L ời cam đoan
4.5.3. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Luồng trê n5 năm
- Hạn chế khai thác cây trung niên và cây non, chỉ khai thác cây già từ 4
tuổi trở lên trong rừng Luồng trong vòng 2-3 năm để rừng Luồng để dẫn dắt
rừng hiện tại của Quan Hóa đến cấu trúc mô hình rừng chuẩn với số khóm
thích hợp là 200 – 250 khóm/ha, số cây thích hợp là 16-19 cây/khóm, phân bố
số cây mong muốn ở thời điểm sau khai thác lần lượt là: 1 non, 2 trung niên, 1 già; tương đương với 5 cây non, 9 cây trung niên và 5 cây già/khóm.
- Đối với rừng Luồng được trồng sau 20 năm, hàng năm cần đắp gốc để
hạn chế sự chồi gốc làm kích thước cây Luồng nhỏ. Đối với rừng trồng trên 30 tuổi, cần thanh lý và trồng rừng mới thay thế rừng cũ.
- Chỉ nên để những cây măng mọc ở tháng 6 và tháng 7 hàng năm phát
triển thành cây Luồng. Măng mọc vào tháng 8 và tháng 9 nên thu hoạch măng
làm thực phẩm.
- Công tác chăm sóc Luồng nhằm mục đích nâng cao số lượng và chất
lượng măng cần được thực hiện từtrước mùa ra măng. Mùa khai thác Luồng
đối với rừng trồng ở lập địa S1, S2 nên chậm hơn khai thác rừng Luồng ở lập
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Rừng Luồng trồng trước năm 2004 ở huyện Quan Hóa tỉnh Thanh
Hóa có mật độ trung bình là 236 khóm/ha, 1.856 cây/ha, 8 cây/khóm với độ
biến động lớn hơn 30%. Đường kính bình quân là 7,79cm và chiều cao bình quân là 11,18m. Tỷ lệ cây Luồng theo tuổi 1:2:3:4 lần lượt là 33,9% : 35,3% : 21,3% : 0,5%. Rừng được trồng với nguồn giống chưa được kiểm soát, việc
mở rộng diện tích trồng chưa có quy hoạch, công tác chăm sóc chưa thường
xuyên và mùa vụ khai thác chưa được áp dụng triệt để. Thực trạng rừng Luồng ở Quan Hóa thuộc loại rừng Tre nứa có chất lượng trung bình.
1.2. Trên cơ sở mối quan hệ giữa điều kiện lập địa với sinh trưởng của
rừng Luồng, đề tài đã xây dựng được phương trình tương quan có dạng:
Y = 38,689.(Z/Sl)0,14502
Trong đó : Y là tích số giữa đường kính và chiều cao cây Luồng Sl là độ dốc mặt đất
Z là tích của độ dày tầng đất, độ xốp mặt đất và hàm lượng mùn.
Trên cơ sở đó đã xây dựng được bảng Tiêu chuẩn phân chia điều kiện lập
địa thích hợp cho rừng Luồng và kiểm chứng tiêu chuẩn phân chia này trên 60
OTC. Theo đó, dạng S1 và S2 là các lập địa thích hợp để trồng Luồng. Không
nên trồng Luồng ở dạng lập địa S3.
1.3. Từ kết quả phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp của
cây Luồng, kết hợp với các tiêu chí xây dựng rừng giống, vườn giống theo Quy phạm và mục tiêu kinh doanh rừng Luồng ở địa phương. Đề tài đã xác
định được các yêu cầu về kích thước sinh trưởngđường kính và chiều của cây
Luồng tốt; các yêu cầu về kích thước cây và khả năng sinh măng, nuôi măng
trồng Luồng theo mục tiêu kinh doanh nguyên liệu. Bổ sung kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng bằng hom cành có sử dụng chất kích thích ra rễ IBA và NAA ở các nồng độ khác nhau.
