Cơ sở xác định biện pháp kỹ thuật tác động sinh măng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 110)

L ời cam đoan

4.4.1. Cơ sở xác định biện pháp kỹ thuật tác động sinh măng

- Đặc điểm sinh măng

Đặc điểm sinh măng cây Luồng là sau mỗi lần mọc măng, thân ngầm sẽ được nâng lên và sự nâng gốc như vậy đến một mức độ nào đó sẽ làm cho khóm Luồng bị suy thoái. Nghiên cứu đặc điểm sinh măng là cơ sở để tác động kỹ thuật chống thoái hóa rừng Luồng

Mỗi cây mẹ có từ 2-8 đôi chồi măng, phân bố thành 2 hàng đối xứng trên thân ngầm trong đất. Mỗi hàng có một đôi chồi phát triển to và phát triển đâm

lên mặt khỏi mặtđất thành măng. Cây Luồng sinh măng qua các năm làm cho gốc cây con cao hơn cây mẹ gọi là sự nâng gốc [28]. Kết quả đo đếm về mức độ nâng gốc của Luồng thể hiện ở phụ biểu 7 và bảng 4.18.

Bảng 4.18: Mức độ nâng cao của gốc Luồng theo các thế hệ măng Thế hệ măng Mức độ nâng cao của gốc măng (cm)

Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5 TB

2 6,9 6 3 5,2 5,6 5,26 3 0,4 2 4,3 1,6 2,4 2,14 4 4,8 2,5 2,2 0,8 3,4 2,74 5 3,6 5 1,2 2,2 2,3 2,86 6 2,3 3,8 6,2 4,3 3,58 7 6,1 3 5,87 8 6,3 7 6,65 9 6 4,9 TB (cm/năm) 3,93 4,31 2,90 3,20 4,25 4,25

, mức độ nâng gốc của cây Luồng trung bình hàng

năm từ 2,9 đến 4,3cm nhưng không đều nhau ở các năm. Năm đầu tiên, gốc

Luồng nâng từ 3-6,5cm; 3-4 năm tiếp theo gốc luồng chậm hơn, trung bình khoảng 2,5cm/năm. Từ năm thứ 6 đến năm thứ 9 cây nâng gốc trung bình mỗi năm từ 4- 6,5cm/năm. Sau 9 năm trồng, các cây măng sinh ra cao hơn so với cây măng năm thứ nhất 25- 35cm. Gốc Luồng nâng cao lên trên mặt đất sẽ sinh ra những cây măng có kích thước bé, gây nên hiện trượng rừng Luồng suy thoái.

Hình 4.9: của cây Luồng

Như vậy, với kích thước hố trồng Luồng như hiện nay sâu từ 40 -50cm thì sau khoảng 20-25 năm, cây măng có gốc chồi bằng mặt đất và những năm

tiếp theo sẽ nâng cao dần trên mặt đất nếu không có biện pháp đắp gốc hàng

năm sau đó hoặc trồng lại rừng.

-

Xác định thời vụ măng mọc giúp các chủ rừng Luồng biết thời vụ chăm sóc để cho măng tốt và thời vụ khai thác Luồng không ảnh hưởng đến cây măng,

Kết quả theo dõi thời vụ mọc măng tại các rừng Luồng trên 5 năm 3 OTC

thuộc xã Xuân Phú vào thời gian từ ngày 20 đến ngày 25 các tháng 6, 7, 8 và

tháng 9 năm 2013 được tổng hợp tại bảng 4.19.

Bảng 4.19: Thời vụ măng mọc tại huyện Quan Hóa Chỉ tiêu

Tháng điều tra

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

TB măng/ khóm 1,93 4,84 5,33 5,40

TB măng sinh trong tháng 1,93 2,91 0,49 0,07

Măng sống/ khóm 1,89 4,33 3,27 3,20 Măng chết/ khóm 0,04 0,51 2,07 2,20 00 D măng (cm) 8,06 8,78 8,31 8,29 VN H măng(m) 1,66 3,04 11,05 11,86

Nhận xét: Thời vụ măng của rừng Luồng trồng trên 5 năm ở Quan Hóa

bắt đầu mọc từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 9 dương lịch. Vào cuối tháng 6 số măng mọc trong khóm trung bình là 1,93 măng/khóm chiếm 35,7% tổng số măng cả vụ; số măng sống trong khóm là 1,89 măng/khóm; tỷ lệ cây mọc

trong thời gian này bị chết chỉ chiếm 1,8% tổng số trong cả vụ. Thời gian cuối

tháng 7 số măng mọc trong khóm trung bình là 4,84 măng/khóm chiếm 89,6%

tổng số măng mọc trong cả vụ; số măng sống trong khóm là 4,33 măng/khóm;

số cây bị chết là 0,5 măng/khóm, chiếm tỷ lệ 23,2% tổng số măng chết trong

cả vụ. Thời điểm tháng 8, tổng số măng mọc trong khóm trung bình là 5,33

măng/khóm chiếm 98,7% tổng số măng mọc trong cả vụ; số măng sống trong khóm là 3,27 măng/khóm; tỷ lệ cây mọc tính đến thời gian này bị chết là 2,7

măng/khóm chiếm tỷ lệ 94,1% tổng số măng chết trong cả vụ. Sang tháng 9,

số măng mọc trong các khóm rất ít, trung bình chỉ 1,3% tổng số măng của cả

số măng mọc trong cả vụ (89,6%); măng mọc vào tháng 8 và tháng 9 chỉ

chiếm tỷ lệ 10,4% tổng số măng mọc trong năm. Tỷ lệ măng sống cao nhất là

măng sinh ra trong tháng 6, sau đó giảm ở các tháng tiếp theo và tỷ lệ măng

sống giảm mạnh trong thời gian từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8. Sự giảm

sức sống của măng thể hiện ở tỷ lệ măng chết từ 0,51 lên 2,07% tổng số măng trong năm.

Các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây măng theo các tháng điều tra cũng có sự thay đổi. Sinh trưởng chiều cao của măng liên tục tăng trong các tháng theo dõi. Măng sinh trưởng chiều cao chậm lúc đầu sau đó nhanh dần và nhanh nhất là tháng 8. Đường kính trung bình của những cây măng mọc tháng 6 là 8,06cm; tháng 7 là 8,78cm; tháng 8 là 8,31cm và tháng 9 là 8,29cm. Sự giảm sụt kích thước đường kính trung bình của các măng từ tháng 7 đến tháng 9 ngoài lý do do sự bong bẹ của măng, còn có lý

do măng sinh ra ở các tháng 8 và 9 có kích thước nhỏ.

Như vậy, nếu muốn cho số lượng và chất lượng măng được cải thiện thì công tác bón phân cho rừng Luồng phải thực hiện trước khi măng mọc. Công tác bảo vệ cần được thực hiện nghiêm ngặt từ khi măng đầu tiên của vụ xuất

hiện để tránh các tác hại gây tổn thương đến các măng phát triển thành cây Luồng tốt. Các măng cuối vụ có thể khai thác làm thức ăn vì chúng thường có kích thước không lớn và dễ bị tổn thương do sâu bệnh hoặc khai thác rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)