Tình hình nghiên cứu và sản xuất chitin, chitosan và oligochitosan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản mực nguyên liệu bằng Oligochitosan (Trang 44 - 45)

thế giới

Việc nghiên cứu về dạng tồn tại, cấu trúc, tính chất lý hóa và ứng dụng của chitin, chitosan, COS đã được đã công bố những năm 30 của thế kỷ XX này.

Trước đây người ta đã thử tách chitin từ sinh vật biển nhưng nguồn nguyên liệu không đủđể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trữlượng chitin chủ yếu ở vỏ tôm, cua, ghẹ. Trong một thời gian các chất phế thải này không được thu hồi mà lại gây ra ô nhiễm môi trường.

Năm 1977, Viện Hàn lâm kỹ thuật Mỹ khi tiến hành xác định giá trị của chitin và protein trong vỏ tôm, cua đã cho thấy việc thu hồi các chất này rất có lợi trong thực tế. Phần protein thu hồi được sử dụng để chế biến thức ăn gia súc phần

chitin dùng như một chất khởi đầu để điều chế các dẫn xuất có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp.

Sản lượng chitin, chitosan năm 1990 của thế giới là 1200 tấn. Nước sử dụng

hàng đầu trên thế giới là Nhật Bản (600 tấn/năm) và Mỹ (400 tấn/năm). Ngoài ra,

Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp cũng đang phát triển thêm các cơ sở sản xuất ở quy mô lớn. Theo đánh giá của FAO nhu cầu chitin, chitosan trên thế giới có thể lên đến 36700 tấn/năm trong thập kỷ tới. Năm 1987, Bentech đã được cấp bằng sáng chế

nhờ nghiên cứu ứng dụng của chitosan trong việc bọc nang hạt giống để ngăn ngừa sự tấn công của nấm trong đất. Trong những vùng mà cây trồng thường bị nấm tấn công vào hệ rễ, nếu hạt giống được bọc nang bằng chitosan sẽ nâng cao hiệu suất thu hoạch lên 20% so với không dùng chitosan.

Đầu năm 1991 các chuyên gia nghiên cứu của Anh tuyên bố rằng họđã dùng

chitosan để giữ thức ăn được lâu. Trong một thí nghiệm, người ta bôi xung quanh quả táo một lớp dung dịch keo chitosan, dung dịch này khô cứng lại. Sáu tháng sau, các chuyên gia nghiên cứu cho biết các quả táo vẫn còn nguyên và giòn như trước khi bôi lớp dung dịch keo chitosan như vậy.

Một công ty ở Mỹđã dùng chitosan để tạo vật dụng hút nước và chỉ khâu tự

tiêu. Các bác sỹ Mỹđã khám phá rằng có thể giúp máu đông nhanh hơn và đã chế

tạo ra thấu kính tiếp xúc không đặc tính thị lực từ chitosan giúp quá trình liền sẹo của thị giác.

Theo Hwang và cộng sự (1989), Shoiyn và Rha (1989), chitosan có chức

năng tạo màng. Màng chitosan đã được ứng dụng trong công nghệ sinh học nuôi nhốt tế bào Mammalian. Khi Mammalian được nhốt trong Microcapsulo, màng

chitosan đã làm tăng diện tích bề mặt và tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của tế bào, màng này đã bảo vệđược tế bào khỏi bị tác động của ánh sáng, tác động của lực cơ học và tạo nên mật độ tếbào cao hơn.

Hãng kỹ thuật của Matsushita sử dụng chitosan trong việc chế tạo máy phát nhanh.

Nhật Bản và Mỹ hiện dùng 500 tấn chitosan (chitin) mỗi năm để lọc nước uống và văn phòng bảo vệ môi sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản mực nguyên liệu bằng Oligochitosan (Trang 44 - 45)