1.8.1 Nội dung
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuần thuộc hoạt động tài chính với các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phi khác.
1.8.2 Một số nguyên tắc khi hạch toán tài khoản 911
- Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
1.8.3 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. - Chi phí tài chính và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển lãi
-Bên Có :
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác.
- Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
1.8.4 Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ vào tài khoản 911, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi :
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi : Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 811 – Chi phí khác
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ: Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:
+ Nếu tài khoản 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
+ Nếu tài khoản 8212 có số phát sinh bên Nợ nhỏ số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Tính và kết chuyển số lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi : Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
1.8.5 Sơ đồ hạch toán:TK 632 TK 911 TK 511 TK 632 TK 911 TK 511 K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu bán hàng, CCDV TK 635 TK 512 K/c chi phí tài chính
K/c doanh thu nội bộ
TK 641
TK 515
K/c chi phí bán hàng
K/c doanh thu tài chính
TK 642 K/c chi phí QLDN TK 711 K/c thu nhập khác TK 811 TK 821 K/c chi phí khác K/c chi phí thuế TNDN TK 821 K/c chi phí thuế TNDN TK 421 TK 421 K/c lãi K/c lỗ
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA
2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng
Khánh Hòa
2.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty:
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa tiền thân là Công ty Xây Dựng Khánh Hòa, được thành lập từ sự hợp nhất của công ty Xây Dựng số 2 và công ty Xây Dựng số 3 từ năm 1989 theo quyết định số 163/UB ngày 07/08/1989.
Công ty là một trong những đơn vị chủ lực của ngành tại địa phương với nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngày 29/12/2004 theo quyết định chung chuyển đổi doanh nghiệp số 3629/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa chuyển đổi Công ty Xây Dựng Khánh Hòa từ một doanh nghiệp Nhà Nước thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000171 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 25/08/2005.
Công ty Xây Dựng Khánh Hòa chính thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa vào ngày 01/09/2005
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa (Khanh Hoa Construction Join Stoch Company). Tên viết tắt: KCC
Trụ sở chính: 43 Nguyễn Thị Minh Khai – Nha Trang – Khánh Hòa Điện thoại: (058) 3510278 – 510279 – 510280
Số Fax: (058) 3510277
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty:
Được hình thành và phát triển sau ngày đất nước thống nhất, công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng Khánh Hòa với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, trang trí nội thất, kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng,…
Ban đầu khi mới thành lập, công ty chỉ hoạt động trong 2 lĩnh vực: Xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp với tổng số vốn ban đầu là 461 triệu đồng, trong đó:
o Vốn cố định: 413 triệu đồng o Vốn lưu động: 48 triệu đồng
Nếu phân theo nguồn hình thành vốn thì: o Vốn do ngân sách cấp: 375 triệu đồng o Vốn tự bổ sung: 86 triệu đồng
Cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo, các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, với phương châm luôn đặt hiệu quả công việc làm tiêu chuẩn hàng đầu. Do đó trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn có sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, cùng với sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng đã vạch ra kế hoạch, phương hướng hoạt động cho công ty. Bên cạnh đó công ty đã mở thêm nhiều lĩnh vực hoạt động khác cùng với sự phát triển của đất nước như :
o Trang trí nội thất(1992)
o Kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bê tông tươi và các sản phẩm từ bê tông (1996)
o Xây dựng giao thông thủy lợi (2001)
o Thi công đường dây dẫn điện và trạm biến áp đến 35K (2001) o Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp (2002) o San lấp mặt bằng (2005)
Những ngày đầu mới thành lập, lao động chủ yếu của công ty là cán bộ quản lý, số lượng lao động của công ty là 609 người, trong đó có 330 người là công nhân viên chức. Qua nhiều năm thay đổi, hiện nay tổng số lao động của công ty là 720 người, trong đó có 135 người có hợp đồng lao động không thời hạn.
Với kết quả đạt được công ty đã dần bổ sung vào vốn kinh doanh. Đến năm 2005, khi công ty chuyển thành công ty cổ phần theo hình thức “Bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp” thì số vốn của công ty đã lên đến 5 tỷ đồng với cơ cấu vốn như sau: Tổng số cổ phần là: 500.000 cổ phần với mệnh giá 10.000đ/CP, trong đó:
o Vốn cổ đông góp vốn: 4.5 tỷ đồng (450.000 cổ phần, chiếm 95%) o Vốn nhà nước tạm giữ: 0.5 tỷ đồng (50.000 cổ phần, chiếm 5%)
Đến năm 2009 thì công ty đã trở thành công ty cổ phần với 100% vốn góp của cổ đông và tổng số vốn của công ty đã lên đến hơn 7 tỷ đồng.
