Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco (Trang 77)

Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco

Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco ta nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty được xem là một mục tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng làm thế nào để tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu dộng một cách có hiệu quả nhất thì đây lại là một vấn đề lớn đòi hỏi các nhà quản lý công ty cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco phải không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn để nhận biết và đánh giá tình hình thực tế một cách sát thực nhất để công tác trên đạt dược hiệu quả cao nhất có thể. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco.

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lƣu động

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây là khoản vốn có tính linh hoạt cao, thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc xác định được nhu cầu về vốn lưu động sẽ tránh việc lãng phí cũng như thiếu hụt vốn lưu động trong kì kinh doanh tiếp theo. Việc tính toán, xác định lượng vốn lưu động cần đầu tư trong kỳ kinh doanh trước sẽ giúp cho Công ty ước lượng được nhu cầu trong tương lai, giảm

được mức chênh lệch giữa việc ước lượng thực tế và thực tế phát sinh. Từ đó, Công ty sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả.

Phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn

 Bước 1: Dự kiến doanh thu kỳ tiếp theo

Giả sử tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần trong năm 2014 đạt 20% so năm 2013 suy ra doanh thu thuần năm 2013 dự kiến đạt 247.154.413.921 VNĐ

 Bước 2 : Xác định vòng quay vốn lưu động kì trước theo công thức

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ/TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Áp dụng vào bài ta có:

Doanh thu thuần năm 2013 là : 190.580.318.401

TSLĐ bình quân sử dụng trong năm 2013 là 108.008.651.094

Suy ra, vòng quay vốn lưu động của Công ty đạt được trong năm 2013 là 1,76 vòng

 Bước 3 :Xác định vốn nhu cầu vốn lưu động dựa vào công thức:

Nhu cầu vốn lưu động = Doanh thu dự kiến năm kế hoạch / Vòng quay vốn lưu động

Dựa vào kết quả tìm được ở bước 1 và bước 2 ta có nhu cầu vốn lưu động dự kiến của Công ty năm 2013 là 140.411.246.421 VNĐ

Như vậy , nhu cầu vốn lưu động dự kiến của công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco trong năm tài chính 2014 khoảng 140.411.246.421 VNĐ

3.2.2. Tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động nói chung của Công ty cổ phần thiết bị y tế Medinsco

Hệ số sinh lợi của VLĐ = LNST (hoặc thu nhập sau thuế) VLĐ bình quân

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Muốn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có các cách sau:

Thứ nhất, là tăng chất lượng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ này sẽ tạo niềm tin cho khách hàng , tạo uy tín cho doanh nghiệp. Có uy tín, doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng đến đặt hàng tại doanh nghiệp. Do đó sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ hai, là tăng cường quan hệ với các khách hàng truyền thông của doanh nghiệp. Có thể áp dụng các chính sách khuyến mại để thu hút khách mới, tăng cường quảng cáo cho doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể gia tăng được số lượng dịch vụ cung cấp và từ đó nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp nhằm tối ưu hóa chi phí để từ đó nâng cao lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp, làm tiền đề để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Như vậy trong phần hạn chế đã nêu bên trên và trong những phần tính toán và phân tích các chỉ số, vấn đề chủ yếu mà Công ty đang gặp phải trong năm 2013 là việc mức doanh thu giảm bên cạnh đó chi phí tăng lên khiến lợi nhuận thực tế của Công ty nhận được chỉ ở mức thấp. Do đó, Công ty muốn gia tăng tỷ suất sinh lời thì có những khoản chi phí cần phải được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là các khoản chi có mức tăng đột biến. Từ đó đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm giảm chi phí tối đa có thể để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận thực nhận.

3.2.3. Đẩy nhanh tốc độ sử dụng vốn lƣu động trong công tác nhập khẩu

Trong 3 năm qua, giá trị hàng nhập khẩu của Công ty có sự suy giảm đáng kể. Vì vây, Công ty cần đưa ra rất nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này.

nhập khẩu thì vốn là một yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng vận hành bộ máy kinh doanh của Công ty.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, thì Công ty cần thực hiện các biện pháp để quản lý vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng có hiệu quả nhất. Đầu tiên, trước khi nhập khẩu, Công ty cần tính toán chi tiết về khả năng và thời gian thu hồi vốn với từng mặt hàng, đồng thời đưa ra các dự đoán về những rủi ro mà Công ty có thể gặp phải để chuẩn bị sẵn những phương án đối phó khi có trục trặc xảy ra.

