Hiện nay trong quá trình hạch toán tiền lương nhân công sản xuất ở Công ty chưa thấy đề cập đến việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Điều này làm cho giá thành bị biến động. Để khắc phục điều này Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công
nhân sản xuất theo kế hoạch
=
Tiền lương chính thực tế phải trả cho công nhân
sản xuất trong tháng
x Tỷ lệ
trích trước
Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất Tỷ lệ trích trước
trong tháng = Tổng tiền lương chính theo kế hoạch của công nhân sản xuất
X 100%
Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất được hạch toán vào tài khoản 335 - chi phí phải trả.
Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất kế toán ghi: Nợ 622 - chi phí NCTT
Có 335 - chi phí phải trả
Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất Nợ 335 - chi phí phải trả
Có 334 - phải trả công nhân viên Hạch toán chi phí sản xuất chung
Hiện nay Công ty có chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh được hạch toán hết vào TK 627 mà trong kỳ Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn điều này làm cho giá thành sản xuất caọ Để đảm bảo giá thành không bị biến động nhiều giữa các kỳ Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trích trước được hạch toán vào TK 335 - Chi phí phải trả.
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và các dự toán chi phí sản xuất, hàng tháng tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh ở bộ phận phân xưởng.
Nợ 627 mức trích trước hàng tháng Có 335: chi phí phải trả
Như vậy Công ty sẽ lập trước kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và dự toán chi phí sửa chữa từng kỳ để tính vào chi phí sản xuất của kỳ đó. Làm như vậy giá thành của từng kỳ sẽ ổn định, ít bị biến động giúp Công ty quản lý tốt hơn chi phí sản xuất.
Riêng các khoản mục chi phí vượt định mức như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cần được tách khỏi chi phí sản xuất dở dang trong kỳ và tính vào giá vốn hàng bán. Có như vậy mới phản ánh đúng thực tế chi phí phát sinh trong kỳ, kỳ nào vượt định mức kỳ đó phải gánh chịu chi phí đó.
Chi phí sản xuất vượt định mức được hạch toán như sau: Nợ 632 - Giá vốn hàng bán
Có 621 - Chi phí NVL trực tiếp vượt định mức Có 622 - Chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức Có 627 - Chi phí sản xuất chung vượt định mức