Biểu diễn các lớp nghiêng trên bản đồ

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất cấu tạo (Trang 64)

Khi đo vẽ bản đồ địa chất ranh giới giữa các lớp đá nghiêng được vẽ như phương pháp vẽ ranh giới mặt lớp (vết lộ lớp) lên bản đồ. Nếu cần biểu diễn một loạt hoặc một tập lớp thì trên bản đồ cần vẽ ranh giới giữa các lớp, tập lớp (tức ranh giới giữa nĩc và đáy). Ranh giới giữa hai địa tầng liền kề sẽ là nĩc của lớp của lớp dưới và đáy của lớp trên.

Tuỳ thuộc vào sự biến đổi hay khơng biến đổi của đường phương và gĩc dốc lớp mà phương pháp vẽ khác nhau.

Trong trường hợp đường phương ổn định, chiều dày và gĩc dốc lớp khơng

đổi:

Ranh giới các lớp nằm nghiêng được vẽ lên bản đồ giống như vẽ vết lộ của một lớp nghiêng, tuy nhiên ở đây cần đưa cả ranh giới đáy và nĩc. Nếu ranh giới phân chia hai đơn vị địa tầng thì nĩ là nĩc của lớp dưới và đáy của lớp trên.

Để vẽ một tập các lớp nghiêng như nhau (đơn nghiêng) thì đầu tiên phải đưa lên bản đồ chính xác các vị trí điểm lộ của ranh giới một mặt, sau đĩ từ cự ly chiếu đã xác định được theo tỷ lệ của bản đồ xác định hệ thống đường phương chiếu và tiến hành vẽ mặt thứ hai của lớp. Kết quả ta đã vẽ được hai ranh giới nĩc, đáy và bề rộng lộ của lớp trên bản đồ. Cứ như vậy tiếp tục vẽ ranh giới các lớp trên và dưới của lớp đã vẽ.

Cách tiến hành được minh hoạ trên hình 6.19. Giả sử tại điểm lộ A đo được thế nằm của lớp. Đầu tiên đưa yếu tố thế nằm của lớp tại điểm A lên trên bản đồ, rồi tiến hành vẽ ranh giới một mặt (nĩc hoặc đáy của lớp) qua A dựa vào cự ly chiếu xác định theo tỷ lệ bản đồ và đường phương chiếu. Sau đĩ trên mặt cắt dọc theo đường dốc lớp I-II, vẽ mặt lớp thứ hai nhờ chiều dày thật H của lớp. Kéo dài đường dốc của mặt lớp thứ hai này lên gặp đường địa hình là C. Trên mặt cắt AC là chiều dày biểu kiến, cịn hình chiếu của nĩ trên mặt phẳng nằm ngang AC’ là bề rộng của lớp. Đặt đoạn AC’ theo đường mặt cắt I-II trên bản đồ, C’ là điểm lộ của mặt thứ hai của lớp. Cách vẽ đường lộ của lớp qua điểm C’ giống như cách vẽ mặt lớp thứ nhất. Từ điểm lộ C’ theo cự ly chiếu và hệ thống đường phương chiếu đã xác định, tìm những điểm lộ tiếp theo của mặt lớp, cuối cùng ta vẽ được

Hình 6.15: Vẻ vết lộ lớp nằm nghiêng trên bản đồ cĩ đường đồng mức theo tài liệu thế nằm ở một điểm

mặt lớp thứ hai. Khoảng cách giữa đường lộ của mặt thứ nhất và đường lộ của mặt thứ hai là bề rộng lộ của lớp trên bản.

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất cấu tạo (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w