Khi ký hợp đồng bán hàng, Công ty nên yêu cầu đối tác sử dụng các biện pháp thanh toán an toàn và nhanh chóng. Tránh tình trạng kéo dài thời gian thanh toán của khách hàng, gây ứ đọng vốn, đồng thời giảm rủi ro trong quá trình thanh toán.

Đối với hoạt động nhập khẩu ủy thác, Công ty cần yêu cầu khách hàng chuyển khoản tiền đặt cọc đúng hạn. Việc làm này sẽ giúp Công ty tiết kiệm được lượng vốn của mình cho các loại hình kinh doanh nhập khẩu khác.

Bên cạnh đó, công tác quản lý hàng dự trữ, hàng tồn kho cũng rất quan trọng. Công ty cần thanh lý nhanh những mặt hàng này để giải phóng vốn, phục vụ cho hoạt động nhập khẩu tiếp theo.

Cuối cùng, đối với từng hợp đồng khác nhau Công ty cần lập các phương án kinh doanh khác nhau. Mỗi phương án kinh doanh đó, Công ty cần xây dựng phương án sử dụng vốn có hiệu quả phù hợp nhất đối với từng trường hợp có thể xảy ra. Có như vây, thì hiệu quả kinh doanh mà Công ty thu được mới đạt mức cao nhất.

3.2.4. Quản lý các khoản phải thu khách hàng

Với việc Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế Thế giới, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước gia nhập vào thị trường, khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đau nhau tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho bản thân nhằm đẩy mạnh doanh thu. Và một trong các phương pháp hiệu quả là hình thành chính

sách bán chịu, với mục đích nâng cao sức mua của khách hàng. Tuy nhiên, chính sách này cũng đem lại những mặt hạn chế, đó là gia tăng các khoản phải thu và chi phí cho việc thu nợ của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu thực tế trong Chương 2 của Công ty Cổ phần thiết bị y tế Medinsco, ta thấy do hiện tại Công ty chưa có chính sách cấp tín dụng cho khách hàng một cách cụ thể, hợp lý nên số dư khoản mục phải thu khách hàng đang ở mức cao, và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chi phí của Công ty tăng mạnh. Vì vậy, việc thiết lập chính sách tín dụng vô cùng quan trọng trong việc quản lý các khoản phải thu khách hàng.

Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toan và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.

Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

Đối với các khoản nợ đang trong thời hạn thanh toán, ta nên ghi chi tiết thời gian mở tín dụng và thời gian hồi các khoản nợ theo dự kiến, dựa trên bản hợp đồng tín dụng được kí kết giữa hai bên. Còn đối với các khoản nợ quá hạn, tùy thuộc vào thời gian quá hạn để áp dụng các biện pháp quản lý. Ta có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (thời gian quá nợ từ 1-15 ngày): thông báo với bên khách hàng về thời gian đáo hạn, số tiền nợ, số tiền phạt...qua điện thoại, fax, email

Giai đoạn 2 (thời gian quá nợ từ 16- 15 ngày): chủ động cử nhân viên trực tiếp xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng đồng thời thông báo những biện pháp mạnh hơn nếu khách hàng tiếp tục kéo dài thời gian quá nợ.

Giai đoạn 3 (thời gian quá nợ từ 30 ngày trở lên): Gửi kiến nghị lên tòa án nếu như phía khách hàng không chủ động, cố tình phớt lờ với những yêu cầu của Công ty trong vấn đề thanh toán.

Bên cạnh nỗ lực thu hồi nợ, Công ty cũng cần có những chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc xử phạt với những khách hàng để quá nợ thanh toán dựa trên số tiền nợ, thời gian quá hạn. Công ty có thể dựa trên lãi suất huy động vốn của các ngân hàng làm thước đo để xác định số tiền phạt cho từng hợp đồng cụ thể.

