Vẽ các lớp nằm ngang:
Điều kiện cần phải cĩ để vẽ các lớp nằm ngang lên bản đố địa chất là phải cĩ điểm lộ của nĩc và đáy lớp và cao độ tuyệt đối của chúng.
Ranh giới các lớp (ranh giới địa chất) cĩ thể trùng với đường đồng mức nếu cao độ của nĩc hay đáy lớp cĩ cao độ tuyệt đối trùng với cao độ đường đồng mức, hoặc cũng cĩ thể nằm giữa chúng nếu cao độ của nĩc hoặc đáy lớp khơng trùng với cao độ của đường đồng mức.
Cần chú ý tại những chỗ sườn dốc đứng, bề rộng lộ ra của lớp khơng được quá 1mm.
Trong khi vẽ ranh giới lớp nằm ngang, tuỳ thuộc vào sự thay đổi bề dày trầm tích mà đáy của lớp cĩ thể nằm ngang cịn nĩc cĩ thể bị nghiêng. Tuy nhiên, bề dày lớp chỉ biến đổi trong một phạm vi hẹp nên ranh giới nĩc và đáy lớp gần như song song nhau.
Khi bản đồ địa chất khơng cĩ đường đồng mức thì ranh giới các lớp sẽ lượn theo hình dạng của các yếu tố địa hình (Các lớp nằm ngang lượn theo hai bên bờ sơng suối). Như vậy ở điểm thấp nhất của địa hình bao giờ cũng lộ đá cổ và ở đường phân thuỷ lộ đá trẻ.
Tính độ dày thật của các lớp nằm ngang.
Độ dày thật của lớp nằm ngang bằng hiệu số độ cao giữa mái và tường của lớp đĩ. Do vậy khi tính độ dày thật của một lớp nằm ngang trên bản đồ ta phải dựa vào độ cao các đường đồng mức để tính được độ cao tuyệt đối của mái và tường.
Ví dụ: Tính độ dày thật của lớp nằm ngang cĩ cao độ của mái và tường trùng với
các đường đồng mức 130m và 120m (hình 5.1). Độ dày thật của lớp là: 130 – 120 = 10m.
Khi tường của lớp nằm ngang trùng với đường đồng mức 110m và mái khơng trùng với đường đồng mức (hình 5.2). Ta thấy mái nằm giữa đường đồng mức 130m và 120m, nội suy ta cĩ cao độ của mái lai125m. Vậy chiều dày của lớp là: 125 – 110 = 15m.
120 130
140 110
Hình 5.2: Mái và tường lớp nằm ngang trùng với đường đồng mức
140 130
120
110