Trong những năm qua, công ty đã xây dựng nhiều công trình đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng như về mỹ thuật. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn ban đầu. Mặc dù còn nhiều khó khăn khi công ty mới chuyển thành công ty cổ phần nhưng công ty đã khắc phục để đưa hoạt động của công ty ngày càng đi lên, đảm bảo việc làm giúp đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được ổn định. Hiện nay công ty đã dần có uy tín và chỗ đứng trên thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất của công ty ngày một hiệu quả hơn.
Công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 được tổ chức Quacert cấp bằng chứng nhận từ tháng 1/2005.
Công ty đã thực hiện một số công trình quan trọng của tỉnh như: Trụ sở tỉnh Ủy Khánh Hòa, Khu liên cơ tỉnh Khánh Hòa, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện tỉnh, Công viên bờ biển Nha Trang, và một số công trình khác.
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa là một công ty Cổ Phần hoạt động theo hệ thống pháp luật của nhà Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, do vậy công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau:
2.1.2.1.Chức năng của công ty:
o Chuyên nhận thầu, thi công các công trình. o Sản xuất kinh doanh bê tông tươi, và đá granite.
2.1.2.2.Nhiệm vụ của công ty:
Là công ty có tư cách pháp nhân, tổ chức hạch toán độc lập, được phép sử dụng con dấu riêng, có quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác, do đó công ty có các nhiệm vụ cơ bản sau:
o Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký.
o Thực hiện các chính sách về tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, và an toàn lao động cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty.
oThực hiện nghiêm túc chế độ sổ sách kế toán do nhà nước quy định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà Nước về thuế, phí và các khoản phải nộp khác.
oXác định phương hướng và mục tiêu phát triển lâu dài trên cơ sở tự hoàn thiện và đổi mới một cách linh hoạt để thích nghi với nền kinh tế thị trường.
o Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trong đơn vị, đảm bảo an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
o Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận để tái sản xuất.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty là một hệ thống tổ chức gồm nhiều bộ phận quản lý khác nhau, được liên hệ bởi mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau. Bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức theo mô hình như sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty
Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, và các phòng ban như Phòng hành chính, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh. Ngoài ra còn có các đơn vị trực thuộc công ty gồm 5 công trường, xưởng cơ khí, trạm bê tông. Ban lãnh đạo là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm chung về việc điều hành, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty. Các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý về mặt nghiệp vụ, giúp lãnh đạo xử lý các thông tin trong quản lý.
Ban Giám Đốc Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Công trư ờ n g 1 Công trư ờ n g 2 Công trư ờ n g 3 Công trư ờ n g 4 Công trư ờ n g 5 Xư ở ng c ơ khí Tr ạm b ê tông M ỏ khai thác đá
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Hội đồng quản trị (gồm 5 thành viên)
Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Giữa hai kỳ đại hội cổ đông có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các vấn đề để trình đại hội cổ đông quyết định.
Quyền hạn của hội đồng quản trị là đưa ra các quyết định quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chấp hành điều lệ công ty và các nghị quyết của đại hội cổ đông.
Hàng năm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương hướng chiến lược đầu tư phát triển của công ty, các chương trình tham gia liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các đơn vị khác.
Lập các phương án phân phối lợi nhuận của công ty, trích lập các quỹ của công ty và chia cổ tức cho các cổ dông.
Đôn đốc, kiểm tra giám đốc và các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các quyết định của đại hội cổ đông.
Báo cáo phúc trình hoạt động trong năm, các báo cáo tài chính trong năm cùng các tài liệu có liên quan.
Giải trình nhu cầu tăng giảm vốn, thay đổi mệnh giá cổ phiếu, trái phiếu để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Ban kiểm soát (3 thành viên)
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
Báo cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty. Tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tại công ty.
Kiến nghị biện pháp bổ sung sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Ban giám đốc
Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Giám đốc có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
Xây dựng và kiến nghị các phương án quản lý tài chính. Tổ chức việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị phê duyệt.
Quyết định lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao động trong công ty.