L ời cam đoan
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Thu thập số liệu
a) Lập ô tiêu chuẩn (OTC)
Bước 1: Khảo sát thực địa chọn địa điểm nghiên cứu.
Khảo sát sơ bộ toàn bộ diện tích rừng Luồng của huyện Quan Hóa, trên
cơ sở đó chọn và lập các OTC điển hình diện tích 500m2 (25 x 20m).
Đề tài đã lập 60 OTC điển hình, trong đó có 20 ô ở vị trí sườn chân, 20 ô ở vị trí sườn giữa và 20 ô ở vị trí sườn đỉnh. Phân bố số ô tiêu chuẩn được
ghi ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Phân bố ô tiêu chuẩn theo 9 xã của huyện Quan Hóa
TT Tên xã
Diện tích rừng Luồng Số ÔTC
Năm 2012 Năm 2004 Sườn chân Sườn giữa Sườn đỉnh Tổng 1 Xuân Phú 575,80 252,70 2 2 2 6 2 Phú Nghiêm 225,83 224,80 1 1 1 3 3 Nam Xuân 1.786,17 1.519,63 3 3 3 9 4 Hồi Xuân 1.100,39 947,07 2 2 2 6 5 Nam Tiến 3.592,12 3.060,60 3 3 3 9 6 Thanh Xuân 1.992,24 1.638,04 3 3 3 9 7 Nam Động 2.316,47 1.992,80 3 3 3 9 8 Phú Xuân 861,28 574,05 2 2 2 6 9 Thị trấn 135,86 93,10 1 1 1 3 Tổng 12.586,16 10.302,79 20 20 20 60
Bước 2. Điều tra cây Luồng trong OTC
+ Đánh số hiệu từng khóm Luồng từ 1 đến hết + Đánh số hiệu từng cây Luồng theo khóm + Đo chu vi ở vị trí 1,3m của tất cả các cây.
+ Xác định tuổi cây theo tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 và lớn hơn hoặc bằng 4
tuổi thông qua hình thái và giải phẫu, cụ thể như sau:
Tuổi 1: Thân cây có màu xanh đậm, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông trắng mịn, rễ khí sinh tại các đốt gốc màu vàng nhạt. Thịt cây
trắng, mềm.
Tuổi 2: Thân cây màu xanh nhạt có phấn phớt trắng, rễ khí sinh có màu vàng hơi nâu. Thịt cây trắng vàng.
Tuổi 3: Bên ngoài thân thường xuất hiện các đốm nấm cộng sinh, thân cây có màu xanh vàng. Thịt vàng hơn tuổi 2.
Tuổi 4,5 trở lên: Thân cây luồng chắc, bên ngoài có nhiều rêu mốc xanh, mốc trắng loang lổ dày hơn so với cây 3 tuổi. Những chỗ không có rêu màu hơi vàng hoặc đỏ nhạt, thịt chuyển sang màu vàng nhạt.
+ Phân loại cây Luồng theo tiêu chuẩn đang được Sở NN &PTNT Thanh Hóa và thị trường tại Thanh Hóa áp dụng. Cụ thể như sau:
Luồng loại 1: Chu vi vị trí 1,3m ≥ 29cm, chiều dài sử dụng ≥ 10m
Luồng loại 2: Chu vi vị trí 1,3m từ 27 - 29cm, chiều dài sử dụng 8-9,9m Luồng loại 3: Chu vi vị trí 1,3m từ 23 - 26,9cm, chiều dài sử dụng 7-7,9m Luồng loại 4: Chu vi vị trí 1,3m từ 19 - 22,9cm, chiều dài sử dụng < 7,0m Luồng loại 5: Chu vi vị trí 1,3m < 19cm, chiều dài sử dụng > 2,0m
(Chiều dài sử dụng là chiều dài Luồng thương phẩm, khi bán đã chặt bỏ ngọn 20%).
+ Đếm số măng mọc trong năm
Bước 3: Điều tra cây tiêu chuẩn trung bình và cân trọng lượng trong mỗi OTC
+ Xác định 5 cây tiêu chuẩn trung bình tương ứng với 5 loại Luồng thương phẩm.
+ Chặt cây tiêu chuẩn trung bình đã chọn.
+ Cân trọng lượng và ghi giá trị trọng lượng từng cây (kg).
Bước4: Điều tra lập địa trong OTC
+ Đo độ dốc, hướng dốc bằngđịa bàn cầm tay
+ Đào phẫu diện kích thước rộng 80cm x dài 120cm xác định độ dày tầng đất.
+ Lấy mẫu đất tại 4 điểm xung quanh khóm Luồng với khoảng cách từ 50
- 100cm. Tại mỗi điểm lấy xấp xỉ 200g đất ở độ sâu 0 - 30cm, trộn đều và dùng một phần để phân tích tính chất lý, hóa học của đất.
