Phơng pháp dạy học từ loại ở tiểu học

Một phần của tài liệu SKKN dạy học luyện từ và câu ở tiểu học (Trang 78)

M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,

3. Phơng pháp dạy học từ loại ở tiểu học

Về phơng pháp dạy từ loại, GV cần chú ý các điểm sau:

- Cần sử dụng phơng pháp dạy từ loại gắn với chức năng làm thành phần câu và khả năng kết hợp từ. Bởi mục đích của dạy từ loại là giúp HS phân loại, nhận diện đợc từ theo từ loại và sử dụng từ đúng với từ loại của chúng.

- Để giúp HS xác định đợc đúng từ loại, trớc hết GV cần chú trọng cả nội dung, ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của từng từ loại. GV cần biết một số phép thử để giúp HS xác định từ loại. Ngoài ra, trong quá trình dạy từ loại, GV cần chú trọng đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ, cần biết cách xem xét từ trong các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn để làm rõ chức năng, đặc điểm của chúng khi cần thiết. Cuối cùng, cần xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng để rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp.

- Đối với việc dạy các loại bài tập thực hành về từ loại, SGK Tiếng Việt xây dựng hệ thống bài tập về từ loại bao gồm các dạng sau:

Dạng 1: Xác định từ loại, tiểu từ loại trong câu, đoạn Ví dụ: Gạch dới động từ trong các đoạn văn sau:

a)....

b) Thần Di-ô-ni-dốt mỉm cời ng thuận. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thàmh vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tởng không có ai trên đời sung sớng hơn thế nữa!

(Tiếng Việt 4, tập 1, tr.94)

Dạng 2: Tìm từ theo từ loại

Ví dụ: Viết tên các hoạt động em thờng làm hằng ngày ở nhà và ở trờng. Gạch dới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy:

- Các hoạt động ở nhà M: quét nhà

- Các hoạt động ở trờng M:làm bài

(Tiếng Việt 4, tập 1, tr.94)

Dạng 3: Điền từ loại vào chỗ trống

Ví dụ: Tìm quan hệ từ (và, nhng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi ô trống dới đây:

b) Một vầng trăng tròn, to...đỏ hồng hiện lên...chân trời, sau rặng tre đen...một ngôi làng xa.

(Tiếng Việt 5, tập 1, tr.121)

Dạng 4: Dùng từ loại đặt câu, viết đoạn.

Ví dụ: Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm em vừa tìm đợc.

(Tiếng Việt 4, tập 1, tr.53)

Dạng 5: Thay thế danh từ bằng đại từ

Ví dụ: Dùng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong câu chuyện sau:

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm đợc rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng chuột tìm đờng chạy về ổ, nhng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở đợc.

(Tiếng Việt 5, tập 1, tr.93)

Dạng 6: Chữa lỗi sử dụng từ loại

Ví dụ: Trong truyện vui sau, có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.

Đãng trí

Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng ngời phục vụ đang bớc vào, nói nhỏ với ông:

- Tha giáo s, có trộm lẻn vào th viện của ngài. Nhà bác học hỏi:

- Nó sẽ đọc gì thế?

(Tiếng Việt 4, tập 1, tr.107)

Về cách dạy, đối với dạng bài tập 1, trớc hết GV hớng dẫn HS vạch ranh giới từ trong câu, đoạn. Nếu không phân định đúng ranh giới từ, HS rất đễ xác định sai từ loại. Tiếp theo, HS cần dựa vào nội dung, ý nghĩa và khả năng kết hợp của từ để xác định từ loại cho từ đó. Tuy nhiên, các trờng hợp nghĩa và dấu hiệu hình thức của từ theo đặc trng từ loại không thể hiện rõ, GV cần gợi ý tỉ mỉ để giúp HS xác định từ loại một cách chính xác.

Đối với dạng bài tập 2, tìm từ theo từ loại, GV cần căn cứ vào yêu cầu bài tập tìm loại từ nào. Trớc hết, HS phải nắm đợc định nghĩa về loại từ đó cùng với phạm vi sử

dụng chúng mà bài tập yêu cầu. Sau đó, GV có thể tìm mẫu một vài ví dụ để HS định h - ớng và thực hiện bài tập còn lại.

