Chỉnh lý các tài liệu khe nứt

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất cấu tạo (Trang 95)

Sau khi cĩ số liệu khe nứt cần phải chỉnh lý, lập các sơ đồ thể hiện đặc điểm nứt nẻ của đá. Thường khi xử lý số đo khe nứt, người ta lập đồ thị hoa hồng, biểu đồ đồng mật độ điểm và xác định trường ứng suất kiến tạo theo phương pháp Gzovxki. Sau đây ta chỉ xét chỉnh lí tài liệu khe nứt theo phương pháp lập đồ thị hoa hồng.

Phương pháp này nhằm mục đích xác định hướng phát triển nhất của đường phương, hướng dốc hoặc gĩc dốc của khe nứt ở một vết lộ hoặc một vài vết lộ lân cận nhau.

Nguyên tắc thành lập đồ thị hoa hồng là mỗi một số đo khe nứt được đặc dưới dạng một đoạn thẳng cĩ độ dài nhất định (nghĩa là theo một tỷ lệ nhất định) kể từ tâm của biểu đồ và nằm theo phương của khe nứt. Một số lớn khe nứt cĩ phương giống nhau tạo nên một tia dài của biểu đồ, chỉ ra điểm cực đại đặc trưng. Để lập đồ thị hoa hồng cho đường phương ta đổi tất cả số liệu của phương vị hướng dốc đã xác định ở thực địa sang phương vị đường phương bằng cách cộng vào hay trừ đi giá trị phương vị hướng dốc một gĩc 900 sao cho kết quả của phép tính cho giá trị gĩc nằm ở khoảng 0 – 900 và 2700 – 3600 (hay 0). Ví dụ ta đo được gĩc phương vị hướng dốc là 1850. Muốn đổi sang phương vị đường phương nằm trong khoảng nĩi trên ta phải cộng 900 = 2750, nếu gĩc phương vị hướng dốc là 1500, thì ta phải trừ đi 900 và = 600 để cho kết quả nằm trong khoảng 0 – 900.

Tiếp theo, tất cả các số đo được phân chia thành nhiều nhĩm với khoảng mỗi nhĩm là 20 – 30 hoặc 50. Ví dụ nếu nhĩm theo 50 một thì tất cả các khe nứt cĩ gĩc phương vị đường phương từ 10 – 50, 60 – 100, 110 – 150, 160 – 200, …860 – 900, 2700 – 2750, 2760 – 2800, … 3560 – 3600 hợp thành một nhĩm. Rồi ta lại tính xem trong mỗi khoảng đĩ cĩ bao nhiêu khe nứt. Từ số lượng khe nứt cĩ trong một khoảng như vậy, ta tính ra số phần trăm khe nứt.

Sau khi tính ra số phần trăm khe nứt ở các khoảng độ đã chia, ta chọn một độ dài nào đĩ tương ứng với số phần trăm khe nứt nhất định để biểu diễn chúng. Ví dụ các khe nứt ở một vết lộ tập trung ở ba khoảng độ 3310 – 3350, 610 – 650, 810 – 850 với số phần trăm tương ứng là 50%, 10% và 40%. Khi chọn một độ dài làm thước tỷ lệ, cần chú ý sao cho với độ dài đĩ khoảng độ cĩ số phần trăm lớn nhất tính theo thước tỷ lệ đĩ khơng kéo dài quá và khoảng độ cĩ số phần trăm nhỏ nhất cũng khơng quá ngắn để hình biểu diễn cĩ dạng cân đối thẩm mỹ. Với số phần trăm nĩi trên ta chọn thước tỷ lệ 1cm ứng với 10% thì 50% vẽ được một đoạn là 5cm, 10% vẽ 1cm và 40% vẽ 4cm.

Vẽ trên một nửa vịng trịn 2700 – 00 – 900, rồi từ tâm vịng trịn vẽ theo đường phân giác của các khoảng độ những đoạn dài tương ứng với số phần trăm

tính theo thước tỷ lệ, rồi nối các đầu mút của các đoạn dài lại với nhau, khoảng độ nào khơng cĩ khe nứt thì nối thẳng vào tâm, ta được hình vẽ như cánh hoa hồng gọi là đồ thị hoa hồng đường phương khe nứt. Bên cạnh đồ thị này cĩ ghi thước tỷ lệ và phần trăm tương ứng.

Đối với đường phương người ta biểu diễn đồ thị hoa hồng trên nửa vịng trịn vì tất cả các đường phương đều cĩ hai giá trị phương vị và cĩ thể đổi về khoảng độ từ 2700 – 0 – 900. Khi lập đồ thị cho hướng dốc và gĩc dốc cụng thực hiện tương tự như đường phương nhưng đối với hướng dốc phải biểu diễn trên cả vịng trịn vì hướng dốc thay đổi từ 0 – 3600 cịn với gĩc dốc thì trên ¼ vịng trịn vì giá trị gĩc dốc thay đổi trong phạm vi 0 – 900.

Do đường phương vuơng gĩc với hướng dốc nên trên đồ thị hoa hồng đường phương, phương phát triển mạnh nhất phải vuơng gĩc với phương phát triển mạnh nhất của đồ thị hoa hồng hướng dốc và ngược lại.

Hình 8.3: Biểu đồ hoa hồng theo đường phương (a) và biểu đồ hoa hồng khe nứt (L, Q, S) của khối xâm nhập tại các vị trí riêng biệt (phía dưới là biểu đồ tổng hợp) (b)

Chương 7: ĐỨT GÃY 7.1. Khái niệm chung.

Cũng như các vật thể rắn khác, các đá khi chịu tác dụng của các lực kiến tạo thì đều bị biến dạng, tức là thay đổi về hình dạng và thể tích. Nếu cường độ tác dụng vượt quá giới hạn bền của chúng thì các đá bị đứt ra. Hiện tượng đĩ gọi là phá huỷ đứt đoạn, phá huỷ đứt đoạn cĩ hai dạng là đứt đoạn cĩ dịch chuyển và khơng dịch chuyển. Thuộc dạng thứ nhất gọi là đứt gãy và dạng thứ hai là khe nứt.

Cĩ 3 cách dịch chuyển của vật chất dọc theo hai bên mặt phá huỷ: Dịch chuyển theo mặt trược, dịch chuyển ngược mặt trược và dịch chuyển ngang.

Thơng thường chỉ cĩ một bên dịch chuyển, cịn một bên nằm tại chỗ. Bên dịch chuyển được gọi là cánh treo cịn bên nằm tại chỗ gọi là cánh nằm của đứt gãy. Vì vậy dựa theo phương thức dịch chuyển cĩ 3 loại đứt gãy chính là: đứt

gãy thuận, đứt gãy nghịch và đứt gãy ngang. Ngồi ra cịn cĩ đứt gãy rời, chịm

và nhĩm đứt gãy thuận nghịch - địa hào và địa luỹ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất cấu tạo (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w