+ Phân tích mẫu đất bằng các phương pháp phân tích thông thường trong phòng phân tích đất và môi trường thuộc Viện Qui hoạch và Thiết kế
nông nghiệp Hà Nội.
pHKCl xác định bằng máy đo pH metress.
pHH2O xác định bằng máy đo pH metress.
Mùn tổng số (OM %) xác định theo phương pháp Chiurin.
Đạm tổng số (N %) xác định theo phương pháp Kjeldahl.
Lân tổng số (P2O5 %) xác định theo phương pháp Bray II
Kali tổng số (K2O5%) xác định theo phương pháp quang kế ngọn lửa.
Đạm dễ tiêu (N, mg/100g đất): xác định theo phương pháp Tiurin và
Kononova.
Lân dễ tiêu (P2O5, mg/100g đất): xác định theo phương pháp Oniani
Kali dễ tiêu (K2O, mg/100g đất): xác định theo phương pháp quang kế
Khả năng hấp phụ (CEC) xác định theo phương pháp Amoni - Axetat. b) Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về các biện pháp
kỹ thuật gây trồng như: năm trồng, nguồn giống, tiêu chuẩn cây con, mật độ
trồng, biện pháp làm đất, bón phân, chăm sóc, khai thác, các vấn đề về sâu
bệnh hại, đánh giá của người dân về các vấn đề kỹ thuật và thu nhập từ Luồng. Mỗi xã chọn và phỏng vấn 3 chủ hộ gia đình tham gia trồng Luồng, 1
cán bộ kỹ thuật xã và 1chủ kinh doanh cây Luồng. Tổng số người tham gia
phỏng vấn là 45 người.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc theo mẫu phiếu đã được
gợi ý sẵn với những câu hỏi mở cho từng đối tượng phỏng vấn, nội dung cụ
thể như sau:
+ Đối với cán bộ kỹ thuật xã. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề quản lý kỹ thuật, các chính sách ưu tiên phát triển cây Luồng; thông
tin về diễn biến diện tích, phân bố của cây Luồng trên địa bàn; tình hình gây trồng, phát triển rừng Luồng; các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng.
+ Đối với các hộ gia đình: Là những hộ có tham gia trồng Luồng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nội dung phỏng vấn là những biện pháp kỹ
thuật trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ rừng Luồng mà họ đã và đang áp
dụng, đặc biệt chú ý đến những kiến thức, kinh nghiệm bản địa của địa phương. Những biện pháp kỹ thuật được họ hưởng ứng nhất, phù hợp nhất.
+ Đối với các chủ kinh doanh cây Luồng. Nội dung phỏng vấn là yêu cầu
sản phẩm cây Luồng, giá cây Luồng trên thị trường, tình hình khai thác Luồng
của người dân.
c) Thí nghiệm giâm hom với 2 loại chất kích thích ở 4 nồng độ khác nhau.
Thí nghiệm được tiến hành với những hom được lấy ở cây tốt, tuổi cây dưới 24 tháng, tuổi cành 6-12 tháng. Gốc cành có rễ màu xanh vàng, đường
kính gốc cành nơi tiếp giáp với thân cây > 0,7cm có mắt ngủ không bị sâu
thối. Hom được xử lý bằng thuốc chống nấm Ben lát nồng độ 0,3% trong 1 giờ sau đó ngâm vào chất kích thích ra rễ trong thời gian 3h, rồi giâm trên giá thể cát sạch (đã được khử trùng bằng KMnO4 nồng độ 0,3%). Các thí nghiệm giâm
hom được bố trí theo các loại chất kích thích ra rễ với các nồng độ khác nhau.
Bảng 2.2: Các công thức thí nghiệm nhân giống Luồng
CT 1: IBA nồng độ 100ppm CT 5 NAA nồng độ 100ppm
CT 2: IBA nồng độ 300ppm CT 6: NAA nồng độ 300ppm
CT 3: IBA nồng độ 500ppm CT 7 NAA nồng độ 500ppm
CT 4: IBA nồng độ 1000ppm CT 8: NAA nồng độ 1000ppm
CT 9: Đối chứng(nước lã) Các thí nghiệm trên được bố trí ngẫu nhiên và lặp lại 3 lần, dung lượng trong mỗi lần lặp 32 hom. Thời gian nghiên cứu các thí nghiệm giâm hom
được thực hiện từtháng 6 năm 2013.
2.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ số liệu thu thập được trên các OTC và cây tiêu chuẩn tiến hành chỉnh
lý và tính toán trên cơ sở những công thức toán học thống kê trong lâm nghiệp của Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006 [80],
Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005 [79], với sự hỗ trợ của một số
phần mềm chuyên dụng là Excel, SPSS, R và Mapinfo.
