Chất lượng rừng Luồng tại Quan Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 74)

L ời cam đoan

4.1.2. Chất lượng rừng Luồng tại Quan Hóa

Chất lượng rừng Luồng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu cấu trúc,

sinh trưởng và trữ lượng rừng. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:

4.1.2.1. Mật độ rừng Luồng tại Quan Hóa

Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nói lên mức độ tận dụng diện tích dinh dưỡng của quần thể thực vật. Từ số liệu điều

tra tại các OTC, mật độ cây Luồng trong rừng được thể hiện ở bảng 4.2 và phụ biểu 01.

Bảng 4.2: Mật độ của rừng Luồng ở Quan Hóa

Khóm/ha Cây /khóm Cây/ha

TB S S% TB S S% TB S S%

236 73,19 31,06 8 2,59 31,97 1.856 649,16 34,98 Nhận xét: Mật độ của rừng Luồng khu vực nghiên cứu được thể hiện ở

3 tiêu chí là số khóm/ha, số cây/ha và số cây/khóm.

Trung bình có 236 khóm/ha với sai tiêu chuẩn (S) là 73,19 và hệ số

biến động (S%) là 31,06%. Theo Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng

của Bộ NN&PTNT năm 2000 [10] áp dụng cho trồng rừng Luồng thuần loài với mục tiêu rừng sản xuất nguyên vật liệu là 200 khóm/ha thì rừng Luồng

Quan Hóa có mật độ trung bình lớn hơn so với Quy phạm kỹ thuật là 30 khóm/ha. Hệ số biến động và sai tiêu chuẩn giữa các vị trí đều rất lớn

(31,06%), cho thấy mật độ của rừng Luồngkhông đồng đều ở các vị trí khác

nhau trong khu vực, kỹ thuật trồng rừng Luồng nhiều nơi chưa đúng quy định, có chỗ mật độ quá dày nhưng cũng có chỗ mật độ quá thưa. Như vậy, trung

bình mật độ khóm/ha của rừng Luồng Quan Hóa đảm bảo yêu cầu kinh doanh trồng rừng Luồng thuần loài sản xuất nguyên vật liệu.

Số cây trung bình trên mỗi khóm là 8 cây với sai tiêu chuẩn (S) là 2,59 và hệ số biến động (S%) là 31,97%. Theo chỉ tiêu kỹ thuật khai thác đối

tượng là rừng Luồng thì số cây để lại là 10 - 15 cây/khóm [10], [65] so với kết

quả nghiên cứu thì mật độ cây/khóm của Luồng ở khu vực nghiên cứu thấp hơn chỉ tiêu này nhiều hay rừng Luồng ở Quan Hóa đang bị khai thác vượt

mức cho phép theo quy phạm, sự bền vững của rừng không đảm bảo.

Mật độ trung bình của rừng Luồng đạt 1.856 cây/ha, sai tiêu chuẩn là 649,16 và độ biến động là 34,98%. Với các thông số này cho thấy mật độ

rừng không lớn và phân bố cây trong các khu rừng Luồng khác nhau có sự

biến đổi mạnh. Mật độ cây/ha thấp so với tiêu chí từ 2000 đến 3000 cây/ha của rừng Luồng theo tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng Luồng thuần loài với mục

tiêu sản xuất nguyên vật liệu [10], [65]. Số cây/ha thấp so cho thấy kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác rừng chưa hợp lý. Nếu không có biện pháp tác động đúng hướng, năng suất rừng Luồng sẽ thấp và có nguy cơ suy giảm.

Điểm nổi bật về mật độ rừng Luồng tại huyện Quan Hóa là độ biến động về mật độ (số khóm/ha; số cây/khóm; số cây/ha) đều lớn hơn 30%. Sự

phân bố số cây trong rừng không đều, điều này cho thấy kỹ thuật tác động từ

trồng đến khai thác hàng năm chưa thực sự hợp lý.

