Những nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 27)

L ời cam đoan

1.3. Những nghiên cứu ở trong nước

1.3.1. Về thâm canh rừng

Thâm canh rừng là một hình thức tái sản xuất mở rộng trong lĩnh vực

kinh doanh lâm nghiệp bằng các biện pháp đầu tư kỹ thuật theo chiều sâu

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng diện tích phần rừng trên từng đơn vị

diện tích canh tác và hạ giá thành trên từng đơn vị quần thể rừng (Từ điển

Bách Khoa nông nghiệp. NXB Hà Nội 1991) [81]. Đó là khái niệm chung

chỉ rõ mục tiêu định hướng yêu cầu của biện pháp tác động của thâm canh

rừng nói chung là nâng cao chất lượng và hạ giá thành bằng cường độ và chiều sâu đầu tư.

Thâm canh rừng trồng là tăng cường đầu tư các biện pháp kỹ thuật tổng

hợp tác động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất trồng rừng, chăm sóc bảo

vệ rừng đến khâu khai thác rừng nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lâm

sản, đồng thời củng cố tiềm năng tự nhiên của rừng để nâng cao sức sản xuất

của rừng (Nguyễn Xuân Xuyên và các cộng tác 1985) [88].

Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [42] thâm canh rừng trồng là nhằm bảo

vệ và sử dụng triệt để các điều kiện về tài nguyên, khí hậu, đất đai, sinh vật và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại có liên quan để nâng cao năng suất rừng và hiệu quả kinh tế. Thâm canh rừng đòi hỏi một hệ thống các

biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp liên hoàn từ khâu chọn loại cây trồng,

chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, tỉa thưa dựa trên mô hình mật độ

tối ưu cho đến đảm bảo tái sinh trong khai thác.

Theo Nguyễn Xuân Quát [59], [60] Trồng rừng thâm canh là một phương pháp canh tác dựa trên cơ sở được đầu tư cao bằng việc áp dụng các

biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn. Các biện pháp đó phải tận dụng cải

tạo, phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng của rừng trồng để thu được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ để cho hiệu quả lớn, đồng thời cũng phải

duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường đảm bảo an toàn

sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển trồng rừng ổn định lâu dài và bền vững.

Theo Vũ Biệt Linh và cộng sự (1996) [48], thâm canh rừng trước hết tập

trung vào rừng tự nhiên, chuyển hoá và làm giàu nó sao cho những loài cây có giá trị kinh tế được sự tác động hợp lý sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn các loài

cây tạp khác. Xây dựng rừng thâm canh không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ làm giàu rừng nghèo kiệt mà còn phải bao gồm có nhiệm vụ chuyển hoá rừng trung bình hoặc rừng giàu theo các định hướng thâm canh cũng như trồng rừng thâm

canh trên các dạng lập địa không còn rừng tự nhiên nữa.

Như vậy, trồng rừng thâm canh phải đáp ứng được yêu cầu của một phương thức kinh doanh về các mặt:

- Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả về đầu tư và thu nhập trên mô hình sử

dụng đất hay mô hình trồng rừng thâm canh;

- Hiệu quả xã hội: tạo sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích

lớn, mang lại lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, giải quyết vấn đề lao động, tạo vùng chuyên canh, phát triển kinh tế hàng hoá…;

- Hiệu quả môi trường: bảo vệ và cải thiện điều kiện đất đai để sử dụng

đất lâu dài, ổn định, bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái…

Trong thực tiễn sản xuất, từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện

giống cây rừng không ngừng đẩy mạnh. Nổi bật là việc nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo, khảo nghiệm giống một số loài cây gỗ mọc nhanh như Keo, Bạch đàn và Thông của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Lê

(2001) [20], khoảng 70% giống cho trồng rừng sản xuất đã có chất lượng tốt,

tỉ lệ thành rừng đạt trên 80% và năng suất rừng đạt 15 - 20m3/ha/năm.

Nghiên cứu về điều kiện lập địa trồng cây lâm nghiệp có công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) [63] đánh giá tiềm năng

sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, công trình của Phạm Thế

Dũng và cộng sự (2004) [19] nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Keo trên các lập địa khác nhau ở Đông Nam Bộ... Các kết quả nghiên cứu chỉ mức độ thích hợp của các loài cây với các điều kiện lập địa, năng suất cây trồng

sẽ khác nhau trên các điều kiện lập địa khác nhau khi áp dụng biện pháp kỹ

thuật thâm canh như nhau.

Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân trong thâm canh rừng có các công

trình của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) [36], Nguyễn Huy Sơn (2006)

[64], Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương (2014) [52], cho các đối tượng Keo và Bạch đàn. Kết quả nghiên cứu của các công trình này khẳng định bón phân có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây trồng, đặc biệt là đối với các loài cây trồng rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực của phân bón thì cần bón đúng loại phân, đúng thời vụ, đúng

liều lượng và cùng với kỹ thuật hợp lý.

