Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng khánh hòa (Trang 52)

2.1.4.1 Các nhân tố bên trong

a) Công nghệ kỹ thuật

Công nghệ kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cùng với sự phát triển của đất nước và nền kinh tế thị trường, công ty đã dần dần hiện đại hóa bằng cách trang bị thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Do đó mà việc sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, và chất lượng hơn.

Bên cạnh các trang thiết bị hiện đại, công ty còn có đội ngũ cán bộ và kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao do vậy việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới không gặp nhiều khó khăn.

Tại văn phòng công ty cũng đầu tư hệ thống máy vi tính, máy photocopy,... phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán. Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán mới, hiện đại giúp cho công tác kế toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

b) Con người

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao nên việc thực hiện công việc hay áp dụng máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh nhanh gọn, đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán của công ty được đào tạo tốt ở nghiệp vụ chuyên môn nên công tác kế toán diễn ra một cách nhịp nhàng cùng với hoạt động của công ty.

c) Tổ chức sản xuất

Việc thi công xây lắp tại các công trường được sự chỉ đạo, phân công theo dõi trực tiếp của chỉ huy trưởng ( người nhận khoán). Trạm trưởng có thể giao nhiệm vụ quản lý, thi công cho từng tổ, đội thuộc công trường của mình. Khi có nhu cầu vật tư, nhân công đều được trạm trưởng quyết định.

Dưới hình thức giao khoán nội bộ, công việc thi công sản xuất lại diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Do đó kế toán viên không thể trực tiếp quản lý, theo dõi tình hình sản xuất tại công trường mà chỉ tập trung chi phí dựa trên hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ để theo dõi từng công trình cụ thể.

d) Vốn

Vốn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Lĩnh vực kinh doanh của công ty là xây dựng, bên cạnh đó còn kinh doanh bê tông tươi và khai thác đá, do đó công ty rất cần vốn lớn. Với quy mô còn nhỏ, nguồn vốn còn hạn hẹp nên hoạt động của công ty còn có nhiều khó khăn.

2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài

a) Điều kiện tự nhiên

Việc thi công, xây lắp thường được tiến hành ở ngoài trời, do đó điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công. Khi gặp điều kiện tự nhiên bất lợi kéo dài sẽ làm chậm tốc độ thi công, phát sinh thêm các khoản chi phí ngoài dự kiến.

b) Đối thủ cạnh tranh

Xây dựng là một trong những lĩnh vực kinh doanh quan trọng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cũng như phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Ngành xây dựng của nước ta ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều đơn vị tham gia đầu tư và kinh doanh. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ hơn.

Trước đây, khi còn là công ty Nhà nước và có ít công ty xây dựng nên việc tìm kiếm công trình tham gia đấu thầu được tiến hành dễ dàng hơn.

Hiện nay, khi đã chuyển sang công ty cổ phần và có thêm nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này đòi hỏi công ty phải tiến hành các hoạt động tích cực hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực sản xuất và uy tín của công ty.

2.1.5 Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm

2007-2008-2009

Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:

Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM 2007 – 2008 – 2009

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị %

Tổng doanh thu Đồng 54.379.372.598 58.617.890.814 56.400.978.480 4.238.518.216 7,79 (2.216.912.334) (3,78) Tổng LNTT Đồng 865.250.711 1.678.925.760 1.695.614.364 813.675.049 94,04 16.688.604 0,99 Tổng LNST Đồng 617.815.947 1.221.112.573 1.303.589.396 603.296.626 97,65 82.476.823 6,75 Tổng VKD BQ Đồng 32.791.009.515 30.583.327.422 32.907.123.575 (2.207.682.093) (6,73) 2.323.796.153 7,60 Tổng VCSH BQ Đồng 5.362.184.992 5.486.840.658 7.353.839.287 124.655.666 2,32 1.866.998.629 34,03 Tổng số lao động Người 630 650 720 20 3,17 70 10,77 Thu nhập bình quân Đồng 1.554.000 1.725.000 2.105.000 171.000 11,00 380.000 22,03 Tổng nộp ngân sách Đồng 1.804.223.139 1.749.044.201 2.579.923.126 (55.178.938) (3,06) 830.878.925 47,50 Các sản phẩm chủ yếu Công trình xây lắp Đồng 42.207.647.176 41.072.973.382 35.767.850.967 (1.134.673.794) (2,69) (5.305.122.415) (12,92) Bê tông Đồng 9.627.714.284 14.642.565.711 15.049.582.310 5.014.851.427 52,09 407.016.599 2,78 Đá Granite Đồng 2.126.178.229 2.733.248.255 5.316.802.625 607.070.026 28,55 2.583.554.370 94,52

Nhận xét :

Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007 – 2008 – 2009 ta thấy:

- Tổng doanh thu và thu nhập của công ty năm 2008 là 58.617.890.814 đ, cao hơn tổng doanh thu và thu nhập của công ty năm 2007 là 4.238.518.216 đ, tương đương tăng 7,79%. Sang năm 2009 doanh thu và thu nhập là 56.400.978.480 đ, giảm 2.216.912.334 đ, tương đương giảm 3,78% so với năm 2008. Ta thấy doanh thu và thu nhập năm 2009 giảm là do doanh thu hoạt động xây lắp của năm 2009 đã giảm so với năm 2008.

- Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 1.678.925.760 đ, tăng hơn năm 2007 là 813.675.049 đ tương đương tăng 94,04%. Đến năm 2009 lợi nhuận trước thuế là 1.695.614.364 đ cao hơn năm 2008 là 16.688.604 đ tương đương tăng 6,75%. Như vậy lợi nhuận trước thuế của công ty liên tục tăng qua các năm, đặc biệt năm 2009 tuy tổng doanh thu và thu nhập thấp hơn năm 2008 là 2.216.912.334 đ nhưng lợi nhuận trước thuế lại cao hơn năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã hoạt động có hiệu quả, các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của công ty giảm, đặc biệt năm 2009 không phát sinh chi phí tài chính. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển của công ty.

- Lợi nhuận trước thuế của công ty đều tăng qua các năm nên kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 1.221.112.573 đ, cao hơn năm 2007 603.296.626 đ tương đương tăng 97,65%. Đến năm 2009 lợi nhuận sau thuế là 1.303.589.396 đ cao hơn năm 2008 là 6,75%.

- Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2008 là 30.583.327.422 đ giảm 2.207.682.093 đ tương đương giảm 6,73%. Đến năm 2009, tổng vốn kinh doanh bình quân là 32.907.123.575 đ tăng hơn năm 2008 là 2.323.796.153 đ tương đương tăng 7,6%. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do trong năm 2009 các chủ sở hữu đã đầu tư thêm vốn để kinh doanh nên làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên, từ đó làm tăng nguồn vốn kinh doanh.

- Tổng vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 tăng 124.655.666 đ tương đương tăng 2,32% so với năm 2007. Đến năm 2009 vốn chủ sở hữu bình quân 7.353.839.287 đ, tăng 1.866.998.629 đ so với năm 2008, tương đương tăng 34,03%. Đây là một xu hướng tốt làm cho cơ cấu vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng vì thế cần duy trì và phát huy để độ tự chủ về mặt tài chính của công ty ngày càng tăng cao.

- Tổng lao động của công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2008 có số lao động là 650 người, cao hơn năm 2007 là 20 người. Đến năm 2009 số lao động là 720 người, tăng 70 người so với năm 2008, tương đương tăng 10,77%. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo nhiều việc làm thu hút người lao động.

- Qua 3 năm, thu nhập bình quân đầu người /tháng luôn tăng lên. Cụ thể năm 2007 thu nhập bình quân đầu người là 1.554.000 đ/tháng, dến năm 2008 tăng lên là 1.725.000 đ/tháng, tăng 11%. Đến năm 2009 thu nhập bình quân đầu người là 2.105.000đ/tháng, tăng 22,03% so với năm 2008, nguyên nhân chính là do công ty làm ăn có hiệu quả nên đã cải thiện được nguồn thu nhập cho người lao động. Đây là điều tốt mà công ty cần phát huy nhằm ổn định và nâng cao đời sống của công nhân viên trong công ty trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

- Tình hình nộp ngân sách năm 2008 là 1.749.044.201 đ giảm 55.178.938 đ so với năm 2007, nguyên nhân của sự sụt giảm là do công ty hoãn lại số thuế phải nộp của năm 2008. Đến năm 2009 số thuế nộp ngân sách tăng lên rõ rệt, đó là tăng 830.878.928 đ so với năm 2008, tương đương tăng 47,50%. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Các sản phẩm chính của công ty là Công trình xây lắp, Bê tông và Đá granite. Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu xây lắp giảm qua các năm. Năm 2007 doanh thu xây lắp là 42.207.647.176 đ, đến năm 2008 giảm 1.134.673.794 đ, tương đương giảm 2,69% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh thu xây lắp tiếp tục giảm 5.305.122.415 đ so với năm 2008, tương đương giảm 12,92%. Nguyên nhân chính là do số lượng các công trình xây dựng của công ty giảm, và vốn đầu tư của các công trình cũng giảm.

Doanh thu bê tông và doanh thu đá tăng đều qua các năm, đều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh bê tông và đá của công ty ngày càng hiệu quả.

Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy hoạt động của công ty cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của công ty là tốt. Lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp, do đó công ty muốn tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm thiểu chi phí.