4.1.2.2. Một số đại lượng sinh trưởng và trữ lượng của rừng Luồngtại Quan Hóa

Kết quả điều trasinh trưởng rừng Luồngở 60 ô tiêu chuẩn điển hình vào

tháng 10 -12 năm 2011 đượcthể hiện ở phụ biểu 01 và tổng hợp trong bảng 4.3

Bảng 4.3: Một số đại lượng sinh trưởng và trữ lượngcủa rừng Luồng

Chỉ tiêu Giá trị trung bình của lâm phần

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình D1,3 (cm) 9,76 6,44 7,79 SD (%) 15,53 13,37 16,06 Hvn (m) 13,24 9,81 11,18 SH (%) 14,71 14,35 15,37 Trữ lượng V (tấn/ha) 107,87 25,31 49,4

Nhận xét:

- Sinh trưởng đường kính trung bình của lâm phần tốt nhất là 9,76cm với độ biến động là 15,53%, lâm phần thấp nhất là 6,44cm với độ biến động

13,37%, và trung bình toàn bộ khu vực nghiên cứu có là 7,79cm với sai tiêu chuẩn (S) là 1,12 và độ biến động là 16,1%.

- Sinh trưởng chiều cao trung bình của lâm phần tốt nhất là 13,24m với độ biến động là 14,71%, của lâm phần thấp nhất là 9,81m với độ biến động là 18,32% và trung bình toàn bộ khu vực nghiên cứu cây Luồng có chiều cao vút

ngọn là 11,18m với sai tiêu chuẩn (S) là 1,71 và độ biến động là 15,37%. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thịnh Triều [73] sinh trưởng của

rừng Luồng huyện Ngọc Lặc có D1,3 =8,5cm; Hvn = 10,9m, huyện Lang Chánh

D1,3 =7,1cm; Hvn = 9,8m, và huyện Bá Thước D1,3=7,7cm; Hvn = 10,3m thì hiện trạng rừng Luồngở Quan Hóa có đường kính trung bình lớn hơn Luồng ở Lang Chánh và Bá Thước nhưng nhỏ hơn đường kính trung bình của Luồng ở huyện Ngọc Lặc. Chiều cao vút ngọn Luồngở Quan Hóa lớn hơn chiều cao

vút ngọn của Luồng ở các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Bá Thước. Rừng

Luồng Quan Hóa cần chăm sóc để có đường kính trung bình lớn hơn, nâng giá trị kinh tế của cây Luồng.

- Trữ lượng rừng (V) khu vực nghiên cứu thấp nhất là 25,31 tấn Luồng tươi/ha, cao nhất là 107,87 tấn/ha, trung bình đạt 49,40 tấn/ha. Như vậy, trữ lượng của các lâm phần có sự chênh lệch nhau rất lớn. Sự chênh lệch này có thể giải thích là do mật độ rừng và kích thước cây của các lâm phần có sự

chênh lệch nhau.

Như vậy, chất lượng của rừng Luồng ở Quan Hóa theo Thông tư

34/2009/TT-BNN&PTNT [14] nhìn chung thuộc loại rừng Luồng trung bình

(mật độ 1.000-3.000 cây/ha, D >=6cm), nhưng sự đồng đều trữ lượng của các

lên Luồng giàu (mật độ rừng > 3.000 cây/ha, D >=6cm) hoặc chuyển đổi loài cây trồng trên những lô rừng có trữ lượng thấp và thoái hóa là cần thiết.

4.1.2.3.

tại khu vực nghiên cứu

thể hiện trong phụ biểu 02 và 4.4.

4.4:

Chỉ tiêu 1 2 3 >= 4

Cây/ha % Cây/ha % Cây/ha % Cây/ha %

Mật độ 630 33.9 657 35.4 395 21.3 174 9,4

S 229,59 217,16 218,82 291,81

S% 36,42 33,10 55,35 167,39

Nhận xét: Rừng Luồng tại khu vực nghiên cứu có tỷ lệ cây Luồng tuổi 1 trung bình đạt 34%, tuổi 2 đạt 35%, tuổi 3 đạt 21%, từ tuổi 4 trở lên đạt

10% với độ biến động ở các lâm phần rất lớn, nhất là cây ở cây từ 4 tuổi trở

lên. Như vậy, rừng Luồngở Quan Hóa có cây Luồng non (cây tuổi 1 + tuổi 2) chiếm tỷ lệ 70% số lượng cây, cây từ 3 tuổi trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 30% ở thời điểm trước mùa khai thác chính. Luồng tuổi 1 và tuổi 2 là những cây Luồng có khả năng sinh măng, qua đó phản ánh sức sản xuất của rừng Luồng ở đây rất lớn. Như vậy, nếu theo hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng Luồng, khi khai thác phải để lại cây tuổi 1, cây tuổi 2 và chỉ chặt 2/3 cây tuổi 3, chặt 40-50% cây tuổi 4 tuổi trở lên thì số lượng cây lấy ra từ rừng Luồng Quan Hóa năm điều tra chỉ khoảng 320 cây/ha. So với năng suất 24 triệu cây cho hơn