1.4. Sự sinh măng của cây Luồng hàng năm sẽ làm gốc Luồng ngày cao, cây Luồng vì thế ngày càng có kích thước nhỏ đi. Trung bình 9 năm gốc Luồng
nâng 25 - 35cm, nếu trồng gốc Luồng sâu 50cm, thì sau khi trồng 20 năm cần đắp gốc hàng năm và sau 30 năm cần trồng lại rừng Luồng để tránh thoái hóa
rừng.
1.5. Thời vụ sinh măng của Luồng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng
năm. Sinh trưởng đường kính của măng ít thay đổi sau 30 - 35 ngày với măng măng sinh ra từ cây trồng trên lập địa ít thích hợp, 40 - 45 ngày với măng sinh ra từ cây trồng trên lập địa thích hợp và 50 - 60 ngày đối với măng măng sinh
ra từ cây trồng trên lập địa rất thích hợp. Sinh trưởng chiều cao của măng tăng
nhanh nhất từ 35 - 70 ngày tuổi và tốc độ sinh trưởng chiều cao của măng vào
ban đêm nhanh hơn ban ngày.
1.6. Mô hình rừng Luồng mong muốn được xây dựng với 3 chỉ tiêu: (i) số khóm thích hợp là 200 – 250 khóm/ha, (ii) số cây thích hợp là 16 cây/khóm, (iii) phân bố số cây mong muốn ở thời điểm sau khai thác lần lượt
là: 1 non: 2 trung niên: 1già, tương đương với 5 cây non, 9 cây trung niên và 5 cây già/khóm (mỗi cấp tuổi có 1 cây dự trữ).
1.7. Từ các kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất các pháp kỹ thuật cho
thâm canh rừng Luồng gồm
- Đề xuất chọn lập địa trồng rừng Luồng.
- Đề xuất chọn cây lấy giống và kỹ thuật nhân giống Luồng. - Kỹ thuật lâm sinh tác động nâng cao năng và ổn định suất rừng.
2. Tồn tại
Bên cạnh những kết quảđạt được đề tài còn một số hạn chế sau:
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng Luồng trồng thuần loài từ năm 1975 đến năm 2004, song khi thực hiện Luận án chưa phân chia được cấu trúc và sinh trưởng rừng Luồng ở các lứa tuổi khác nhau để so sánh và
đánh giá.
2.2. Thực tế rừng Luồng khu vực nghiên cứu được trồng, chăm sóc,
khai thác không theo một quy trình thống nhất, vì vậy số liệu thu thập được nhiều biến động, ảnh hưởng đến kết quả luận án.
2.3. Các khóm Luồng tốt, cây Luồng cho giống tốt chưa được khảo nghiệm trong thực tiễn. Cần có những nghiên cứu tiếp theo.
2.4. Một số nội dung nghiên cứu kỹ thuật thâm canh rừng như: kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, kỹ thuật trồng xen do thời gian và kinh phí có hạn
nên đề tài chưa triển khai thí nghiệm, mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng kết kinh nghiệm và qua đó nhận xét, đánh giá.
3. Khuyến nghị
3.1.Tiếp tục nghiên cứu và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của luận án
như theo dõi, đánh giá các mô hình khảo nghiệm giống Luồng lấy từ các khóm tốt và thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh rừng như
bón phân.
3.2. Xây dựng, theo dõi, thử nghiệm và đánh giá các mô hình rừng
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đỗ Văn Bản (2004), Vài nét về hiện trạng tre nhập nội lấy măng, Bản tin
LSNG.
2. Đỗ Văn Bản (chủ trì), Lưu Quốc Thành, Lê Văn Thành (2005), Trồng thử
nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng, Viện KHLN Việt Nam.
3. Nguyễn Ngọc Bình (1963), Một số nhận xét về trồng Luồng ở Lang Chánh, Tập san Lâm nghiệp- số 10, tr. 18-21.
4. Nguyễn Ngọc Bình (1964), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
5. Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đặc điểm đất trồng rừng tre Luồng và ảnh
hưởng của các phương thức trồng rừng đến tre Luồng, Thông tin Khoa
học kỹ thuật Lâm nghiệp, (Số 6), Tr. 5.
6. Bộ Lâm nghiệp (1979), Quy trình kỹ thuật ươm giống Luồng bằng cành,
Hà Nội.