Tóm lại để quản lý tốt khoản mục phải thu khách hàng, Công ty cần phải tạo lập một chu trình quản lý nợ chặt chẽ, xác định rõ thời gian của từng khoản nợ để có kế hoạch phù hợp.

3.2.5. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động chuyển vốn lƣu động

- Đối thị trường trong nước.

Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm nên phần lớn các đơn hàng của Medinsco đến từ những khách hàng thân thiết, và hàng hóa mà Công ty nhập về

phần lớn cũng chỉ là những sản phẩm truyển thống, luôn cần thiết cho thị trường. Vì vậy, Công ty chưa đi sâu vào nghiên cứu thị trường một cách chi tiết về những khách hàng mới, những sản phẩm tiềm năng, hay thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Giải pháp đưa ra cho Công ty là phải chú trọng đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Cụ thể Công ty cần nghiên cứu xu hướng mới của thị trường, thị trường đang ưa thích loại hàng hóa nào, xuất xứ ở đâu, đặc điểm kĩ thuật như thế nào, số lượng ra sao… Đồng thời phải tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh của mình đã và đang nhập những sản phẩm đó như thế nào để có thể tính tiết một cách chi tiết về loại hàng hóa và số lượng mà Công ty nên nhập về. Ngoài ra, Công ty cũng phải nghiên cứu cả những chính sách của Nhà nước bao gồm luật, ưu đãi, biểu thuế… của thiết bị đó. Có như vậy, Công ty mới có thể tìm ra những thứ còn thiếu của thị trường, đồng thời giúp Công ty tự tin hơn trong việc nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm mới, đem lại doanh thu cao cho Công ty.

- Đối thị trường nước ngoài

Thực tế là trong những năm gần đây, Medinsco chỉ nhập khẩu tại một số hãng nhất định hay một số quốc gia như Hoa Kỳ, Singapore, Hàn Quốc. Điều đó cho thấy Công ty chưa nghiên cứu hết toàn bộ các thị trường cung cấp sản phẩm có chất lượng trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản… Vì vậy, ngay từ bây giờ, Công ty cần phải thay đổi cách làm trong lĩnh vực này, bao gồm các hoạt động như:

 Tìm hiểu chi tiết tập quán thương mại của từng quốc gia, các chính sách thương mại, chính sách bảo hộ của các quốc gia đó đối với mặt hàng trang thiết bị y tế, đồng thời phải nắm rõ tình hình chính trị, dự đoán các biến động kinh tế có thể xảy ra.

 Sau đó, Công ty cấn tiến hành nghiên cứu chi tiết về giá cả sản phẩm của từng hãng, điểm mạnh, điểm yếu của các sản phẩm do các hãng đó cung cấp. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm cho Công ty.

 Những thông tin đó cần được thu thập một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời để Công ty không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Khi đã thu thập đủ các thông tin trên, Công ty cần tiến hành so sánh, phân tích kỹ lưỡng để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

 Ngoài ra việc đặt các văn phòng đại diện tại nước ngoài cũng giúp Công ty có thể nắm bắt tình hình thị trường nước ngoài một cách nhanh nhạy và chính xác. Tuy nhiên, rất khó để Công ty có thể đặt văn phòng đại diện ở từng quốc gia, mà nên đặt ở từng khu vực cụ thể như Bắc Mỹ, Đông Âu, khu vực Châu Á, Đông Năm Á…

Ngoài việc kinh doanh nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước, Công ty có thể kết hợp mở rộng ra thị trường nước ngoài. Công ty cần xác định được những thị trường còn yếu trong hoạt động nhập khẩu thông qua các văn phòng đại diện, để tiến hành lựa chọn làm thị trường trọng điểm để tập trung đầu tư, nâng cao hiệu suất kinh doanh cho Công ty.

3.2.6. Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lƣu kho

Hàng tồn kho là lượng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Việc dự trữ hàng tồn kho ở mức cao sẽ khiến cho công ty luôn phải đối mặt với chi phí vốn lên làm giảm hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy để có thể quản lý tốt khoản mục này công ty cần:

Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.

Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)