- Sử dụng phần mềm Excel tính toán các chỉ tiêu cấu trúc, sinh trưởng của rừng Luồng và lập phương trình tương quan.
- Sử dụng tiêu chuẩn Levene trên phần mềm SPSS để kiểm tra sự bằng nhau vềphương sai của các mẫu trong các công thức thí nghiệm.
- Sử dụng hàm Pairs trên phần mềm R để thiết lập các biểu đồ tán xạ và
a)Nghiên cứu hiện trạng rừng Luồng - Xác định mật độ: + Số khóm/ha sử dụng công thức: Nk = S nk.10000 + Số cây/ha sử dụng công thức: Nc= S nc.10000
Trong đó: Nk là số khóm/ ha; Nc là số cây/ha
nk là số khóm trung bình trong ô tiêu chuẩn
nc là số cây trung bình trong ô tiêu chuẩn
S là diện tích ô tiêu chuẩn
- Xác định phân bố cây theo tuổi (A)
Công thức: S n A i i 10000 (cây/ha)
Trong đó: Ai là số cây tuổi i (i= 1,2,3,4,5)/ha
ni là số cây trung bình tuổi i trong ô tiêu chuẩn
S là diện tích ô tiêu chuẩn
- Phân loại Luồng (L)
Công thức: S l L i i 10000 (cây/ha)
Trong đó: Li là số cây loại i (i= 1,2,3,4,5)/ha
li là số cây trung bình loại i trong ô tiêu chuẩn
S là diện tích ô tiêu chuẩn - Trữ lượng rừng (V) Công thức: 20 1000 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 v n v n v n v n v n Vi (tấn/ha) Trong đó:
Vi là trữ lượng cây Luồngở vị trí OTC thứ i tính bằng tấn/ha
vi(i =1,2,3,4,5) là trọng lượng cây tiêu chuẩn trung bình loại i trong OTC tính bằng kg
b) Nghiên cứu phân chia lập địa thích hợp trồng rừng Luồng
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến tiêu chuẩn
chất lượng thương phẩm của rừng Luồng và tiêu chuẩn về sinh trưởng sinh thái để tìm ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng rừng
Luồng, từ đó xây dựng tiêu chí để phân chia lập địa.
Bước 1: Lập mối liên hệ giữa các nhân tố lập địa với các đại lượng sinh trưởng sinh thái bằng biểu đồ tán xạ.
Bước 2: Xác định các nhân tố lập địa có ảnh hưởng đến sinh trưởng qua biểu đồ tán xạ và lập phương trình tương quan.
Bước 3: Phân chia lập địa rừng Luồng thành 3 mức theo chất lượng thương phẩm của cây Luồng.
S1: Lập địa để đạt cây Luồng loại 1 và loại 2 – Rất thích hợp
S2: Lập địa để đạt cây Luồng loại 3 – Thích hợp vừa
S3: Lập địa cho cây luồng loại 4 và loại 5 – Không thích hợp
c) Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho chọn giống và nhân giống Luồng
- Chọn cây giống tốt
+ Tiêu chí cây tốt trong nghiên cứulà cây đáp ứng được mục tiêu kinh doanh, thân cây Luồng làm nguyên liệu là chính, có thể kết hợp lấy măng.
+ Tiêu chí cây Luồng tốt: Cây có đường kính cách gốc 20cm và chiều cao vút ngọn vượt trội thấp nhất 1,5 lần độ lệch chuẩn so với giá trị đường kính và chiều cao vút ngọn trung bình của lâm phần.
+ Tiêu chí khóm Luồng tốt: Có cây tốt; có khảnăng sinh măng nhiều
hơn và kích thước măng lớn hơn giá trị trung bình của lâm phần; có số cây trong khóm lớn hơn giá trị trung bình của lâm phần;
- Nhân giống bằng hom có sử dụng chất kích thích sinh trưởng
+ Xác định chất kích thích phù hợp giâm hom cành Luồng
d) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng Luồng
- Nghiên cứu đặc điểm sinh măng
Đào 5 gốc luồngđược trồng trước năm 2004 để quan sát và đo sự nâng
gốc của khóm Luồng qua các thế hệ sinh măng, xác định đặc điểm sinh măng
của khóm Luồng làm cơ sở đề xuất chu kỳ kinh doanh rừng Luồng.
