Thâm canh rừng Luồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 36)

L ời cam đoan

1.3.3. Thâm canh rừng Luồng

1.3.3.1. Về chọn giống, nhân giống

Do khả năng ra hoa và nảy mầm của hạt Luồng rất hạn chế nên việc

nhân giống tre Luồng chủ yếu bằng phương pháp sinh dưỡng. Người ta đã nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Luồng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: chiết cành, giâm hom, tách chồi... cụ thể các phương pháp như sau:

- Chọn, tạo giống Luồng bằng phương pháp chiết cành.

Từ kết quả nghiên cứu của Lê Quang Liên [44], [45], [46] cho thấy,

những cành có rễ khí sinh cho khả năng ra rễ tốt hơn cành không có rễ khí sinh,

những cành có rễ khí sinh có thể giâm trực tiếp vào đất (có thể cho tỷ lệ ra rễ

của hom trên 90%). Tuy nhiên, do số lượng cành có rễ khí sinh rất ít (chiếm 11,6%) nên dùng phương pháp này hệ số nhân giống không cao. Phương pháp

dùng bao nilon bọc bầu và đất + bùn có thể chiết được cho cành không mang rễ

khí sinh và cho kết quả ra rễ đạt tỷ lệ 97%. Sau đó cần chăm sóc cành chiết trong vườn ươm 4-6 tháng mới đủ tiêu chuẩn đem trồng. Ngoài ra tuổi cành và

thời gian chiết cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành chiết. Nhìn chung tuổi cây nên từ 3 tuổi trở lên, tuổi cành chiết từ 6 - 8 tháng và thời gian

chiết từ tháng 4 đến tháng 8 là tốt nhất. Những nghiên cứu này đã được ứng

dụng trong Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 21 -2000 [10].

Theo Tài liệu kỹ thuật Bảo tồn khai thác và Sử dụng bền vững tài nguyên rừng Luồng bản địa Thanh Hóa, (2008) [87] và tài liệu Cây Luồng

Thanh Hóa (2009) [28] cho biết: Khu vực lấy vật liệu giống cây Luồng có

sức sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm các loại sâu bệnh, tuổi rừng từ 6 tuổi trở lên và rừng không bị khai thác chặt phá nặng nề. Chọn khóm Luồng để lấy giống là khóm có sức sinh trưởng tốt nhất. Tiêu chuẩn cây mẹ làm giống phải được chọn trong khóm Luồng chưa có hiện tượng khuy (ra hoa) và không mang mầm mống sâu bệnh nhất là bệnh sọc tím; Cây mẹ phải có sức sinh trưởng tốt, có tuổi tương đối từ 6 đến 18 tháng đã ra đủ lá; Cây mẹ phải có số lượng đủ lớn để có vật liệu nhân giống đáp ứng yêu cầu tối đa cả về số lượng và chất lượng cho trồng rừng càng nhiều càng tốt, nhưng tối thiểu không ít hơn 100 cây mẹ. Các cây mẹ lấy từ một khóm Luồng sao cho được ít nhất 15 cành chiết, có thểlấy 2 - 3 cây mẹ lấy giống trên một khóm Luồng. Cành chiết chỉ được lấy trên cây mẹ đủ tiêu chuẩn đã được xác định, tuổi cành từ 6 - 12 tháng, gốc cành phải có rễ màu xanh vàng. Cành chiết đã có cành thứ cấp phát triển đủ lá, có đường kính gốc cành nơi tiếp giáp với thân cây không nhỏ hơn 1,5 - 2cm, có mầm chồi sinh trưởng nằm ở gốc cành còn gọi là mắt cua không bị thối. Thời vụ chiết vào vụ xuân và vụ thu. Hỗn hợp ruột bầu để chiết cành là bùn ao hoặc đất ruộng trộn với rơm băm nhỏ theo tỷ lệ 2 bùn + 1 rơm theo thể tích, cho nước vừa đủ ẩm và dẻo. Chặt 2/3 đường kính thân cây cách vị trí mặt đất 60cm, vít cây nằm ngang sao cho cành chĩa sang 2 bên thân cây, chú ý không làm tổn thương cơ giới đến cây mẹ, không chặt ngọn cây mẹ, không làm xây sát "mắt cua", nếu có điều kiện có thể chiết trên cây đứng. Cành chiết có chiều dài 30 - 40cm

