Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch ngói Gia Thanh (Trang 37)

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà chi phí sản xuất dánh giá cho sản phẩm dở dang có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

1.7.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Điều kiện áp dụng:

− Phương pháp này được áp dụng phù hợp cho các doanh nghiệp:

− Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm − Khối lượng sản phẩm dở dang có ít và tương đối ổn định.

Nội dung:

Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính các chi phí chế biến khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành

Nhận xét:

- Ưu điểm: dễ tính toán và nhanh chóng

- Nhược điểm: Kết quả tính toán kém chính xác

= * SLSPĐCK * tỷ lệ hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ SLSPHT+ SLĐCK * tỷ lệ hoàn thành CPSX dở dang đầu kỳ + CPNVLC/ CP NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ

1.7.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Đièu kiện áp dụng:

- Phương pháp này thích hợp đối với những DN sản xuất sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang biến động lớn và có sự biến động giữa các kỳ.

- Chi phí nguyên vật liệu không chiếm tỷ trọng cao trong giá thành

Nội dung:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương căn cứ vào mức độ hoàn thành thực tế và khối lượng sản phẩm dở dang.

Việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này tùy thuộc vào từng đơn vị: - Chi phí bỏ hết một lần ngay từ đầu quy trình và được phân bổ đều cho các sản phẩm đã chế tạo không phân biệt đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.

- Chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như các chi phí chế biến khác thì phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương hoặc tiêu hao thực tế

Nhận xét:

- Ưu điểm: đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp.

- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh gía mức độ hoàn thành của SPĐ trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.

1.7.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Điều kiện áp dụng: áp dụng trong trườg hợp số lượng sản phẩm tương đối đồng đều trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất.

Nội dung: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định cho từng khoản mục chi phí. CPNVLTT tính cho sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành 100%, các chi phí chế biến: CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%. Phương pháp này giả định mức độ chế biến hoàn thành củẩnn phẩm dở dang tính bình quân chung là bằng 50%.

Nhận xét:

- Ưu điểm: giảm bớt được khối lượng công việc tính toán Cách tính:

CPSX dở dang đầu kỳ+ CP NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ Chi phí sản

xuất dơ dang

cuối kỳ = SLSPHT+ SLĐCK* 50% *

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * 50%

Riêng khi tính CPNVLTT cho sản phẩm dở dang thì tỷ lệ hoàn thành là 100% nếu CPNVLTT bỏ một lần vào trong quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.7.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành kế hoạch

Điều kiện áp dung: Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. Ngoài giá thành định mức, chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang được xác định theo giá thành kế hoạch - trường hợp doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức.

Nội dung: CPSXĐ cuối kỳ được tính cho từng khoản mục chi phí, theo chi phí định mức.

Cách tính: CPSX dở dang = KLSP dở dang * tỷ lệ hoàn thành * CPSX định mức

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch ngói Gia Thanh (Trang 37)