Một xu hướng mới trong thâm canh rừng là cần khai thác rừng dựa trên nguyên lý sản lượng ổn định, hay dựa trên mô hình rừng mong muốn. Đây được xem là chuẩn mực cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi

hiệu quả khai thác rừng.

+ Thuật ngữ mô hình rừng mong muốn

Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ mô

hình cấu trúc rừng mong muốn. Có thể liệt kê một số thuật ngữ thường được

sử dụng như: Kết cấu chuẩn (Vũ Biệt Linh, 1996) [48]; Mẫu chuẩn tự nhiên (Nguyễn Ngọc Lung, 1961-1995) [49]; Cấu trúc mẫu (Nguyễn Văn Trương,

phần chuẩn (Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1993, 1997 [31]); Sản lượng ổn định (Bảo Huy 2007 [34]); Cấu trúc rừng lý tưởng (Nguyễn Hồng Quân 2004 [61]); Cấu trúc chuẩn, cấu trúc hợp lý, cấu trúc rừng ổn định (Phạm Văn Điển, (2006, 2007) [23], [24], [25]; Cấu trúc rừng ổn định (Bảo Huy, 2005,

2007, Nguyễn Hồng Quân, 2004) [33], [34], [61].

Cách hiểu về thuật ngữ cấu trúc rừng mong muốn luôn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu kinh doanh và tình hình thực tiễn (Bảng 1- 1).

Bảng 1.1: Cách hiểu về mô hình cấu trúc rừng mong muốn theo mục đích kinh doanh rừng

Mục đích quản lý Thuật ngữ Cách hiểu

Rừng đặc dụng – bảo tồn nguyên vẹn

hệ sinh thái rừng

Rừng chuẩn, rừng

mẫu, rừng lý tưởng

Là rừng tốt nhất trong tự nhiên, có thể đạt cao đỉnh khí hậu.

Rừng sản xuất (gỗ)

Rừng định hướng,

rừng ổn định, rừng

mong muốn

(1)- Là mô hình rừng có tăng trưởng

trữ lượng cao nhất. Nói cách khác, có

năng suất cao nhất.

(2)- Là mô hình chỉ rõ cấu trúc của

rừng cần đạt đến ở một thời điểm nào

đó trong quá trình phát triển/diễn thế đi

lên của rừng mà việc tác động vào rừng cần phải căn cứ vào cấu trúc này

để dẫn dắt rừng phát triển liên tục,

không bị suy giảm về số lượng và chất lượng rừng. Rừng phòng hộ Rừng định hướng, rừng ổn định, rừng mong muốn Là mô hình chỉ rõ cấu trúc rừng cần đạt đến để đáp ứng được các

yêu cầu phòng hộ hoặc phòng hộ – kinh tế.

Điểm chung là việc thiết lập các mô hình cấu trúc rừng mong muốn đều

nhằm hướng tới quản lý rừng bền vững. Việc xác định rõ các tiêu chuẩn của

rừng cần đạt được hay mong muốn hướng tới là vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới sớm quan tâm với học thuyết rừng tiêu chuẩnđã được đưa ra

từ trước thế kỷ XIX. Theo lý luận rừng tiêu chuẩn, khi cấu trúc vốn rừng bảo

đảm sản xuất liên tục trong những điều kiện kinh tế có lợi nhất thì vốn sản

xuất được gọi là vốn chuẩn. Những đặc trưng về cấu trúc, độ lớn... của vốn

chuẩn này là những đặc trưng chuẩn. Dựa vào đó, các mô hình rừng chuẩn,

rừng mẫu đã được các nhà khoa học trên thế giới thiết lập để đáp ứng mục

tiêu quản lý bền vững tài nguyên rừng. Đến nay đã có trên 30 kiểu mô hình rừng bền vững đang phát triển tại 15 quốc gia, chiếm diện tích hơn 25,6 triệu

ha. Tiếp cận mô hình rừng bền vững đã không chỉ chứng tỏ sự thành công rộng lớn cả về mặt địa lý và văn hóa mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng và hiệu

quả mang tính toàn cầu.

Những nghiên cứu về trồng rừng thâm canh ngày càng được quan tâm,

chú trọng đẩy mạnh trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh. Năng suất rừng

trồng tăng gấp 2 - 3 lần so với một số cây trồng trước đây nhờ vào áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Qua kết quả đánh giá cho thấy, tiềm năng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng

áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh còn đang rộng mở. Trồng rừng sản xuất

nói chung và trồng rừng thâm canh nói riêng muốn nâng cao năng suất, chất lượng rừng cần có giống được cải thiện, chọn lập địa phù hợp và áp dụng các

biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)