Nghiên cứu nguồn gốc khe nứt: Khi nghiên cứu ngồi thực địa trước tiên cần phân loại nguồn gốc khe nứt. Cần phải nhĩm chúng theo khe nứt tách, khe nứt cắt dựa vào đặc điềm bề mặt và đặc điểm độ mở của chúng. Sau đĩ tiến hành đo thống kê khe nứt theo nhĩm nguồn gốc. Kết quả của việc phân loại sẽ được kiểm chứng khi xử lý số liệu thống kê.
Nghiên cứu thứ tự thành tạo: Trong khi vẽ bản đồ địa chất, việc xác định thứ tự thành tạo khe nứt cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Quá trình thành tạo khe nứt cĩ thể xảy ra trong nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ đặc trưng bằng một nhĩm hệ thống khe nứt cĩ những đặc điểm riêng về độ mở, các khống vật nhiệt dịch hoặc khống vật lấp nhét … Các giai đoạn thành tạo khe nứt cĩ thể là trước tạo quặng, đồng tạo quặng và sau tạo quặng. Phương của hệ thống khe nứt đồng tạo quặng cĩ ý nghĩa cho việc định hướng trong quá trình tìm kiếm khốn sản.
Việc xác định thứ tự thành tạo khe nứt chủ yếu dựa vào một số nguyên tắc chính nhất định (H 8.2). Dấu hiệu quan trọng nhất là sự cắt nhau của các hệ thống khe nứt và sự dịch chuyển giữa chúng với nhau. Khe nứt thành tạo trước sẽ bị khe nứt thành tạo sau cắt và làm dịch chuyển. Tại những chỗ cắt và dịch chuyển cĩ thể dựa vào chỗ uốn cong của khe nứt ở chỗ trượt để xác định hướng dịch chuyển của chúng.
Các khống vật nhiệt dịch, khống vật lấp nhét cũng là dấu hiệu giúp ta
Hình 8.2: Sơ đồ xác định thứ tự thành tạo các khe nứt đã được lấp đầy bỡi đaicơ, mạch (các số 1, 2, 3 chỉ thứ tự thành tạo của các khe nứt từ cổ đến trẻ)
Kết quả của việc xác định phải được mơ tả đầy đủ và cĩ cơ sở.
Nghiên cứu sự phân bố của khe nứt trong khơng gian: Sự phân bố trong khơng gian của khe nứt cĩ một ý nghĩa thực tế rất quan trọng, nhằm giúp các nhà địa chất phát hiện các đứt gãy, từ đĩ giải thích sự dịch chuyển các thân quặng dưới sâu.
Khi nghiên cứu đặc điểm nứt nẻ tại điểm lộ cần lưu ý những điểm sau:
1- Đặc điểm địa chất và vị trí nơi nghiên cứu phân bố khe nứt, mối quan hệ của nĩ với đứt gãy và uốn nếp trong vùng.
2- Phân vùng các yếu tố thế nằm đặc trưng biến dạng của đá nơi bị biến dạng tạo khe nứt.
3- Mơ tả khe nứt, cát khai, thớ phiến, cho từng loại đá ở nơi nghiên cứu. 4- Phân loại khe nứt, cát khai theo hình thái đặc trưng.
5- Mơ tả mật độ khe nứt, tức số lượng khe nứt trên một mét đo theo hướng vuơng gĩc với các khe nứt đĩ.
Đối với khe nứt cần mơ tả cụ thể, bao gồm:
1- Phân biệt các loại khe nứt, làm sáng tỏ hình thái từng khe nứt cắt, tách. Cần ghi nhật ký các nhĩm khe nứt theo phương. Những khe nứt cùng phương, cùng gĩc cắm, cùng loại thì mơ tả chung, cịn những khe nứt cùng phương, khác loại mơ tả riêng.
2- Quy luật phân bố khe nứt nằm trong một loại đá nào, cĩ cắt sang loại đá khác khơng.
3- Quan sát mặt khe nứt cĩ vết xước khơng, sự dịch chuyển các khe nứt li ti, vật chất lấp nhét khe nứt, nguồn gốc khe nứt, thứ tự sinh thành.