70.000ha rừng (kể cả rừng mới trồng) theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh

Hóa [84], [85], [86] thì rừng luồng ở Quan Hóa có năng suất bằng năng suất

chung của rừng Luồng tỉnh Thanh Hóa. Thực trạng chung cho rừng Luồng ở Thanh Hóa là năng suất rừng thấp (mỗi năm khai thác trung bình 1,34 cây/khóm), nâng cao năng suất rừng thông qua việc tăng số cây sinh ra và khai thác hàng năm là cần thiết cho rừng Luồng ở Thanh Hóa.

4.1.2.4. Chất lượngrừng Luồng phân loại theo thương phẩm

Hiện nay, nhu cầu về cây Luồngtrên thị trường rất cao, Luồngchủ yếu bán theo cây, tùy thuộc vào cấp phân loại mà giá cả cũng rất khác nhau (giá cây Luồng loại 1 là 24.000đ/cây nhưng cây loại 5 chỉ có 3000 đồng/cây). Kết quả phân loại chất lượng của các cây Luồng trong rừng theo thương phẩm ở Quan Hóa được thể hiện ở phụ biểu 03 và tổng hợp ở bảng 4.5.

4.5: Chất lượng Chỉ tiêu Loại 5 Mật độ TB (Cây/ha) 314 281 531 442 288 Tỷ lệ (%) 16,92 15,14 28,61 23,81 15,52 S% 92,95 65,79 37,81 65,88 98,43

Bảng 4.5 cho thấy, trong rừng Luồng ở huyện Quan Hóa có: Trung bình số cây loại 1 là 314 cây/ha chiếm 16,92% tổng số cây trong rừng với hệ

số biến động về loại cây này ở các lâm phần là rất lớn (92,95%). Trung bình số cây loại 3 là 281 cây/ha chiếm 15,14% tổng số cây trong rừng với hệ số

biến động 65,79. Trung bình số cây loại 3 là 531 cây/ha chiếm 28,61% tổng

số cây trong rừng với hệ số biến động 37,81%. Trung bình số cây loại 4 là 442 cây/ha chiếm 23,81% tổng số cây trong rừng với hệ số biến động 65,88%. Trung bình số cây loại 5 là 288 cây/ha chiếm 15,52% tổng số cây trong rừng

với hệ số biến động rất lớn 98,43%.

Hình 4.3: Hiện trạng chất lượng rừng Luồng theo thương phẩm

0 100 200 300 400 500 600

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5

Trong các lâm phần nghiên cứu, số cây Luồng loại 3 và loại 4 chiếm tỷ

lệ cao (24-28%), số cây luồng loại 1, loại 2 chiếm tỷ lệ thấp hơn (15-15%).

Điều này cho thấy, giá trị kinh tế của rừng Luồng tại khu vực nghiên cứu chưa cao do số lượng cây Luồng có giá trị kinh tế cao (luồng loại 1 và loại 2)

chiếm tỷ lệ chưa cao ở trong rừng.

Tính bền vững về sản lượng và xu hướng phát triển của rừng Luồng cũng được thể hiện ở số lượng và tỷ lệ cây Luồng theo giá trị thương phẩm theo từng

tuổi. Rừng Luồng ở huyện Quan Hóa có chất lượng cây theo giá trị thương phẩm ở các cấp tuổi được thể hiện trong phụ biểu 04 và tổng hợp tại bảng 4.6

Bảng 4.6: Chất lượng thương phẩm của cây Luồng theo tuổi Loại

Luồng

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi >=4

Số cây (cây/ha) Tỷ lệ (%) Số cây (cây/ha) Tỷ lệ (%) Số cây (cây/ha) Tỷ lệ (%) Số cây (cây/ha) Tỷ lệ (%) Loại 1 98 31,21 86 27,39 89 28,34 41 13,06 Loại 2 85 30,25 115 40,93 49 17,44 32 11,39 Loại 3 208 39,17 173 32,58 112 21,09 38 7,16 Loại 4 157 35,52 159 35,97 91 20,59 35 7,92 Loại 5 82 28,47 124 43,06 54 18,75 28 9,72 Tổng 630 33,94 657 35,99 395 21,28 174 9,38