7. Bộ Lâm nghiệp (1979), Quy trình kỹ thuật ươm giống Luồng bằng cành (QTN.15-79), Ban hành kèm theo Quyết định số 1649 QĐ/KT ngày 26/11/1979, Hà Nội.
8. Bộ Lâm nghiệp (1993), Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QN 14-92); Ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31/3/1993, Hà Nội.
9. Bộ Lâm nghiệp (1993), Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn
giống (QPN/15-93); Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển
hóa (QPN/16-93), Ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐ-KT, ngày 02/11/1993, Hà Nội.
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 21-2000). Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ
thuật lâm sinh, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 07/7/2005, Hà Nội.
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, Ban hành kèm theo Thông tư
số 35/2011/TT-BNNPTNT, ngày 20/5/2011, Hà Nội.
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Tiêu chí xác định và phân loại rừng, Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTNT ngày 10/6/2009, Hà Nội.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Phê duyệt “Đề án tái cơ
cấu ngành Lâm nghiệp”, Ban hành kèm theo Quyết định số 1565/QĐ-
BNN-TCLN ngày 8/7/2013, Hà Nội.
16. Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa (2007), Báo cáo chuyên đề về thực trạng rừng Luồng Thanh Hóa, một số giải pháp kinh doanh rừng Luồng đạt hiệu quả cao và bền vững, Thanh Hóa. 17. Chính phủ (2001), Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, Hà Nội.
18. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005), Canh tác đất
dốc bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Phạm Thế Dũng, Phạm Viết Tùng, Ngô Văn Ngọc (2004), Năng suất
rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ và những vấn đề kỹ thuật –
lập địa cần quan tâm, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện
20. Nguyễn Quang Dương (2001), “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với việc
trồng rừng kinh tế chủ lực”, Tạp chí NN&PTNT (12), trang 854 – 855.
21. Ngô Quang Đê (chủ biên), Lê Văn Chẩm, Lưu Phạm Hoành, Vũ Đình Huề, Trần Xuân Thiệp (1994), Gây trồng tre trúc, NXBNN, Hà Nội.
22. Phạm Văn Điển (2006), Kỹ thuật nhân giống cây rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Phạm Văn Điển (2006), Mô hình cấu trúc rừng chuẩn là rừng sản xuất gỗ
tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, (Báo cáo tư vấn về quản lý rừng
cộng đồng, Helvetas), Hà Nội.
24. Phạm Văn Điển (2006), Đề xuất mô hình cấu trúc hợp lý cho rừng nứa xen gỗ tại xã Bình Hẽm, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
25. Phạm Văn Điển, Phạm Xuân Hoàn (2007), Mô hình cấu trúc rừng mong
muốn: phương pháp xây dựng và những vấn đề kỹ thuật lâm sinh. Tài
liệu giảng dạy tại Trường ĐHLN, Hà Nội.
26. Phạm Văn Điển, Lê Viết Lâm, Bùi Thế Đồi, Trần Thị Thu Hà (2012),
Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh rừng tre nứa, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
27. Trần Nguyên Giảng và cs (1977), Nghiên cứu kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng đáp ứng trồng tập trung trên diện tích lớn (1975 – 1977), Thông báo kết quả nghiên cứu KHTK (1961 – 1977), Hà Nội.
28. GRET- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa (2009), Cây
Luồng Thanh Hóa, Nhà xuất bản Nông nghiêp, Hà Nội.
29. Trần Đức Hậu và Nguyễn Văn Tỵ (1974-1977), Nghiên cứu nhân giống Trúc bằng thân ngầm, Hà Nội.
30. Châu Quang Hiền (1981), Kết cấu quần thể và quá trình phục hồi sau khai thác trắng của rừng tre Lồ ô tại huyện Phước Long (Sông Bé),
Tập san KHKTLN phía Nam số 5.
31. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002), Kỹ thuật
trồng một số loài cây đặc sản rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Bảo Huy (2005), Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng, hướng dẫn
kỹ thuật Lâm sinh đơn giản, Dự án ESTP/Helvetas, Bộ NN & PTNT,
Hà Nội.