Đối với dạng bài tập 3, điền từ vào chỗ trống, GV hớng dẫn HS thực hiện từng thao tác nh với kiểu bài tập này của dạy sử dụng từ (xem hoạt động 3).

Tuy nhiên, GV cần giúp HS có kỹ năng phân tích về đặc trng của từng loại từ về nội dung, ý nghĩa và khả năng kết hợp của chúng để điền từ đợc chính xác.

Đối với dạng bài tập 4, dùng từ đặt câu, viết đoạn, trớc hết GV cần hớng dẫn HS xác định mô hình câu phù hợp với mỗi loại từ cần đặt. Sau đó HS tự lấp đầy mô hình câu với nhiều nội dung khác nhau. Với bài tập viết đoạn, HS lu ý các câu trong đoạn phải có sự liên kết với nhau về cả nội dung và hình thức.

Đối với dạng bài tập 5, thay thế danh từ bằng đại từ, giúp HS nhận thấy tác dụng của đại từ thay thế khiến cho câu văn không bị lặp, tránh nặng nề trong diễn đạt. GV h- ớng dẫn HS xác định danh từ bị thay thế thuộc ngôi thứ mấy để tìm đúng đại từ chỉ ngôi thay vào.

Đối với dạng bài tập 6, chữa lỗi dùng từ, GV cần giúp HS phát hiện lỗi, tiếp theo xác định lỗi đó thuộc từ loại nào và mỗi từ loại có một cách chữa khác nhau.

Đánh giá hoạt động 7

1. Bạn sẽ giải thích nh thế nào nếu HS cho rằng từ đơn, từ ghép, từ láy là các từ loại? 2. Bạn có cách nào giúp HS để xác định từ loại của các từ nh: kỉ niệm, ảnh hởng, ý thức, tâm tình,...?

3. Lập bảng tóm tắt nội dung dạy học về từ loại ở tiểu học. (Gợi ý: nên dựa vào các tiêu chí phân chia từ loại là ý nghĩa, chức năng cú pháp và cần nêu ví dụ cho mỗi từ loại)

4. SGK Tiếng Việt 5 không dạy phân loại quan hệ từ mà chỉ giới thiệu các cặp quan hệ từ thờng gặp, mục đích là:

a) Giúp HS sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp.

b) Giúp HS dễ dàng nhận biết các quan hệ từ trong câu. c) Giúp HS học thuộc các quan hệ từ và nghĩa của chúng.

5. SGK Tiếng Việt 5 giới thiệu hai loại đại từ, đó là: đại từ xng hô và đại từ thay thế.

Chủ đề 6

Tổ chức dạy học các nội dung Luyện câu (7 tiết)

Mục tiêu

Kiến thức:

+ Giải thích đợc mục đích, cơ sở khoa học của các nội dung ngữ pháp, xây dựng đợc phơng pháp dạy học phù hợp.

+ Thể hiện đợc sự hiểu biết về đặc trng của ngữ pháp và dạy học ngữ pháp.

Kỹ năng:

+ Sử dụng các phơng pháp đề xuất vào thiết kế giáo án và tiến hành lên lớp.

Thái độ:

+ Có ý thức rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cũng nh hình thành kiến thức về câu cho HS tiểu học.

các Hoạt động

Hoạt động 1:

Xây dựng phơng pháp dạy học bài tập Đặt câu theo mẫu

Thời gian: 0,5 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 1

1. Khảo sát SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3:

a) Thống kê các dạng bài tập Đặt câu theo mẫu

b) Xác định mục đích, ý nghĩa của việc dạy các dạng bài tập Đặt câu theo mẫu (Thực hiện ở nhà)

2. Thảo luận nhóm về phơng pháp dạy các dạng bài tập Đặt câu theo mẫu. (Thực hiện ở lớp)

Thông tin cho hoạt động 1

Một phần của tài liệu SKKN dạy học luyện từ và câu ở tiểu học (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w