tính từ gốc cành, có 3 mắt, phần ngọn cành được phát bỏ bằng dao sắc không được để xơ xước. Cưa 4/5 đường kính gốc cành ở vị trí tiếp giáp giữa cành và thân cây mẹ theo hướng từ trên xuống, phía dưới gốc cành sâu 0,3cm theo hướng vuông góc với thân cây. Bó bầu bằng hỗn hợp ruột bầu nêu trên với trọng lượng 150 - 200g cho một cành chiết. Dùng nilon cỡ 12 x 60 cm để bó bầu. Cắt cành chiết sau 20 - 25 ngày sau khi bó bầu, chọn cành có rễ màu vàng đang hình thành rễ thứ cấp để cắt đem về giâm tại vườn ươm. Vị trí vườn ươm là nơi có đủ ánh sáng, gần nguồn nước nhưng không bị ngập úng, giao thông thuận tiện, quản lý và bảo vệ tốt, đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dốc dưới 50. Đất vườn ươm phải được cày ải sâu 20cm, bừa 3 lần và làm sạch cỏ dại trước khi lên luống ít nhất 1 tháng, dùng 20kg vôi bột rải và cày bừa đảo đều cho 500m2 để khử trùng. Luống ươm làm nổi cao 0,2m, rộng 1,1 - 1,2m,

dài tối đa 10m theo hướng Đông – Tây. Bón phân chuồng hoai trước khi giâm

cành 10 - 15 ngày, lượng phân bón 3 - 5kg/m2mặt luống hoặc 2kg/rạch.

+ Giâm cành: Cành giâm theo rạch, cự li rạch 40cm, cự ly cây trong rạch 20cm, rạch sâu từ 15 – 20cm đủ lấp kính hom bầu 5cm. Bóc ni lông ra khỏi bầu chiết, đặt cành hơi nghiêng một góc 750so với mặt luống, lấp đất và lèn chặt, không làm vỡ bầu. Ngày sau khi giâm tưới 10 - 15 lít nước cho 1m2mặt luống.

+ Nuôi dưỡng và bảo vệ cành giâm: Tạo dàn che 0,7m, che 40-50% ánh

sáng, thời gian che 30 - 40 ngày kể từ khi giâm cành. Tưới nước tháng đầu từ 4 -

5 ngày/1 lần, lượng nước tưới từ 10 lít/m2mặt luống, nếu trời quá khô nóng phải tưới hàng ngày vào buổi chiều mát. Từ tháng thứ 2 trở đi khoảng 10 - 12 ngày

tưới 1 lần, lượng nước tưới từ 13 - 15 lít/1m2 mặt luống. Làm cỏ kết hợp phá váng 1 tháng 1 lần. Bón thúc 2 lần sau khi giâm cành 1 tháng và 3 tháng vào thời điểm sau khi làm cỏ phá váng. Cây được nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 6 tháng trở lên, có một thế hệ cây mới đã mọc cành và tỏa đủ lá. Không bị khuy và không có biểu hiện bị khuy, không có mầm mống sâu bệnh.

- Chọn, tạo giống Luồng bằng phương pháp giâm cành

Nhân giống Luồng bằng cành đã được tác giả Hoàng Vĩnh Tường nghiên cứu năm 1976-1977 [77]. Theo tác giả, để có thể dùng cành làm giống trồng điều cơ bản là phải thúc đẩy được rễ phát triển, vì vậy ông đã nghiên cứu tác dụng của một số chất kích thích sinh trưởng đến việc nhân giống Luồng bằng cành. Sau quá trình nghiên cứu đã rút ra kết luận: chất kích thích sinh trưởng có tác dụng tốt nhất là 2,4T với nồng độ 10 - 20mg/lít nước và 2,4D với nồng độ 20 - 30mg/lít nước. Cành giâm có tuổi từ 12 - 14 tháng,

nhiệt độ không khí thời gian giâm lớn hơn 22,60C (từ tháng 4 đến tháng 10).

Tạo giống Luồng bằng phương pháp ươm cành đã được ban hành thành quy trình kỹ thuật (QTN.15-79) theo Quyết định số 1649 QĐ/KT của Bộ Lâm

nghiệp nay là Bộ NN&PTNT ngày 26/11/1979.

- Chọn, tạo giống Luồng bằng gốc, chồi gốc và hom thân

Nguyễn Ngọc Bình (1963) [3] đã nghiên cứu thành công phương

pháp chọn tạo giống Luồng bằng gốc, chồi gốc (chét lớn). Vật liệu giống

là gốc của thân cây Luồng có tuổi từ 8 - 12 tháng đường kính 6 - 8cm và dài 80 - 120cm được đào đem trồng không qua giai đoạn vườn ươm. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, không phải qua khâu giâm ở vườn ươm, tỷ lệ sống cao, gốc có nhiều mắt nên khả năng sinh trưởng mạnh, nhanh cho măng. Hạn chế của phương pháp này là tốn nhiều công để đánh gốc, hệ

số tạo giống thấp, chỉ áp dụng trong phạm vi nhỏ.

Thân cây Luồng có thể dùng làm hom để tạo giống, thân được cắt thành từng đoạn dài 30 - 40cm (có 2 - 3 mắt) sau đó đào hố cho hom xuống rồi ủ rơm rạ, cỏ rác lên, kết hợp với tưới nước thường xuyên cho đến khi hom ra rễ

và mọc măng từ 1 - 2 lứa là đủ tiêu chuẩn đem đi trồng.