34. Bảo Huy cộng tác với ETSP và RDDL (2007), Ứng dụng mô hình rừng ổn định (Sustainable forest model) trong quản lý rừng cộng đồng để khai thác – sử dụng bền vững gỗ củiở các trạng thái rừng tự nhiên, Hà Nội.
35. Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Tử Ưởng, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Tử Kim chủ biên (2000), Tài nguyên tre Việt Nam (Báo cáo Quốc gia), Hà Nội.
36. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998), “Giống Keo lai và vai trò cải thiện
giống và các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng
trồng” Tạp chí Lâm nghiệp, (9), Tr 48-51
37. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai
tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
38. Lê Đình Khả và cộng sự (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây rừng chủ yếu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
39. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 40. Lê Nguyên Kế (1963), Trồng tre, Tập san Lâm nghiệp số 6.
41. Koichiro Ueda (1976), Nghiên cứu sinh lý tre nứa, bản dịch của Vương
Tấn Nhị, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
42. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
43. Lê Viết Lâm (chủ trì), Nguyễn Tử Kim, Lê Thu Hiền (2005), Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre
chủ yếu ở Việt Nam, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.
44. Lê Quang Liên, Nguyễn Thị Nhung, Đinh Thị Phấn (1990), Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây tre Luồng Thanh Hoá (Dendrocalamus membranaceus Munro) và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng tre Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu
giấy xi măng, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.
45. Lê Quang Liên (1993), Kỹ thuật tạo giống cây Luồng Thanh Hóa, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp- Số 1/1993.
46. Lê Quang Liên (1995), Kỹ thuật trồng tre Luồng. Hướng dẫn áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
47. Lê Quang Liên (chủ trì), Nguyễn Danh Minh (2000), Nghiên cứu kỹ thuật
trồng tre để lấy măng, Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội.
48. Vũ Biệt Linh và cộng sự (1996), Nghiên cứu một số cơ sở KHCN cho thâm canh rừng gỗ lớn trên diện tích rừng lá rộng thường xanh.
Chương trình KHCN quốc gia. NXB Hà Nội 1996, tr70-92) .
49. Nguyễn Ngọc Lung, Đỗ Đình Sâm (1961-1995). Những cơ sở bước đầu để xây dựng quy phạm khai thác gỗ (Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp
Việt Nam 1961-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Trần Văn Mão (1998), Sử dụng sâu nấm có ích,Trường Đại học Lâm nghiệp.
51. Hồng Minh, (1963), Kỹ thuật trồng tre trúc, Tổng cục Lâm nghiệp, Hà Nội.
52. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương (2004), Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N.P.K) và chế độ nước của một số dòng Keo lai và Bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm và rừng non. Báo cáo tổng
kết đề tài khoa học giai đoạn 2000-2003, Viện khoa học Lâm nghiệp
53. Nguyễn Thế Nhã (2003), Sâu hại tre trúc và các biện pháp phòng trừ chúng,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 2/2003, tr. 216-218.
54. Vương Tấn Nhị (1963), Kinh doanh khai thác rừng nứa. Tập san Lâm
nghiệp số 6.
55. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Viêt Nam, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
56. Lê Nguyên (chủ biên), Đặng Vũ Cẩn, Ngô Quang Đê, Lê Văn Liễu,
Nguyễn Lương Phán (1971), Nhận biết, gây trồng bảo vệ và khai thác tre trúc. NXB NN, Hà Nội.
57. Vũ Đình Phương (1987), Nghiên cứu xác định cấu trúc quần thể rừng phù
hợp cho từng đối tượng và mục tiêu điều chế. Tóm tắt kết quả nghiên
cứu khoa học 1987-1988, Viện Lâm nghiệp, Hà Nội.
58. Mai Xuân Phương (2001), Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cây Luồng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần kinh doanh lợi dụng lâu dài tại lâm trường Luồng Lang Chánh, Thanh Hóa.
59. Nguyễn Xuân Quát (1995), Trồng rừng thâm canh, kiến thức LNXH tập
II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội , tr.101