Để xác định yếu tố thế nằm theo tài liệu lỗ khoan thì ít nhất phải cĩ 3 lỗ khoan cĩ vị trí khơng thẳng hàng nhau. Giả sử cĩ 3 lỗ khoan thẳng đứng khoan tới một vỉa than cĩ số liệu về độ cao miệng lỗ khoan và độ sâu gặp nĩc vỉa than như sau (hình……): lỗ khoan 1 (LK1) = 490m/350m, lỗ khoan 2 (LK2) = 530m/340m và lỗ khoan 3 (LK3) = 520m/410m (phân số chỉ: độ cao miệng lỗ khoan/độ sâu gặp nĩc vỉa).
490 LK1 140 520 LK3 110 530 LK2 190 A α β đường phương đường dốc A B A’ α 190 140
Hình 6.6: Cách xác định yếu tố thế nằm theo 3 lỗ khoan thẳng đứng
140 180
160
120
Độ cao tuyệt đối nĩc vỉa than được tính bằng hiệu của độ cao miệng lỗ khoan và độ sâu gặp nĩc vỉa. Kết quả độ cao tuyệt đối của nĩc vỉa than ở LK1 = 140m, LK2 = 190m, LK3 = 110m.
Nĩc vỉa than ở LK2 cĩ độ cao tuyệt đối cao nhất, ở LK3 thấp nhất và LK1 cĩ độ cao trung bình. Nối ba lỗ khoan lại ta được một tam – là hình chiếu của một phần lớp nghiêng trên mặt phẳng nằm ngang.
Theo độ cao nĩc vỉa tại lỗ khoan cĩ thể vẽ đường phương vỉa (nằm ngang) bằng cách nối các điểm cĩ cùng độ cao với nhau, cịn đường dốc – là đường vuơng gĩc với đường phương hướng từ điểm nĩc vỉa than cao nhất xuống điểm thấp hơn.
Để vẽ đường phương vỉa, trên cạnh nối LK2-LK3 tìm điểm cĩ độ cao tuyệt đối bằng 140m, nối LK2 với điểm 140m vừa tìm được, đĩ là đường phương vỉa. Từ điểm LK2 (cao nhất) kẽ đường vuơng gĩc với đường phương ta sẽ được hướng dốc của vỉa (trên hình vẽ là đường BA). Dùng thước đo độ cĩ thể đo được gĩc phương vị hướng dốc β = 1900.
Ta biết từ điểm B (cao 190m) đến A (cao 140m) cĩ mức chênh cao là 50m. Giả sử tỷ lệ bản đồ là 1:500, cĩ thể tiến hành xác định gĩc dốc α theo hai cách.
Cách 1:
Dựng mặt cắt thẳng đứng theo đường dốc của lớp từ B đến A. Để làm việc đĩ ta vẽ hai đường nằm ngang cách nhau một khoảng cao độ 50m, đường trên đại diện cho mặt phẳng ngang cao độ 190m, đường dưới – cho mặt phẳng ngang cao độ 140m. trên đường ngang cĩ cao độ 190m đặt một đoạn bằng BA (là hướng dốc của lớp). Chiếu A lên mặt 140m ta được điểm A1, BA1 là đường dốc trên mặt nghiêng của lớp. Gĩc cần tìm là α = gĩc (ABA1). Xác định α bằng thước đo độ hay bằng lượng giác.
Cĩ thể vẽ gĩc ABA1 ngay trên sơ đồ 3 lỗ khoan. Theo đường phương từ A đặc theo tỷ lệ một đoạn AA1 bằng khoảng chênh lệch độ cao giữa A và A1 (50m). Nối BA1, ta được gĩc ABA1 cần tìm. Dùng thước đo độ hoặc phương pháp lượng giác để xác định gĩc ABA1, ta được α = 250.
Yếu tố thế nằm của vỉa than theo tài liệu ba lỗ khoan là: 190 ∠ 25.
Chú ý:
Tương tự cĩ thể dùng phương pháp này để xác định yếu tố thế nằm của lớp nghiêng nếu biết ba điểm lộ của lớp đĩ.
Nếu đo được hai phương vị hướng dốc và hai gĩc dốc biểu kiến thì xác định thế nằm thật của lớp giống như trên vách hào.
Nếu xác định được độ cao tuyệt đối của các điểm lộ nhờ nền bản đồ địa hình thì cĩ thể xác định thế nằm thật của lớp nghiêng giống như xác định theo tài liệu ba lỗ khoan.