Từ nhiều nghĩa

Một phần của tài liệu SKKN dạy học luyện từ và câu ở tiểu học (Trang 75)

M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,

4.Từ nhiều nghĩa

- “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau(Tiếng Việt 5, tập 1, tr. 67)

- Để nhận biết từ nhiều nghĩa, giáo viên cần giúp HS phát hiện mối quan hệ về nghĩa của các từ cho trớc, đồng thời xác định trong các từ đó từ nào mang nghĩa gốc và từ nào mang nghĩa chuyển. Để HS thực hành bài tập, giáo viên cần gợi ý và hớng dẫn tỉ mỉ, bởi đây là hiện tợng phức tạp và khó khăn nhất đối với HS trong các lớp từ có quan hệ về nghĩa.

Đánh giá hoạt động 6

1. Theo bạn có thể giúp HS tiểu học nhận ra một từ có nhiều nghĩa bằng những cách nào?

2. Bạn có biện pháp nào để giúp HS phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa? 3. Bạn hãy cho biết bài ca dao sau đây đã sử dụng biện pháp chơi chữ nào?

Bà già đi chợ Cầu Đông

Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhng răng không còn

a)  Dùng từ đồng âm khác nghĩa b)  Dùng từ đa nghĩa

c)  Dùng từ trái nghĩa

4. Xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa: to, rộng, lớn, khổng lồ, bao la, bát ngát, vĩ đại, thênh thang, rộng lớn, đồ sộ.

5. Khi bạn yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ "lành", có tình huống xảy ra nh sau, bạn sẽ xử lý thế nào:

HS A: Lành trái nghĩa với rách.

HS B: Bạn A sai rồi, lành trái nghĩa với vỡ.

HS C: Lành trái nghĩa với độc mới đúng. HS D: Lành trái nghĩa với dữ chứ.

Hoạt động 7:

Xây dựng phơng pháp dạy học về từ loại

Thời gian: 1 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 7

Đọc SGK Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5 để thống kê nội dung kiến thức và các dạng bài tập về từ loại đợc dạy ở tiểu học.

2. Thảo luận nhóm tại lớp về: - Các nội dung đã nêu trên.

- Cách nhận diện các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. - Phơng pháp dạy học về từ loại cho HS tiểu học.

Thông tin cho hoạt động 7 1. Khái niệm từ loại

Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, tức là đặc điểm ý nghĩa ngữ pháp khái quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của từ (khi cấu tạo cụm từ và câu), các từ đợc phân ra thành từng loại, gọi là từ loại. Các từ loại lại đợc tiếp tục chia nhỏ ra thành các tiểu loại.

Một phần của tài liệu SKKN dạy học luyện từ và câu ở tiểu học (Trang 75)