Trong đá trầm tích sự sắp xếp của lớp này đối với kia cĩ sự liên quan chặt chẽ với nhau. Quá trình nâng lên hay hạ xuống của mực nước biển là nhân tố chủ yếu quyết định cho mối quan hệ trên. Để nghiên cứu mối quan hệ này người ta chia ra 3 trường hợp: Dạng thế nằm biển tiến, dạng thế nằm biến thối (biển lùi) và dạng thế nằm chuyển dịch.
3.6.1. Dạng thế nằm biển tiến (transgessive).
Dạng thề nằm biển tiến được thành tạo do nền đá cổ hạ xuống từ từ và lâu dài hay do sự nâng lên từ từ của mực nước biển. Trong khi đĩ các lớp trầm tích vẫn tiếp tục được thành tạo (Hình 3.14). Do điều kiện thành tạo như vậy nên mối quan hệ giữa các lớp cĩ những đặc điểm sau:
Phức hệ đá trẻ nằm trên phức hệ đa cổ.
Diện phân bố của các lớp đá càng trẻ càng rộng hơn các lớp đá càng cổ. Ở trung tâm các lớp đá nằm tuần tự từ trẻ đến cổ theo chiều sâu. Xa trung tâm lớp trẻ nằm trực tiếp trên nền cổ.
Cột địa tầng ở vùng trung tâm theo thứ tự từ dưới lên trên độ hạt mịn dần.
3.6.2. Dạng thế nằm biển lùi (regressive).
Dạng thế nằm biển lùi được thành tạo trong khu vực nền đá cổ nâng lên từ từ chậm chạp hay do sự hạ thấp của mực nước biển (Hình 3.15). Với điều kiện thành tạo như vậy nên mối quan hệ giữa các lớp đá trong thế nằm biển lùi cĩ những đặc điểm sau:
Diện phân bố của các lớp đá càng trẻ hẹp hơn so với các lớp đá càng cổ. Càng xa trung tâm gặp các lớp đá càng cổ.
Cột địa tầng ở vùng trung tâm theo thứ tự từ dưới lên trên độ hạt thơ dần.
Hình 3.14 Cấu trúc mặt cắt biển tiến
1 2
3 4
Hình 3.15: Cấu trúc mặt cắt biển lùi.
1 2
3.6.3. Dạng thế nằm biển chuyển dịch (migrative).
Dạng thế nằm chuyển dịch được đặc trưng bỡi sự chuyển dịch liên tiếp các miền trầm tích về một bên. Nĩ được thành tạo trong điều kiện chuyển động khơng đều của các cánh của đá nền, cĩ thể một bên nâng lên, một bên hạ xuống hoặc cả hai cùng nâng nhưng tốc độ khơng đều nhau làm cho nền bị nghiêng trong khi lắng đọng trầm tích tạo nên thế nằm chuyển dịch (Hình 3.16). Một số đặc điểm của thế nằm chuyển dịch:
Cả phức hệ cĩ cấu trúc khơng đối xứng.
Sự phân bố khơng đều về chiều dày, thành phần của các lớp trầm tích.