Tình hình xuất khẩu mực tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản mực nguyên liệu bằng Oligochitosan (Trang 25 - 27)

Việt Nam là nước đứng thứ 3 toàn cầu về số lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn

EU, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu thủy sản và đứng thứ 5 về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm trong các ngành hàng xuất khẩu của quốc gia. Xuất khẩu mực của Việt Nam sang các nước ASEAN đang có xu hướng tăng lên, trái lại xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU lại đang giảm đi.

Năm 2013, mặc dù suy thoái kinh tế tài chính diễn ra nhiều nơinhưng riêng

thị trường thủy sản hầu như không mấy ảnh hưởng mà liên tục mở rộng, phát triển

về quy mô và sự ảnh hưởng của nó. Thủy sản Việt Nam đang tiếp cận hàng trăm

quốc gia, mở rộng việc nuôi trồng, tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản, năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2013 là năm thành công của xuất khẩu mực Việt Nam. Vượt qua những

thử thách lớn về dịch bệnh, sự thắt chặt thị trường, tình hình thiếu vốn…ngành đã

đã ổn định được sản xuất và tiêu thụ với kết quả khả quan hơn cả mong đợi.

Năm 2013, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam,

chiếm 21.89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bước sang 2014, tình hình có lẽ vẫn khả

quan khi các mặt hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm được cảm tình của các

thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nga, Nhật [16].

Tình hình xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nga có những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2013, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nga có những chuyển biến bất ngờ. Sau 3 năm xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm thì ngược lại, từ

quý II/2013, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu sang thị trường Nga tăng trưởng một

cách đột biến, tăng trưởng đến ba con số từ 163 - 966% so với năm 2012. Trong đó,

3 tháng cuối năm 2013, giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất từ 120 - 225% so với năm

2012.

Năm 2013, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 của Nga (chỉ sau thị trường Trung Quốc). Nga cũng tăng tỷ lệ nhập khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc từ 28 - 42% nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng lợi thế. Việt Nam đã chi phối thị trường Nga, nếu trong tháng 8 xuất khẩu mặt hàng này chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu thì những tháng cuối năm đã lên gần 85%. Doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đã giành gần hết thị phần Nga từ tay các đối thủ lớn như: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Tunisia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. VASEP dự báo, kể từ quý II/2014, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thịtrường này sẽtăng đáng kể do nhu cầu của Nga rất lớn.

Tại thị trường EU, giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc đạt 74 triệu USD trong năm 2013, bằng 1/2 so với thị trường xuất khẩu đứng thứ 2 là Hàn Quốc. Ba thị trường đơn lẻ trong khối EU là Italia giảm 16.4%, Đức giảm 1.5% và Bỉ giảm

40.6% so với năm 2012. Trong năm 2013 chỉ có duy nhất tháng 12/2013, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU tăng nhẹ 8.3% so với cùng kỳ năm trước, 11 tháng còn lại trong năm, giá trị xuất khẩu liên tục giảm từ 10.0 - 59.3%. Trong quý I/2014, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang khu vực này chưa thể tăng trưởng dương. Có thể từ quý

II/2014, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp hải sản Việt Nam tại thị trường này [17].

Trong khi đó, 11 tháng đầu năm 2013 tình hình xuất khẩu mực sang thị

trường ASEAN là thị trường lớn thứtư vẫn duy trì sựtăng trưởng từđầu năm, trong

khi ba thị trường chính là Hàn Quốc, Nhật Bản và EU sụt giảm. Thái Lan tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tới hơn 79%

tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của ASEAN. Cụ thể, năm 2013 tổng giá trị

xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Thái Lan đạt hơn 38.5 triệu USD,

xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang khối ASEAN trong 11 tháng đầu năm 2013 tăng 8.5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 48.6 triệu USD và chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới.

Năm 2013, trong ASEAN chỉ có Malaysia và Campuchia là giảm nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường còn lại vẫn có sự tăng trưởng khá. Trong đó, đáng chú ý là sự tăng trưởng xuất khẩu sang Philippines với tốc độtăng trưởng lên tới bốn con số, đạt 3451% so với cùng kỳnăm ngoái. Tính tới thời điểm này, hai thị trường được đánh giá là rất tiềm năng đối với mực, bạch tuộc của Việt Nam là Indonesia và Myanmar vẫn vắng bóng. Về cơ cấu mặt hàng, 11 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng mực, bạch tuộc chế biến của Việt Nam sang khối ASEAN đều khởi sắc. Giá trị xuất khẩu mực khô/nướng, mực chế biến khác và bạch tuộc chế biến của Việt Nam đều có sự tăng trưởng lần lượt là 6.8%, 59% và 39%. Đây là điều hết sức đáng mừng vì phần lớn các sản phẩm này đều là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc năm 2013 đạt giá trị 148.3 triệu USD và như nhiều năm trước, nước này giữ vị trí nhà nhập

khẩu lớn nhất của mực và bạch tuộc Việt Nam, chiếm gần 30% tổng giá trị xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khẩu mặt hàng này của nước ta [17].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản mực nguyên liệu bằng Oligochitosan (Trang 25 - 27)