Giống trồng rừng là một trong những khâu quan trọng quyết định đến năng suất sản lượng rừng. Song hiện nay trên toàn quốc chưa có rừng giống Luồng nào được công nhận, chưa có tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng, chuyển

hóa rừng giống cho Luồng. Phương pháp gây tạo giống Luồng được ứng dụng

phổ biến nhất hiện nay là chiết cành với các cành chiết được chọn thường là cành của những cây mà do tác nhân nào đó (sâu, bệnh, gió bão, ...) làm cây gẫy

ngọn. Nhân giống Luồng bằng hom vẫn sử dụng 2,4D và 2,4T làm chất kích

thích ra rễ. Vì vậy, để có thể thâm canh rừng Luồng, rất cần thiết phải có giống

Luồng tốt và phương pháp nhân nhanh các giống tốt đó phục vụ trồng rừng.

1.3.3.2. Về lập địa trồng rừng Luồng

Nghiên cứu về lập địa trồng rừng Luồng đã được đề cập ở các góc độ

khác bởi nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Bình [3], [4], [5], Hoàng Văn Thắng (2008) [67], Lê Quốc Doanh, (2005) [18], Cao Danh Thịnh,

(2009) [68], Đặng Thịnh Triều, (2011) [73], Nguyễn Bá Tiệp, (2011) [72]...

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình [3], [4], [5] về đấttrồng Luồng đã đưa ra kết quả luận về sự thích hợp của Luồng sinh trưởng từ tốt đến xấu trên 5 loại đất khác nhau (i) Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Poocphia; (ii) Đất Feralit đỏvàng phát triển trên phiến thạch sét biến hình tiếp xúc với Poocphia; (iii) Đất Feralit phát triển trên đá vôi; (iv) Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch Phyllit; (v) Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ thượng lưu sông Âm. Đất dưới rừng trồng Luồng hỗn loài với các cây gỗ họ đậu như

lim xanh, lim xẹt với mật độ 200 cây/ha đã có tác dụng làm giảm mức độ thoái hóa đất sau 5 năm trồng rừng khá rõ rệt. Hàm lượng mùn trong năm đầu là 5,78% sau 5 năm hàm lượng mùn vẫn còn là 5,24%, hàm lượng N% tổng

số trong năm đầu là 0,31% sau 5 năm hàm lượng N% tổng số vẫn còn tới

0,29%. Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,8-5,9; pH(KCl): 4,2- 5,0. ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất chặt, hàm

lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O dễ

tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây Luồng.

Kết quả nghiên cứu của Cao Danh Thịnh, (2009) [68] đã xác định được 5

trí, nguồn gốcđất và độ dày tầng đất. Đặng Thịnh Triều, (2011) [73] khi nghiên cứu về các chỉ tiêu hóa tính của đất dưới tán rừng Luồng bị thoái hóa cho thấy: (i) Độ pH ở cả 3 tầng từ 0 - 10cm, 11 - 20cm và 21 - 40cm dao động trong

khoảng từ 3,41-3,74. (ii) Hàm lượng mùn dao động trong khoảng từ 1,48 -

3,36%. (iii) Hàm lượng đạm tổng số của đất trung bình là 0,14%. (iv) Hàm

lượng lân dễ tiêu trong đất dao động trong khoảng từ 1,06 - 16,69mg/1kg đất, hàm lượng kali từ 25,02 - 94,67mg/1kg đất. (v) Đất dưới tán có thành phần

cấp hạt có kích thước từ 2 - 0,02mm, tỷ trọng trong đất dao động từ 2,49 - 2,67 và dung trọng của đất dao động từ 0,88 g/cm3 đến 1,38 g/cm3, độ xốp

của đất trong khoảng từ 48,24 - 66,28.

Các nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra đặc điểm lý hóa học của đất dưới tán rừng Luồng hoặc sự thích hợp của cây Luồng với các loại đất khác nhau. Nhưng các tác giả chưa phân cấp được mức độ thích hợp của cây Luồng

với đặc điểm lý hóa tính của đất trồng và sự thích hợp của cây Luồng với tổng

hợp các nhân tố lập địa.

1.3.3.3. Về biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng Luồng

- Kỹ thuật trồng Luồng

Các kết quả nghiên cứu đã có từ trước đến nay về cây Luồng đã được

tổng hợp và ban hành thành các quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác rừng Luồng. Trong các tài liệu này đã quy định về các biện pháp kỹ thuật

trồng và kinh doanh rừng Luồng như: kỹ thuật tạo giống, tiêu chuẩn cây con,

kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phương thức trồng, thời vụ trồng, ...

