ra từ láy trong tiếng Việt là "phối hợp các tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau", anh (chị) sử dụng các từ nào sau đây? Tại sao?
a)chuồn chuồn, săn sóc, chèo bẻo
b) xanh xanh, nhỏ nhắn, khéo léo
4. Việc sử dụng biện pháp trực quan trong giờ Luyện từ và câu, có thể phân thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Hoạt động 3:
Phân tích nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
Thời gian: 1 tiết
Nhiệm vụ của hoạt động 3
1. Đọc Thông tin cho hoạt động 3 để trả lời các câu hỏi:
a. Ngời ta dựa vào cơ sở nào để đề ra nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trong dạy học
Luyện từ và câu?
b. Để đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu,
chúng ta cần thực hiện những yêu cầu nào?
2. Các nhóm thảo luận về các câu hỏi trên và tìm ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện nguyên tắc đồng bộ, tích hợp .
Thông tin cho hoạt động 3