Phân loại lớp

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất cấu tạo (Trang 26)

 Dựa vào hình dạng của lớp người ta chia ra các kiểu phân lớp chính sau đây :

3.4.1. Phân lớp song song:

Là kiểu cĩ các mặt giới hạn của lớp gần như song song, lớp cĩ dạng tấm, và chiều dày khơng đổi hoặc thay đổi rất ít.

(Hình 3.4).

Hiện tượng phân lớp song song phản ánh trạng thái yên tĩnh bình ổn trong quá trình lắng đọng trầm tích ở giai đoạn đĩ. Phân lớp song song đặc trưng cho trầm tích sét, cacbonat, than, … thành tạo trong mơi trường nước yên tĩnh như mơi trường hồ, đầm lầy, vũng vịnh, biển sâu.

3.4.2. Phân lớp gợn sĩng:

Là phân lớp mà cĩ bề mặt uốn lượn dạng sĩng. Đăc trưng cho trầm tích ven biển, đới cĩ hoạt động của sĩng. Thường gặp trong lớp cát kết, bột kết ở những vùng ven bờ hồ, bờ biển, sa mạc. (Hình 3.5).

3.4.3. Phân lớp dạng thấu kính.

Là dạng phân lớp cĩ nĩc lớp và đáy lớp gặp nhau tại một điểm. Cấu tạo phân lớp này đặc trưng cho trầm tích lục địa, sơng. (Hình 3.6).

3.4.4. Phân lớp dạng xiên chéo.

Phân lớp xiên chéo thể hiện qua sự xếp lớp xiên chéo so với những mặt cơ bản của sự phân vỉa chẳng hạn trong phạm vi một lớp cịn cĩ các lớp nhỏ nằm xiên so với mặt lớp thực sự, những thể lớp này cĩ hình dạng khác nhau. Loại phân lớp này chủ yếu được thành tạo trong mơi trường chuyển động như các dịng sơng, dịng nước biển, hoạt động của giĩ.

Hình 3.4: Phân lớp song song

Hình 3.5: Phân lớp gợn sĩng

Tuỳ theo nguồn gốc và điều kiện thành tạo mà phát sinh ra các kiểu phân lớp xiên chéo khác nhau:

 Phân lớp xiên chéo thành tạo ở sơng : Là loại phân lớp xiên chéo được thành tạo trong các trầm tích của sơng, suối. Đăc trưng của loại này là các thớ lớp đều nằm nghiêng về một phía với gĩc nghiêng khác nhau (cùng hướng dịng chảy thời kỳ thành tạo trầm tích). (Hình 3.7).

 Phân lớp xiên chéo ở tam giác châu: gồm nhiều loạt lớp xiên và ngang xen kẽ nhau. (Hình 3.8).

 Phân lớp xiên chéo thành tạo ở biển: Là loại phân lớp xiên chéo được thành tạo trong các trầm tích biển, loại này thường cĩ kích thước tương đối lớn phân bố rộng rãi, ranh giới giữa các phân lớp thường khơng rõ ràng, gĩc nghiêng giữa các lớp nhỏ. (Hình 3.9).

 Phân lớp xiên chéo thành tạo ở châu thổ: Là loại phân lớp xiên chéo thành tạo trong các trầm tích do giĩ ở vùng châu thổ. Đặc điểm của phân lớp xiên chéo do giĩ cĩ hình dạng rất phức tạp phụ thuộc vào hướng giĩ ở giai đoạn tạo trầm tích. (Hình 3.10).

Hình 3.9: Trầm tích biển Hình 3.8: Tam giác châu

Hình 3.10: Trầm tích do giĩ Hình 3.7: Lịng sơng

 Phân lớp dạng khối: Khi chiều dày lớp H > 100cm.  Phân lớp dày : H = 100cm – 50cm  Phân lớp trung bình: H = 50cm – 10cm  Phân lớp mỏng: H = 10cm – 2cm  Phân lớp rất mỏng: H = 2cm – 0,2cm  Vi phân lớp: H < 0,2cm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất cấu tạo (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w