so sánh (thành phần, mức độ biến chất, mức độ biến vị) để xác định tuổi tương đối của chúng.
Theo qui phảm địa tầng Việt Nam (1994) đối với đá biến chất người ta chia ra các loạt, hệ tầng, tập, lớp (đối với đá phân tầng) và phức hệ (đối với đá khơng phân tầng).
Loạt: được phân chia theo tuổi, đặc điểm biến chất, thành phần đá ban đầu,
đặc điểm macma (phun trào và xâm nhập), tách biệt với nhau bằng các khơng chỉnh hợp.
Hệ tầng: được xác lập trên cơ sở các đặc điểm thạch học của đá biến chất và
là phân vị chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chất.
Tập: được phân chia dựa theo thành phần và nguồn gốc của đá biến chất,
khi phân chia lạot thành tập cần chú ý đến tính đồng nhất về thành phần thạch học và tính thống nhất về nguồn gốc các đá. Giữa các tập cĩ thể là khơng chỉnh hợp hoặc chỉnh hợp và quan trọng hơn cả là trong tập cĩ thể tách ra phân vị lớp thuần nhất về thạch học, các lớp đặc biệt như: đá hoa, quaczit, đá phun trào bị biến chất,…
Phức hệ: dùng để phân chia và mơ tả các thành tạo biến chất tiền Cambri,
phân biệt với các phức hệ giáp kề bỡi mức độ biến chất hoặc khơng chỉnh hợp lớn.
Khi chia các đơn vị địa tầng cần lưu ý mức độ biến chất, đặc điểm thành phần nguyên thuỷ, tổ hợp cộng sinh các đá, đặc điểm cấu tạo.
Thời gian xâm nhập macma, chủ yếu là granit cĩ thể là cái mốc trong lịch sử hình thành đá biến chất, vì vậy tài liệu tuổi của granit được sử dụng rộng rãi để phân chia địa tầng các phức hệ biến chất.