Mô hình rừng Luồng mong muốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 116)

L ời cam đoan

4.4.3. Mô hình rừng Luồng mong muốn

Để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng rừng Luồng trồng trước năm 2004 theo hướng thâm canh lâu dài liên tục, dựa trên các kết quả điều tra thực

tế các rừng Luồng của huyện Quan Hóa, đề tài xây dựng mô hình rừng Luồng

mong muốn thể hiện qua ba chỉ tiêu: (i)- Số khóm hợp lý trên hecta (khóm/ha); (ii)- số cây hợp lý trong khóm; và (iii)- phân bố số cây hợp lý theo

Bảng 4.21: Thực trạng chỉ tiêu cấu trúc và sinh trưởng của rừng Luồng

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất TB (S%)

Số khóm (C, khóm/ha) 520 140 236 31,06

Số cây bình quân (Stem.C,

cây/khóm) 18,6 5,2 8,12 31,89

Số cây (Stem, cây/ha) 3720 1040 1856 34,98

Số cây tuổi 1 (Stem.age1, cây/ha) 1240 260 630 36,42

Số cây tuổi 2 (Stem.age2, cây/ha) 1440 340 656 33,10

Số cây tuổi 3 (Stem.age3, cây/ha) 900 120 395 55,35

Số cây tuổi >=4 (Stem.age4,

cây/ha) 1600 0 178

162,5 6

Số măng (Sh, măng/ha/năm) 1360 360 697 33,53

Đường kính vị trí 1,3m (cm) 9,76 6,44 7,79 10,73

Chiều cao vút ngọn (m) 13,24 9,7 11,18 8,21

Trữ lượng (V, tấn/ha) 107,87 24,75 49,39 37,98

Nhận xét:

- Số khóm Luồng (C, khóm/ha) bình quân là 236 khóm/ha, nhưng biến động là 31,06%. So với Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng Luồng của ngành (quy định

200 – 250 khóm/ha), nhiều lô có mật độ khóm chỉ bằng 70% so với tiêu chuẩn, có lô vượt 260% so với tiêu chuẩn, trị số bình quân cũng vượt 18% so

với tiêu chuẩn. Điều đó cho thấy rằng, việc điều chỉnh mật độ khóm ở một số

lô rừng là rất cần thiết.

- Số cây bình quân trên khóm (Stem.C, cây/khóm) chỉ đạt 8,12 cây, biến động từ 5,2 đến 18,6 cây/khóm, hệ số biến động là 31,89%. So với chỉ tiêu

tương tự ở Công ty lâm nghiệp Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (có số cây bình

quân đạt trên 18 cây/khóm), trị số này ở rừng Luồng huyện Quan Hóa là khá thấp (Phạm Văn Điển và cs, 2012).

- Tổng số cây (Stem, cây/ha) có sự biến động lớn, từ 1040 đến 3720

cây/ha với hệ số biến động là 34,98%. Tuy nhiên, trị số bình quân (1856

cây/ha) là tương đối thấp, có thể thấp hơn mật độ của một số loại rừng gỗ. Về

mặt kết cấu, phân bố số cây theo tuổi (non: trung niên: già) là 1,00 : 1,67 : 0,28. - Số măng (Sh), đường kính vị trí 1,3m bình quân (D1,3m) và chiều cao

vút ngọn (Hvn) là những chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh khả năng phục hồi

cũng như sức sản xuất của rừng tre nứa nói chung, rừng Luồng nói riêng trên

điều kiện lập địa nhất định. Về mặt trị số có thể thấy rằng, số măng/năm là không nhiều, chiều cao bình quân có thể đạt tiêu chuẩn Luồng loại 1, nhưng đường kính bình quân chỉ có thể đạt tiêu chuẩn của Luồng loại 3. Điều này cũng đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu là cần nâng cao khả năng đạt được tiêu chuẩn

của Luồng loại 1 thông qua việc thiết lập mô hình rừng mong muốn cho loại

rừng này.

Để đánh giá sự khác nhau về đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của rừng

Luồng trên các lô rừng, luận án đã thiết lập sơ đồ nhánh về rừng Luồng thể

Hình 4.12: Sơ đồ nhánh rừng Luồng với 10 nhân tố cấu trúc và sinh trưởng

1

0

Kết quả cho thấy, cặp ô tiêu chuẩn 11 và 15 có sự tương thích cao với nhau, nhưng lại khác biệt với những cặp ô tiêu chuẩn còn lại. Ở mức “height”

bằng 1000, mức độ tích tụ các cặp nhân tố đạt tới 0,89 và những cặp ô tiêu chuẩn còn lại có mức độ tương thích cao với nhau phổ biến ở mức 2 ô/cặp. Có

thể tìm thấy 3 cặp ô tiêu chuẩn (chẳng hạn ô 29, 53, 43) hoặc 4 cặp ô tiêu chuẩn (chẳng hạn ô 24, 42, 38, 41).