Nhận xét: Hiện trạng Luồng ở Quan Hóa về chất lượng thương phẩm như sau:

Cây Luồng loại 1 có chu vi ở vị trí 1,3m ≥ 29cm, chiều dài sử dụng ≥

10m có trung bình 314 cây/ha, chiếm tỷ lệ 17% tổng số cây trong rừng. Trong đó, cây tuổi 1 trung bình có 98 cây/ha, chiếm 31% tổng số cây loại 1; cây tuổi 2

trung bình có 86 cây/ha, chiếm 27% tổng số cây loại 1; cây tuổi 3 trung bình có 89 cây/ha, chiếm 28% tổng số cây loại 1; tuổi 4 trung bình có 41 cây/ha, chiếm

Cây Luồng loại 2 có chu vi ở vị trí 1,3m từ 27-28,9cm, chiều dài < 9,9m, trung bình có 281 cây/ha, chiếm tỷ lệ 15% tổng số cây trong rừng. Trong đó, cây tuổi 1 trung bình là 85 cây/ha, chiếm 30,25% tổng số cây loại 2; cây tuổi 2 trung

bình là 115 cây/ha, chiếm 40,93% tổng số cây loại 2; cây tuổi 3 trung bình là 49 cây/ha, chiếm 17,44% tổng số cây loại 2; cây tuổi 4 trung bình là 32 cây/ha, chiếm 11,39% tổng số cây loại 2.

Cây Luồng loại 3 có chu vi ở vị trí 1,3m từ 23-26,9cm, chiều dài <8,0m, trung bình có 531 cây/ha, chiếm tỷ lệ 29% tổng số cây trong rừng. Trong đó, cây tuổi 1 trung bình có 208 cây/ha, chiếm 39,17% tổng số cây loại 3; cây tuổi 2

trung bình có 173 cây/ha, chiếm 32,58% tổng số cây loại 3; cây tuổi 3 trung bình có 112 cây/ha, chiếm 21,09% tổng số cây loại 3; cây tuổi 4 trung bình có 38 cây/ha, chiếm 7,16% tổng số cây loại 3.

Cây Luồng loại 4 có chu vi ở vị trí 1,3m từ 19-22,9cm, chiều dài <7,0 m , trung bình có 442 cây/ha, chiếm tỷ lệ 24% tổng số cây trong rừng. Trong đó, cây tuổi 1 trung bình có 157 cây/ha, chiếm 35,52% tổng số cây loại 4; cây tuổi 2

trung bình có 159 cây/ha, chiếm 35,97% tổng số cây loại 4; cây tuổi 3 trung bình có 91 cây/ha, chiếm 20,59% tổng số cây loại 4; cây tuổi 4 trung bình có 35 cây/ha, chiếm 7,92% tổng số cây loại 4.

Cây Luồng loại 5 (cọc, ruỗn) có chu vi ở vị trí 1,3m ≤ 18cm chiều dài sử dụng > 2,0m, trung bình có 288 cây/ha, chiếm tỷ lệ 16% tổng số cây trong

rừng. Trong đó, cây tuổi 1 trung bình có 82 cây/ha, chiếm 28% tổng số cây

loại 5; cây tuổi 2 trung bình có 124 cây/ha, chiếm 43% tổng số cây loại 5; cây tuổi 3 trung bình có 54 cây/ha, chiếm 19% tổng số cây loại 5; cây tuổi 4 trung

bình có 28 cây/ha, chiếm 9% tổng số cây loại 5.

Hiện trạng rừng Luồng ở Quan Hóa có cây Luồng loại 1, loại 2 có số lượng ít và chủ yếu là cây có tuổi 1 và tuổi 2. Cây Luồng có chất lượng loại 3

chất lượng loại 1 và loại 2. Điều này có thể cho thấy, rừng đã có khai thác chọn những cây có kích thước lớn nhưng còn non đã làm giảm cho số lượng

cây loại 1 và loại 2 ở tuổi 3 và tuổi 4 (tuổi bắt đầu khai thác theo Quy phạm

[10]). Mặt khác, kết quả này cũng cho thấy khả năng sinh măng có chất lượng đạt tiêu chuẩn loại 1 và loại 2 chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với khả năng sinh măng ở tiêu chuẩn chất lượng loại 3 và loại 4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)