L ời cam đoan
3.1.2. Địa hình địa thế
Địa hình phức tạp, kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Bắc với những dãy núi
đá vôi đồ sộ, hiểm trở, có nhiều dông phụ tạo ra nhiều khe suối. Tất cả các khe
suối đều đổ ra hai con sông chính là sông Mã và sông Luồng.
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, núi, sông chia cắt địa hình tạo thành 3 tiểu vùng có những đặc trưng khác nhau:
- Cụm tuyến sông Luồng: Nằm về phía Tây của Huyện, chạy dọc
theo con sông Luồng và đường tỉnh lộ 520, ranh giới tiếp giáp với huyện Mường Lát cách trung tâm huyện 48 km. Cụm tuyến sông Luồng ngăn cách
với cụm tuyến sông Mã bởi dãy núi Pù Hu, gồm 6 xã: Nam Xuân; Nam Tiến; Nam Động; Thiên Phủ; Hiền Chung và Hiền Kiệt.
- Cụm tuyến sông Mã: Nằm về phía Tây Bắc của Huyện, dài 50 Km
chạy dọc theo hai bờ sông Mã và đường quốc lộ 15A, đường Vạn Mai –
Trung Sơn, với địa hình núi cao hiểm trở, là cụm tuyến có dân tộc Mông sinh
sống, gồm có 8 xã: Thanh Xuân; Phú Xuân; Phú Lệ; Phú Sơn; Phú Thanh; Trung Thành; Thành Sơn và Trung Sơn.
- Cụm trung tâm: Nằm về phía Đông Nam, là cửa ngõ của Huyện, có
độ cao trung bình thấp hơn, nhiều diện tích bằng phẳng hơn, là khu vực lòng chảo, xung quanh là các dãy núi đá vôi dựng đứng, có đường quốc lộ 15A và sông Mã chảy qua; ở đây có Thị trấn huyện lỵ, 03 xã (Xuân Phú; Phú Nghiêm; Hồi Xuân) và các cơ quan, đơn vị hành chính, là trung tâm kinh tế,
chính trị của Huyện.
Huyện Quan Hoá có địa hình núi dốc phức tạp, hiểm trở, mạng lưới
sông suối dày đặc . Bị chia cắt bởi lưu vực sông Mã, sông Luồng và các sông suối nhỏ tạo thành các tiểu vùng khá biệt lập, Toàn huyện được chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
Quan Hóa có diện tích đất đồi núi dốc trên 200 chiếm 50%; diện tích có độ dốc từ 15 - 200 chiếm hơn 30%; diện tích có độ dốc từ 8 - 150 chiếm hơn 13% và diện tích có độ dốc nhỏ hơn 80 chiếm gần 7% tổng diện tích tự
nhiên của huyện.