2.1.6 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả, công ty đã đề ra một số phương hướng trong thời gian tới :

- Tìm kiếm hợp đồng: Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với địa phương cũng như với khách hàng để tìm kiếm nhiều hợp đồng xây dựng, nhiều công trình, nhiều dự án.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Đối với cán bộ quản lý sẽ được đào tạo về cách quản lý, nắm bắt thông tin thị trường, cách tổ chức bộ máy sao cho có hiệu quả. Đối với nhân viên các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán sẽ được tiếp cận với các quy định mới của Bộ tài chính.

2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ tổ chức nhân sự trong phòng kế toán

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự trong phòng kế toán

- Bộ máy kế toán của công ty được bố trí tương đối đơn giản, ở văn phòng công ty chỉ gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp và một thủ quỹ. Ở các đơn vị trực thuộc của công ty như: Công trường, trạm trộn bê tông, mỏ đá, ... Mỗi nơi có một bộ phận kế toán riêng.

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp Thủ quỹ

- Do công ty tổ chức sản xuất theo hình thức khoán nội bộ, công việc thi công sản xuất lại diễn ra ở nhiều nơi nên cán bộ kế toán không thể trực tiếp quản lý mà chỉ tập hợp chi phí dựa trên các hóa đơn, các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Từ đó tiến hành thu, chi và theo dõi cho từng công trường cụ thể.

- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán như sau:

 Kế toán trưởng

- Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ sổ sách, chế độ kế toán và công tác chuyên môn trước Giám đốc và pháp luật. Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán của công ty và thực hiện các chế độ báo cáo tài chính.

- Kế toán trưởng phải chỉ đạo việc chi tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đúng mục đích và thời hạn. Tổ chức việc tạm thanh toán khối lượng và quyết toán công trình đúng thủ tục và thời gian quy định khi công trình đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

- Hàng tháng kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp số liệu về tài chính và sản xuất của công ty, lên báo cáo quản trị nhanh chóng, định kỳ hoặc đột xuất tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty.

 Kế toán tổng hợp

- Kiểm tra, tổng hợp và xử lý chứng từ kế toán của các bộ phận và thực hiện lưu trữ chứng từ.

- Tập hợp và quyết toán thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm.  Thủ quỹ

- Phụ trách khâu thu – chi đúng nguyên tắc, cập nhật thu – chi hàng ngày vào sổ quỹ, hàng tháng lập báo cáo quỹ trình lên cấp trên, quản lý quỹ tiền mặt khớp đúng với sổ sách.

- Tiến hành chi tạm ứng đúng thủ tục và thời hạn 2 kỳ/tháng theo đúng quy định. - Ngoài ra, thủ quỹ còn làm nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng.

- Thủ quỹ còn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo trước công ty, pháp luật và phải chịu trách nhiệm về sự thiếu hụt mất mát số tiền trong ngân quỹ.

 Kế toán ở các đơn vị trực thuộc

Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ sổ sách, tiến hành chấm công, tính lương. Sau đó đem lên phòng kế toán để kế toán tổng hợp theo dõi, tập hợp chi phí. Kế toán ở các đơn vị trực thuộc còn có nhiệm vụ phát lương trực tiếp cho người lao động.

2.2.2 Hình thức kế toán tại công ty

- Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty theo QĐ15/2006 QĐ-BTC - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: VNĐ - Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung. - Phương pháp kế toán: Kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo giá trị thực tế.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng.

- Công ty áp dụng kế toán máy để giảm nhẹ khối lượng công việc và có tính chính xác cao. a) Hình thức sổ kế toán áp dụng Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tổ chức sổ Dữ liệu kế toán vốn bằng tiền Dữ liệu kế toán công nợ Dữ liệu kế toán vật tư, hàng hóa Dữ liệu kế toán TSCĐ Kho dữ liệu phát sinh Kho số liệu, số dư tổng hợp Sổ sách báo cáo - Sổ nhật ký chung.

- Sổ nhật ký thu – chi tiền. - Nhật ký mua hàng. - Nhật ký bán hàng. - Sổ cái các tài khoản. - Bảng cân đối số phát sinh. - Bảng cân đối kế toán. - Sổ chi tiết công nợ. Dữ liệu kế toán

các nghiệp vụ khác

b) Trình tự ghi sổ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán trưởng cùng với kế toán tổng hợp nhập dữ liệu vào máy với các phần hành kế toán có liên quan. Dữ liệu được quản lý trên kho số liệu tổng hợp và được xem xét, sữa chữa sau đó in các báo cáo sổ sách.

Phần mềm kế toán công ty đang sử dụng là phẩn mềm kế toán Fast Accounting.

Hệ thống menu trong Fast Accounting được tổ chức như sau: Cấp thứ 1: Bao gồm các phân hệ nghiệp vụ sau:

Một phần của tài liệu kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng khánh hòa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)