- Nghiên cứu thời vụ măng mọc
Thời vụ măng mọc là mùa sinh trưởng của cây, đây là thời điểm các
điều kiện sinh thái phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của Luồng. Dùng phương pháp theo dõi và thống kê số lượng măng mọc, đường kính gốc
và chiều cao măng trên OTC số 1, OTC số 3 và OTC số 5 (1 sườn chân, 1 sườn giữa và 1 sườnđỉnh) tại xã Xuân Phú huyện Quan Hóa vào thời gian từ
20 - 22 các tháng 6; 7; 8 và tháng 9 năm 2010 để xác định thời vụ măng mọc.
- Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của măng
Để nghiên cứu tốc độ và thời gian sinh trưởng của măng, công trình đã theo dõi sinh trưởng của 12 cây măng từ khi nhú lên mặt đất đến khi măng bắt đầu ra lá trên 8 khóm Luồng tại các OTC thuộc thị trấn Quan Hóa trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8. Với mỗi cây măng, theo dõi đo đếm đường kính
gốc và chiều cao hàng ngày vào 6 giờ sáng và 5 giờ chiều trong 60 ngày đầu
tính từ khi măng nhú mặt đất, từ ngày 61 đến ngày 100 do định kỳ 10 ngày/lần.
- Xây dựng mô hình rừng mong muốn
Trong nghiên cứu này, mô hình rừng Luồng mong muốn được hiểu là mô hình có số khóm hợp lý (khóm/ha); số cây hợp lý trên khóm (cây/khóm); và số cây hợp lý ở mỗi độ tuổi (số cây non, trung niên và già hợp lý/khóm).
Mô hình rừng mong muốn chính là ngưỡng tối thiểu của những nhân tố cấu
trúc nêu trên mà chúng cần được duy trì sau khi khai thác, lợi dụng rừng. Nếu
rừng ở dưới ngưỡng này, giải pháp lâm sinh thường được đòi hỏi là chăm sóc, nuôi dưỡng hay tiếp tục phục hồi rừng (trong khi vẫn cần khai thác những cây
già). Nếu rừng vượt ngưỡng này ở mức độ nhất định, có thể cho phép khai thác rừng (măng, cây già, và có thể tận dụng một số cây trung niên). Phương pháp
xây dựng được thực hiện như sau:
+ Căn cứ yêu cầu của thị trường, tình hình thực tiễn kinh doanh rừng
Luồng và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, phân chia tuổi cây Luồng: (i) Cây non: tuổi dưới 1; (ii) Cây trung niên: tuổi 1 đến 3; (iii) Cây già: tuổi 3 đến 5 tuổi.
Với cách phân chia này, cần giữ lại những cây Luồng có tuổi từ 4 trở
xuống sau khi khai thác.
+ Thiết lập sơ đồ nhánh dựa trên các chỉ tiêu sinh trưởng và cấu trúc
lâm phần.
+ Lập biểu đồ tán xạ giữa các cặp nhân tố cấu trúc và sinh trưởng
rừng Luồng.
+ Xác định mối quan hệ có ý nghĩa giữa các nhân tố cấu trúc và sinh
trưởng từ đó lập phương trình tương quan.
+ Xác định số cây hợp lý trên mỗi khóm để có số măng cao nhất và chất lượng măng tốt nhất bằng kết quả điều tra thực tế các khóm Luồng tốt
trong khu vực nghiên cứu.
+ Xác định tỷ lệ cây trong mỗi khóm phân bố theo tuổi từ Quy định
tiêu chuẩn kỹ thuật, nhu cầu thị trường đối với cây Luồng.
Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu, đề xuất một số kỹ thuật trồng thâm canh rừng Luồng tại Thanh Hóa.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Quan Hoá là huyện miền núi, biên giới, cách trung tâm tỉnh Thanh Hoá
137 km về phía Tây Bắc, theo hướng quốc lộ 47 và quốc lộ 15A.
Có vị trí địa lý :
- Từ 200 16’ 30”đến 200 19’ 30” vĩ độ Bắc
- Từ 1400 44’ 00”đến 1050 11’ 30”kinh độ Đông
Có ranh giới tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La và Hoà Bình. - Phía Nam giáp huyện Quan Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Bá Thước.
- Phía Tây giáp huyện Mường Lát và nước CHDCND Lào – Có đường
biên giới dài hơn 6 km.
Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 15A và tỉnh lộ 520, 521 chạy
xuyên qua nối với huyện Bá Thước, Mường Lát, tỉnh Hoà Bình, tỉnh Sơn La và nước bạn Lào, tuy nhiên vị trí của huyện khá xa trung tâm hành chính tỉnh
Thanh Hoá và hạn chế trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các
huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận nên vẫn là một huyện nghèo.
3.1.2. Địa hình địa thế
Địa hình phức tạp, kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Bắc với những dãy núi
đá vôi đồ sộ, hiểm trở, có nhiều dông phụ tạo ra nhiều khe suối. Tất cả các khe