Như vậy, nếu muốn thiết lập mối liên hệ giữa một nhân tố nào đó (chẳng

hạn số lượng măng/ha/năm, đường kính gốc hay chiều cao vút ngọn với tất cả

các nhân tố cấu trúc và sinh trưởng, thì mối liên hệ này sẽ không tồn tại, mà chỉ có thể thiết lập mối liên hệ này với một số nhân tố nhất định. Điều này

được khẳng định ở sơ đồ nhánh rừng Luồng với 3 nhân tố cấu trúc là Sh, Stem.age1 và Stem.age2 thể hiện ở hình 4.13. Với “Height” bằng 200 đã cho thấy hệ số tích tụ đạt 0,9 và có nhiều cặp ô tiêu chuẩn tương thích với nhau hơn. Với “Height” bằng xấp xỉ 300, hầu hết các ô tiêu chuẩn đều tương thích

Hình 4.13: Sơ đồ nhánh rừng Luồng với 3 nhân tố cấu trúc

1

1

Hình 4.14: Biểu đồ tán xạ các nhân tố cấu trúc và sinh trưởng rừng Luồng ở Quan Hóa

1

1

Ngoài 2 sơ đồ nhánh 4.12 và 4.13. Biểu đồ tán xạ ở hình 4.14 cũng

phản ánh rõ đặc điểm phổ quát các nhân tố cấu trúc và sinh trưởng của rừng

Luồng. Nhìn vào biểu đồ này, có thể thấy rằng các nhân tố cấu trúc và sinh

trưởng của rừng Luồng biến động rất đa dạng và chỉ có một số nhân tố có liên hệ chặt với nhau như liên hệ giữa chỉ tiêu đường kính (D) và chiều cao cây

(H); liên hệ giữa số măng sinh trong năm (Sh) với số lượng cây Luồng 1 tuổi (đám mây điểm tập trung theo dạng đường thẳng).

Mô hình rừng Luồng mong muốn được thể hiện như sau:

- Chỉ tiêu thứ nhất (số cây hợp lý trong khóm), nên tuân thủ theo Quy định hiện hành của Nhà nước (TCVN: 2011 về kỹ thuật khai thác rừng tre

nứa): mật độ khóm hợp lý trên hecta là: 200 – 250 khóm/ha.

- Chỉ tiêu thứ hai chưa được quy định cụ thể trong các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh hiện hành. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho nghiên cứu này là cần xác định cụ thể số cây hợp lý cần để lại trên mỗi khóm.

Số cây hợp lý trên khóm chính là số cây cần để lại sao cho khả năng

phục hồi của rừng Luồng là cao nhất. Điều này được thể hiện ở số lượng măng sinh ra trong năm trên mỗi lâm phần có số lượng cây để lại khác nhau, đặc biệt là số lượng cây ở tuổi 1 và tuổi 2 – là những nhân tố quyết định đến

Hình 4.15: Biểu đồ tán xạ các cặp nhân tố cấu trúc và sinh trưởng của rừng Luồng

1

1

Căn cứ vào biểu đồ tán xạ 4.15, số lượng măng sinh ra trong năm (Sh,

cây/ha) có mối liên hệ chặt với số lượng cây Luồng tuổi 1 (Stem.age1, cây/ha) và số lượng cây Luồng tuổi 2 (Stem.age2, cây/ha).

Từ mối liên hệ đó, đã thiết lập được phương trình liên hệ giữa số lượng măng (Sh) với hai nhân tố là Stem.age1 và Stem.age2:

Sh = 7,189 + 0,567.(Stem.age1 + Stem.age2) (4.2) (r = 0,910 F = 288,5)

Với dạng phương trình và mức độ liên hệ như trên, chưa thể xác định được điểm dừng của Sh theo số cây ở tuổi 1 và 2 trong toàn lâm phần. Nếu số

cây tuổi 1 và 2 của lâm phần càng nhiều, thì Sh cũng càng lớn. Tuy nhiên, vấn

đề là ở chỗ, Sh có liên hệ gì với số cây/khóm? Để giải quyết vấn đề này, tức là

cần xác định cận dưới của tổng số cây/khóm, công trình đã điều tra bổ sung

sự biến đổi của số măng và kích thước măng theo số cây/khóm của 20 khóm

Luồng có phẩm chất tốt nhất trong các lâm phần.

