M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,
1. Mục đích, ý nghĩa của bài tập đặt câu theo mẫu
Bài tập đặt câu theo mẫu là nhóm bài tập đợc sử dụng để rèn luyện kỹ năng tạo lập cấu trúc câu cho HS lớp 2-3. Đồng thời, qua các mẫu câu cụ thể HS hình thành đợc biểu tợng về các kiểu câu cơ bản trong tiếng Việt: Ai là gì?, Ai thế nào?, Ai làm gì?.
2. Các dạng bài tập đặt câu theo mẫu
Bài tập đặt câu theo mẫu xuất hiện rất nhiều, phân bố ở tất cả các kỳ của lớp 2, 3 và bao gồm ba kiểu: sắp xếp từ thành câu, lựa chọn từ đặt câu và đặt câu theo đề tài đã cho.
Đặc điểm chung của ba kiểu bài tập này là đều đa ra cho HS các mẫu câu cụ thể, HS phân tích, nắm vững mẫu và sau đó mới tạo lập các câu phù hợp với mẫu đã cho. Mẫu câu mà SGK đa ra cho HS vừa có tác dụng cụ thể hoá yêu cầu của bài tập, giảm độ khó của các bài tập tạo câu lại tiêu biểu cho các kiểu câu cơ bản trong tiếng Việt.
- Bài tập sắp xếp từ thành câu là kiểu bài tập có yêu cầu "nhẹ nhàng" nhất trong ba kiểu. Thao tác mà HS thực hiện chỉ là lựa chọn các từ nhất định trong các nhóm đã cho sắp xếp chúng thành câu theo mẫu qui định. Mặc dầu vậy, bài tập vẫn có tác dụng hình thành cho HS kỹ năng tạo lập câu và ý thức về trật tự, vị trí của các từ trong câu. Mặt khác, HS ý thức đợc rằng với những từ nhất định nhng đợc sắp xếp theo các trật tự khác nhau sẽ tạo thành các câu khác nhau.
Ví dụ: Chọn và sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:
1 2 3
anh khuyên bảo anh
chị chăm sóc chị em trông nom em chị em giúp đỡ nhau Mẫu: Ai Chị em làm gì giúp đỡ nhau (Tiếng Việt 2, tập 1, tr. 116)
- Bài tập lựa chọn từ đặt câu thờng cung cấp một số từ cùng phạm trù ý nghĩa, HS phải có khả năng cảm nhận ý nghĩa tinh tế để lựa chọn từ có sắc thái ý nghĩa phù hợp với nội dung đề tài và mẫu câu đã cho. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng tạo câu đúng ngữ pháp, bài tập này còn có tác dụng rèn luyện kỹ năng hiểu nghĩa từ và sử dụng từ.
Ví dụ: Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả:
a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm...
b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm...
c) Bàn tay của em bé: mũm mỉm, trắng hồng, xinh xắn...
Mẫu:
Ai (cái gì, con gì...)
Mái tóc của ông em
thế nào?
bạc trắng
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr123)
- Bài tập đặt câu theo đề tài đã cho không cho sẵn các từ để HS lựa chọn, HS phải tự huy động các từ trong vốn từ của mình. Chẳng hạn: Em hãy đặt câu theo mẫu
a) Giới thiệu trờng em.
b) Giới thiệu một môn học mà em yêu thích.
c) Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố của em). Mẫu:
Ai (cái gì...)
Môn học em yêu thích
là gì
là môn Tiếng Việt.
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr. 44)
Loại bài tập này không chỉ dừng lại ở việc hình thành cho HS kỹ năng tạo lập câu với kiểu cấu trúc đã cho mà còn có tác dụng rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản nói và viết nói chung trong các lĩnh vực giao tiếp cụ thể. HS có thể tạo ra hàng loạt câu khác nhau theo đề tài và mẫu đã cho, không bị bó hẹp với các từ ngữ cho sẵn.