Theo Bộ Lâm nghiệp (1979), tiêu chuẩn cây con đem trồng phải khỏe

mạnh, không sâu bệnh, đủ lá và tối thiểu phải có một thế hệ cây con (măng

mắt cua). Theo Nguyễn Ngọc Bình (1963) [3], thời vụ trồng nên bắt đầu trồng vào đầu vụ mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là thời kỳ có lượng mưa cao, đất có đủ nước cho cây Luồng phát triển, độ ẩm không khí

và cho hệ số sinh măng cao. Về kỹ thuật trồng, theo Lê Quang Liên (1990)

[44], khi đất trong hố đủ ẩm mới được trồng, dùng cuốc xới đất giữa hố lên,

đặt bầu vào giữa hố và thực hiện 2 lấp 1 nện, trong đó lấp lần 1: Lấp đất vừa

kín bầu, dùng chân lèn xung quanh gốc thật chặt và lấp lần 2: Lấp tiếp một

lớp đất dày khoảng 15 - 20 cm để xốp không nện, mục đích nhằm cắt mao

quản đất, trên cùng tủ một lớp rác để giữ ẩm cho cây, sau khi lấp xong, hố để hơi lõm lòng chảo.

- Về phương thức trồng

Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mà Luồng được trồng thành rừng thuần loài, xen canh cây nông nghiệp, trồng phân tán hay trồng hỗn loài với cây lá rộng. Nếu trồng xen với cây nông nghiệp: Khoảng cách trồng giữa

các khóm là 5 - 6m, giữa khoảng cách các khóm Luồng tiến hành trồng xen

cây nông nghiệp như lúa nương, sắn, ngô… (Nguyễn Ngọc Bình, 1963) [3]. Sau khoảng 2 - 3 năm, Luồng phát triển tốt lấn át cây hoa màu do đó chỉ nên trồng xen cây nông nghiệp trong vòng 2 năm đầu sau đó để Luồng phát triển

thành rừng thuần loài. Việc trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu

vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vừa kết hợp được việc chăm

sóc, bảo vệ rừng Luồng không bị gia súc phá hoại, các sản phẩm phụ sau thu

hoạch cây nông nghiệp trở thành nguồn phân bón cho rừng Luồng.

Việc trồng Luồng phân tán thường được áp dụng trồng rải rác theo đám trên các nương rẫy hoặc trồng thành hàng rào xung quanh vườn quả của gia đình. Phương thức này tận dụng được những khu đất trống xung quanh vườn, nương rẫy… tuy nhiên cây Luồng dễ bị đổ khi có gió bão.

Phương thức trồng Luồng hỗn loài với cây gỗ có khả năng làm tăng

tính bền vững của rừng, sản lượng Luồng ổn định hơn và hạn chế được sự

giảm sút độ phì của đất (Lê Quang Liên và cộng tác viên, 1990) [44]. Kết quả

trồng theo phương thức hỗn giao với cây lá rộng (như: Sồi phảng, Keo tai tượng, Lim xẹt, Lim xanh) trên đất trống vùng đồi Phú Thọ có sinh trưởng về đường kính, chiều cao và phẩm chất đều cao hơn trồng thuần loài. Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất khi trồng rừng hỗn giao với cây lá rộng đều cao hơn hẳn so với trồng Luồng thuần loài. Qua đó cho thấy loài cây lá rộng bản địa có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện lý hóa tính của đất dưới tán rừng

Luồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của rừng Luồng.

Nghiên cứu về thời điểm đưa cây Luồng vào trồng xen với một số loài cây gỗ khác theo phương thức trồng hỗn loài, Nguyễn Thị The (2005) [70] đã xây dựng 2 thí nghiệm về thời điểm trồng xen Luồng với Keo tai tượng tại Trạm

nghiên cứu Lâm nghiệp Ngọc Lặc - Thanh Hóa, đó là trồng hỗn loài Luồng (300 khóm/ha) và Keo tai tượng (600 cây/ha) theo hàng vào cùng thời điểm

và chọn rừng Keo tai tượng đã có để đưa Luồng vào trồng xen dưới tán Keo.

- Chăm sóc rừng Luồng sau khi trồng

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị The (2005) [70] cho biết, khi sử dụng các biện pháp cuốc xới, xáo xung quanh gốc với bán kính 1m, bón rải đều 1kg phân chuồng trước mùa ra măng 1 tháng đã cho thấy năng suất Luồng tăng lên một cách rõ rệt. Để thực hiện thâm canh phải chăm sóc, phát

dọn thực bì, cuốc lật đất xung quanh gốc có bán kính 1m cuốc sâu 20cm, bón

15kg phân chuồng hoai + 2kg NPK 10:10:5 cho mỗi khóm hang năm, khai

thác theo đúng quy trình kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu “Thâm canh rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)