Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ thủy phân đầu xương cá tra bằng sự kết hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme (Trang 34)

Lâm Tuyết Hận (2009) đã nghiên cứu thu nhận chế phẩm enzyme protease từ nội tạng cá chẽm có điều kiện hoạt động là pHopt = 7,5 – 8, topt = 350C, muối ăn ở nồng độ càng cao thì hoạt độ enzyme càng giảm. Từ đây đã sử dụng enzyme đƣợc thu nhận này ứng dụng vào nghiên cứu thủy phân cá nục thuôn và thu đƣợc kết quả về các thông số ảnh hƣởng đến sự thủy phân: pH = 8, tỉ lệ nƣớc 20%, NaCl = 2%, E/S = 2%, t = 500C, T = 14 giờ. Kết quả thu đƣợc bột đạm cá nục thuôn có hàm lƣợng protein thô là 79,93%, protein hòa tan 13,45%, Naa = 16,65%, bột đạm hòa tan là 89,65%, bộ đạm không hòa tan là 10,35% [2].

Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng (2011) đã nghiên cứu sản xuất sản phẩm thủy phân protein từ đầu cá ngừ vây vàng và sử dụng sản phẩm thủy phân này trong thức ăn cho tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc bổ sung bột protein thủy phân từ đầu cá ngừ vào trong thức ăn cho tôm đã cải thiện sự tăng khối lƣợng của tôm, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả sử dụng protein [5], [6].

Nguyễn Thị Ngọc Hoài (2012) đã nghiên cứu thu hồi và đặc trƣng hóa tính chất sản phẩm thủy phân protein từ đầu tôm bằng enzyme. Kết quả dịch thủy phân protein thu đƣợc đem cô quay ở nhiệt độ 450

C, áp suất hút chân không là 50mbar, thời gian hút là 20 phút, nồng độ chất khô trong dịch thủy phân sau cô quay là 22o Brix. Sau đó, tiến hành sấy phun dịch cô quay ở nhiệt độ 130o

C, nồng độ maltodextrin bổ sung là 8%, mẫu thu đƣợc có độ ẩm là 10% , trong 1 gam bột thì hàm lƣợng protein hòa tan là 110,1mg [4].

Trần Thị Hồng Nghi và cộng sự (2011) đã nghiên cứu sử dụng enzyme protease từ vi khuẩn (Bacillus subtilis) để thủy phân phụ phẩm cá tra và ứng dụng sản phẩm thủy phân trong việc sản xuất nƣớc mắm. Điều kiện tối ƣu cho việc thủy phân phụ phẩm cá Tra bằng enzyme protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis nhƣ sau: nhiệt độ 500C, pH = 7,6; tỷ lệ nƣớc 30%, nồng độ muối 2%, hoạt độ enzyme 50UI và thời gian thủy phân là 18 giờ. Sản phẩm nƣớc mắm thu đƣợc sau khi ủ ở tỷ lệ bã chƣợp 20% có hàm lƣợng đạm formol 14,5 g/l, đạm tổng số 16 g/l, đạm NH3 1,49 g/l và acid amin 12,81 g/l [9].

PHẦN 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ thủy phân đầu xương cá tra bằng sự kết hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)