Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco (Trang 40)

Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Medinsco hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, nghĩa là mua và bán hàng hóa trên thị trường để thực hiện tốt chu trình T-H-T và thu được nhiều lợi nhuận.

Theo giấy đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh chính của công ty là: - Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu: Thiết bị, vật tư, dụng cụ y tế; thiết bị khoa học – môi trường; thiết bị giảng dạy và phương tiện vận tải (bao gồm các loại xe chuyên dụng y tế mới);

- Kinh doanh hóa chất xét nghiệm, hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn (trừ hóa chất do Nhà nước cấm), vaccin sinh phẩm, thuốc chữa bệnh và các sản phầm khác phục vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, dân số kế hoạch hóa gia đình;

- Kinh doanh bất động sản, nhà ở; cho thuê văn phòng, kho tàng, bãi để xe, dịch vụ trông giữ xe;

- Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác; dịch vụ tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), vaccin sinh phẩm, thuốc chữa bệnh, thiết bị vật tư y tế; dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị y tế, ô tô chuyên dụng y tế.

Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của công ty

Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh của công ty Medinsco

Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Medinsco hoạt động chủ đạo trong lĩnh vực thương mại thiết bị y tế.Nghĩa là mua hàng thiết bị y tế từ các đơn vị cả trong và ngoài nước (mà chủ đạo là nhập khẩu hàng nước ngoài) để bán cho các đơn vị tiêu dùng trong nước như bệnh viện, người tiêu dùng.Với hoạt động kinh doanh như vậy, công ty đã tổ chức trong bộ máy công ty một Phòng kinh doanh và hệ thống bốn cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.

Phòng kinh doanh là nơi đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, nắm bắt nhu cầu thị trường, dự trù các loại hàng hóa mà công ty cung cấp và nhận đơn đặt hàng lớn từ các bệnh viện, các cơ sở y tế từ các tỉnh địa phương.

Hệ thống các của hàng bán lẻ được tổ chức rải rác khu vực trung tâm thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ của các hộ gia đình, các cá nhân.

2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty

Toàn công ty có 134 nhân viên được chia thành các phòng ban theo mô hình quản trị với chức năng đơn giản, ít cấp bậc nhằm đảm bảo cho Ban lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình thực tế kinh doanh một cách kịp thời và đáng tin cậy, nhanh chóng đưa ra quyết định cần thiết.

Mua hàng nội địa Nhập khẩu Tổng Kho công ty Phòng kinh doanh Hệ thống 4 cửa hàng Chủ yếu bán buôn, ĐĐH lớn từ các bệnh viện… Chủ yếu bán lẻ cho người tiêu dùng

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: Gổm những cố đông của công ty, là cơ quan đầu não của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để đưa ra những quyết định quan trọng như:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

- Đưa ra các quyết định liên quan đến cổ phần của công ty như: Khi nào chào bán cổ phiếu, số lượng bán là bao nhiêu, có những loại cổ phiếu nào, giá chào bán là bao nhiêu;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;

- Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;

TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng giao nhận Ban bảo vệ Kho xưởng Hệ thống cửa hàng

Ban kiểm soát: Có một số chức năng, nhiệm vụ chính như:

- Thay mặt hội đồng quản trị đánh giá công tác điều hành, quản lý của Ban giám đốc;

- Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các số liệu cần thiết khác;

Ban giám đốc: Gồm tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp hoạt động kinh doanh, quản lý công ty; - Nghiên cứu, xây dựng phương hướng, đường lối phát triển cho công ty trong từng thời kỳ nhất định.

Phòng kinh doanh: tham mưu cho Ban giám đốc trong việc:

- Xây dựng định hướng tiếp cận và mở rộng thị trường, kế hoạch kinh doanh, cơ chế chính sách phục vụ công tác kinh doanh trong từng thời kỳ;

- Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch cho việc mua hàng; - Công tác quan hệ, đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác kinh doanh.

Phòng kế toán – Tài chính: Phụ trách và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty:

- Hàng tháng lập kế hoạch về tài chính;

- Theo dõi và báo cáo tình hình vốn cảu công ty hàng năm; - Theo dõi và quản lý TSCĐ của công ty;

- Thực hiện công tác kế toán lương, kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi, tiền vay, kế toán hàng tồn kho, kế toán mau hàng và công nợ phải trả, kế toán thuế…

Phòng tổ chức – hành chính:

- Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức sắp xếp nhân lực;

- Công tác định mức lao động, tiền lương, chế độ BHXH, BHYT cho người lao động;

Phòng giao nhận:

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán thiết bị.

Hệ thống cửa hàng:

- Gồm có 4 cửa hàng, đây là nơi trực tiếp giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng nhỏ lẻ.

Các kho hàng hóa:

- Bảo quản, sắp xếp hàng hóa hợp lý, đảm bảo chất lượng và an toàn, đóng lẻ hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và công ty.

Ban bảo vệ:

- Đảm bảo an toàn trật tự và bảo vệ tài sản của công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco (Trang 40)