Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc chọn điều kiện lập địa trồng Luồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 91)

L ời cam đoan

4.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc chọn điều kiện lập địa trồng Luồng

4.2.1. Đặc điểm điều kiện lập địa của rừng Luồng

4.2.1.1. Khí hậu

Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng hàng đầu quyết định sự phân bố

của một loài cây, mỗi loài cây đều có điều kiện khí hậu thích hợp và giới hạn

thích ứng, nói một cách khác mỗi loài cây đều có một trung tâm phân bố tự

nhiên, ở đó cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, do vậy trong chọn loài cây trồng cần phân biệt rõ khí hậu thích hợp với khí hậu nơi nó có thể tồn tại.

Huyện Quan Hóa có khí hậu nhiệt đới vùng núi cao. Trong năm có hai

mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường có những đợt rét đậm, rét hại, mực nước ngầm giảm, các khe

suối cạn kiệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng có lượng mưa nhiều

nhất là tháng 8, 9, 10, chiếm từ 70 - 80% lượng mưa cả năm và có những đợt

nắng kèm theo gió Tây Nam khô nóng.

Bảng 4.8: Một số nhân tố khí hậu khu vực nghiên cứu trong 3 năm 2010 - 2012 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Nhiệt độ TB (độ C) 16,7 19,9 22,6 24,6 27,2 28,7 28,4 28,5 27,2 25,1 20,6 19,4 24,1 Lượng mưa TB (mm) 12,6 18,4 43,4 62,4 222 187 283 179 304 247 62,2 9,8 1630,8

Nhận xét: Trong thời gian theo dõi thí nghiệm (năm 2010 - 2012), khu vực Quan Hóa nhiệt độ trung bình năm là 24,10C. Tổng lượng mưa trung năm từ 1244 -1925mm. Số ngày mưa bình quân 150-160 ngày/năm; số ngày

có mưa phùn từ 35 đến 40 ngày/năm. Độ ẩm không khí bình quân/năm 85- 86%. Chỉ số khô hạn theo phương pháp tính của Thái Văn Trừng (1970,

1999) là: X = S.A.D = 1.3.0. Với các đặc điểm cơ bản này cho thấy cây

Luồng được trồng ở Quan Hóa là vùng có khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh

thái của loài.

Do trong cùng khu vực là huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa nên các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa không có sự chênh lệch nhiều được coi là đồng nhất. Vì vậy, công trình sẽ không nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến sinh trưởng và chất lượng của rừng

Luồng mà tập trung nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố địa hình và thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của rừng trồng Luồng.

4.2.1.2. Địa hình

Địa hình là nhân tố sinh thái có vai trò chi phối các nhân tố sinh thái khác. Địa hình khác nhau sẽ hình thành nên các điều kiện tiểu khí hậu khác nhau, địa

hình ảnh hưởng tới chế độ nhiệt, chế độ ẩm của đất, nước mưa từ khí quyển, nước ngầm, các chất bám dính vào các hạt đất, sự biến đổi thành phần và độ dày tầng đất, năng lượng nhiệt…. Tất cả những đặc điểm đó sẽ được tích lũy và biểu

hiện ở quần xã thực vật rừng và hệ sinh thái rừng. Do vậy, thông qua ảnh hưởng

trực tiếp của địa hình đến các nhân tố đất,nước, nhiệt độ.... tác động vào rừng

mà nhân tố địa hình có ảnh hưởng gián tiếp đến hệ sinh thái rừng. Kết quả

nghiên cứu về địa hình trên 60 OTC điều trađược tổng hợpở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Đặc điểm địa hình rừng Luồng Quan Hóa

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Bình quân Hệ số biến động (S%)

Độ cao tuyệt đối (m) 365 46 154,4 40,32

Độ dốc mặt đất

Nhận xét:Tại khu vực nghiên cứu, rừng Luồng được trồng ở độ cao từ

46m đến 365m, hệ số biến động về độ cao giữa các khu vực là 40,32%. Độ dốc

thấp nhất là 50, cao nhất là 380, trung bình là 22,80 với hệ số biến động về độ

dốc giữa các ô tiêu chuẩn là 39,91%. Như vậy, có thể thấy cây Luồng ở Quan Hóa được trồng ở độ cao tuyệt đối dưới 400m, đây là vùng sinh thái về độ cao

thích hợp với cây Luồng, nhưng về độ dốc thì nhiều nơi không tuân thủ theo đúng quy địnhdưới 300.

4.2.1.3. Đất trồng Luồng

Kết quả điều tra, phân tích 60 mẫu đất dưới tán rừng Luồng (chi tiết ở

phụ biểu 06)được tổng hợp một số đặc điểm cơ bản ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Đặc điểm đất trồng rừng Luồng ở Quan Hóa

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Bình quân S% Độ dày tầng đất (SD, cm) 115 23 61,47 37,36 pHKCl 5,86 3,3 3,96 12,57 Mùn (Mu, %) 3,81 1,02 1,96 27,92 Nts (%) 0,22 0,05 0,13 29,85 P2O5ts (%) 0,16 0,03 0,07 36,70 K2O (%) 3,12 0,07 1,35 58,88 P2O5dt (mg/100g) 4,3 0,4 1,77 59,68 K2Odt (mg/100g) 15 3,30 8,57 37,90 CEC (meq/100g) 34,7 7,3 12,86 52,77 HTP (me/100g) 16,1 2,9 9,20 44,01 Cấp hạt cát (%) 51,23 12,36 25,09 29,29 Cấp hạt limon (%) 58,83 29,3 50,17 11,75 Cấp hạt sét (%) 38,54 9,47 24,57 24,72 Tỷ trọng (g/cm3) 2,82 2,27 2,52 3,62 Dung trọng (g/cm3) 1,47 1,06 1,28 7,92 Độ xốp (SP, %) 59,22 41 49,11 9,19

Nhận xét: Rừng Luồng tại khu vực nghiên cứu được trồng trên nền đất

xám feralit (ký hiệu là ACf) với 4 đơn vị đất phụ là: đất xám feralit điển hình (ACf-h); đất xám feralit cơ giới nhẹ (ACf-a); đất xám feralit đá nông (ACf-l1)

và đất xám feralit đá sâu (ACf-l2). Độ dày tầng đất từ 23-115cm (mỏng đến

dày). Tầng đất 0-30cm cách gốc Luồng từ 50-100cm có chỉ số pHKCl của đất giao động trong khoảng 3,3 - 5,8, tức là dung dịch đất có tính axít. Hàm lượng

mùn dao động trong khoảng từ 1,02-3,81% (nghèo đến trung bình). Hàm lượng Nitơ tổng số dao động trong khoảng từ 0,05-0,22%. Hàm lượng lân và kali tổng số trong đất đạt mức độ trung bình nhưng hàm lượng lân và kali dễ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)