Tiến hành thủy phân 5 mẫu đầu xƣơng cá Tra với nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau lần lƣợt là 400C, 450C, 500C, 550C, 600C theo sơ đồ hình 2.8.
Ảnh hƣởng của nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau đến hiệu suất thu hồi Nitơ đƣợc thể hiện ở hình 3.13.
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau đến hiệu suất thu hồi Nitơ
Các giá trị trung bình mang ký tự khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa về thống kê.
Khi nhiệt độ tăng từ 40 đến 500C thì đến 9,12 g/l và hiệu suất thu hồi Nitơ tăng từ 39,93 đến 49,17%. Khi tiếp tục tăng nhiệt độ từ 50 đến 600
C thì hiệu suất thu hồi Nitơ thay đổi không đáng kể. Và theo nhƣ kết quả phân tích thì không có sự khác nhau có ý nghĩa về hiệu suất thu hồi Nitơ giữa các mẫu có nhiệt độ thủy phân 50và 550C.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tùy theo từng cơ chất và điều kiện thủy phân mà hoạt động tối thích của enzyme Flavourzyme nằm trong khoảng 55 ÷ 550C. Trong quá trình nghiên cứu thực tế cũng cho thấy, trong khoảng nhiệt độ đó enzyme Flavourzyme hoạt động tốt và giúp tăng khả năng cắt mạch polypeptide tạo các peptide ngắn mạch và acid amin nhiều hơn, hiệu suất thu hồi Nitơ tăng dần khi tăng nhiệt độ, nhƣng khi tăng đến 600
C thì enzyme bắt đầu bị ức chế do đó có sự thay đổi hiệu suất thu hồi Nitơ.
Ảnh hƣởng của nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau đến hàm lƣợng Nitơ acid amin đƣợc thể hiện ở hình 3.14.
Hình 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau đến hàm lượng Nitơ acid amin
Các giá trị trung bình mang ký tự khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa về thống kê.
Theo hình 3.14, nhiệt độ tăng từ 40 đến 500C thì hàm lƣợng Nitơ acid amin tăng từ 3,64 đến 5,01 g/l. Nếu tiếp tục tăng từ 50 đến 600C thì hàm lƣợng Nitơ acid amin tăng nhẹ nhƣng theo phân tích thì không có sự khác nhau có ý nghĩa về hàm lƣợng Nitơ acid amin giữa các mẫu có nhiệt độ 50, 55và 600C.
Hoạt động cắt mạch polypeptide của enzyme để tạo các peptide ngắn mạch và acid amin phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Vì nếu là nhiệt độ tối thích thì hoạt động enzyme càng mạnh và khả năng phân cắt mạch tạo, sẽ tạo nhiều aicd amin trong dịch thủy phân, nhƣng khi nhiệt độ tăng quá ngƣỡng hoạt động của enzyme thì khả năng hoạt động của enzyme đó giảm xuống.
Ảnh hƣởng của nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau đến hàm lƣợng Nitơ amoniac đƣợc thể hiện ở hình 3.15.
Hình 3.15. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau đến hàm lượng Nitơ amoniac
Các giá trị trung bình mang ký tự khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa về thống kê.
Theo hình 3.15, hàm lƣợng Nitơ amoniac giảm dần khi tăng nhiệt độ thủy phân, khi nhiệt độ thủy phân tăng từ 40 đến 500C thì hàm lƣợng Nitơ amoniac giảm từ 1,02 đến 0,79 g/l.
Khi tăng nhiệt độ từ 40 đến 600
C thì vi sinh vật bị ức chế càng lúc càng tăng, do đó khả năng phân hủy các chất hữu cơ giảm nên lƣợng Nitơ amoniac sinh ra càng ít.
Từ Từ kết quả nghiên cứu ở trên, chọn 500
C là nhiệt độ thủy phân giai đoạn sau thích hợp.