Trong 20 khóm điều tra, tổng số cây Luồng biến động từ 14 – 23 cây/khóm, số lượng măng sinh ra biến động từ 4 – 8 măng/khóm, kích thước măng lớn nhất khi khóm Luồng có số cây là 16 – 19 cây/khóm.

Vậy có thể coi số cây hợp lý trên khóm Luồng là 16 – 19 cây/khóm, tại đây

số lượng măng sinh ra chưa phải nhiều nhất, nhưng kích thước măng Luồng đạt

cực đại, tạo thuận lợi cho việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cây Luồng trên thị

trường. Kết quả này cũng khá phù hợp với quy định trong văn bản tiêu chuẩn kỹ

thuật lâm sinh (2001): số cây giữ lại sau khai thác là 15 cây/khóm.

Vấn đề còn lại là xác định phân bố số cây hợp lý theo từng tuổi trong khóm. Nói cách khác là xác định số cây hợp lý ở từng tuổi trong khóm Luồng.

- Do Luồng phân bố theo tuổi từ 1-5 năm, trong đó non (0-1 tuổi), trung

niên (1-3 tuổi), già (3-5 tuổi), nên về mặt lý thuyết, tỷ lệ số cây theo cấp tuổi ở trước thời điểm khai thác là 1:2:2.

- Theo quy định của văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh (2001), sau

mỗi lần khai thác, phải đảm bảo rừng tre nứa (trong đó có rừng Luồng) có cả

ba mặt cấp tuổi (non, trung niên, già), nên mỗi lần khai thác không được chặt

hết số cây ở từng cấp tuổi, đặc biệt không được khai thác trắng. Vì vậy, riêng

đối với cây già, hàng năm chỉ khai thác tối đa 50% số cây thuộc cấp tuổi này, tức là khai thác cây tuổi 4-5, giữ lại cây có tuổi 3-4. Sau khai thác, tỷ lệ số cây

theo cấp tuổi về mặt lý thuyết là 1:2:1.

- Sau mỗi năm (hàng năm), sẽ có sự chuyển dịch số cây ở tuổi nhỏ lên tuổi cao. Số cây già trên 5 tuổi sẽ bị giảm về phẩm chất, vì vậy không nên để cây vượt quá tuổi này và trong thực tế số cây có tuổi lớn hơn 5 cũng chiếm rất

ít trong lâm phần Luồng.

Bảng 4.22: Số cây mong muốn theo cấp tuổi /khóm của rừng Luồng

Tuổi cây 0 1 2 3 4 5

Phân loại Non Trung niên Già

Tỷ lệ số cây trước khi

khai thác 1 2 2

Tỷ lệ số cây sau khi

khai thác 1 2 1

Số cây mong muốn giữ

lại sau khai thác

(cây/khóm)

4 8 4

Như vậy, số cây thích hợp trong khóm đối với cây Luồng ở Quan Hóa nên là 16 cây. Với tỷ lệ số cây theo cấp tuổi thích hợp là 1:2:1, thì số cây cấp tuổi non

(tuổi 1) là 4 cây, ở tuổi trung niên (tuổi 2 và 3) là 8 cây; cây già (tuổi 4) là 4 cây.

Điều đó cũng có nghĩa là, sau 1 năm, số cây ở từng cấp tuổi đều dịch

chuyển lên và có số măng sinh ra với mức an toàn là 4 măng/khóm. Tại thời điểm trước khai thác, tỷ lệ số cây non: trung niên: già sẽ là: 1 : 2 : 2 (tổng số

còn 4 cây non, 8 cây trung niên và 4 cây già (ở tuổi 3 – 4). Trong thực tế, do

những điều kiện bất lợi như mưa bão, sâu, bệnh, khai thác … Do có sự đổ gẫy

làm giảm số lượng cây. Vì vậy, cần tăng tăng mỗi cấp tuổi 1 cây để dự trữ.

Tóm lại, mô hình rừng Luồng mong muốn được xác định là: - Số khóm hợp lý trên hecta: 200 – 250 khóm/ha.

- Số cây hợp lý trong mỗi khóm: 18 cây/khóm

- Số cây non, trung niên và già lần lượt là: 5, 9 và 5 cây/khóm.

Về lý thuyết, điều kiện lập địa tốt xấu khác nhau thì mô hình rừng Luồng

mong muốn cũng khác nhau. Tuy nhiên, có 2 lý do chỉ cần thiết lập một mô

hình chung cho các điều kiện lập địa, gồm:

+ Sử dụng mô hình chung sẽ đơn giản và thuận lợi cho các chủ rừng là nông dân.

+ Mô hình chung đã thỏa mãn điều kiện nơi đất xấu. Ở nơi có điều kiện

lập địa tốt sẽ cho phép sản lượng khai thác hàng năm lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)