L ời cam đoan
1.3.2. Về thâm canh rừng tre trúc
Ở Việt Nam, có khoảng trên 200 loài tre trúc, phân bố ở hầu hết các
tỉnh trong phạm vi toàn quốc và là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn TửƯởng (2000), [35]
nước ta có 1.489.068 ha rừng tre trúc thuần loài hoặc hỗn giao với cây gỗ,
chiếm 4,53% diện tích toàn quốc với tổng trữ lượng là 8.400.767.000cây.
Trong đó: Rừng tre trúc tự nhiên có 1.415.552ha bằng 14,99% tổng diện tích
rừng tự nhiên với trữ lượng là 8.304.693.000 cây bao gồm: Rừng thuần loại
tre trúc có 789.221ha bằng 8,36% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng
5.863.091.000 cây; Rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331ha bằng 6,63% diện tích
rừng tự nhiên với trữ lượng 2.441.602.000 cây. Rừng tre trúc trồng có 73.516 ha
bằng 4,99% diện tích rừng trồng với trữ lượng 96.074.000 cây. Diện tích và trữ lượng tre trúc đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc.
Trong “Kỹ thuật trồng tre trúc”, Hồng Minh (1963) [51] đã giới thiệu sơlược vềđặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm
sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam. Lê Nguyên Kế (1963)
[40] trong cuốn “Trồng tre trúc”đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về những
yêu cầu củađất trồng, giống, mậtđộ trồng. Vương Tấn Nhị (1963) [54]
với “Kinh doanh khai thác rừng Nứa” đã nêu rõ một số đặc điểm sinh thái học
của cây Nứa như: Nhiệt độ từ 9 - 360C, lượng mưa từ 1.250 – 4.000 mm/năm (tối thiểu 1.000mm/năm) và khuyến cáo để kinh doanh tốt rừng Nứa cần phải có phương pháp khai thác bồi dưỡng thích hợp. Nghiên cứu nhân giống Trúc
bằng thân ngầm của Trần Đức Hậu và Nguyễn Văn Tỵ (1974 - 1977) [29] đã xác định được thân ngầm ở tuổi 1 và tuổi 2 làm giống và tốt nhất với quy cách
dài 50cm có 11 - 12 đốt và to 1cm – 1cm2. Đối với loài Tre Mai, theo Phạm Văn Điển, 2006 [22] nhân giống có thể bằng giống gốc hoặc bằng giống chét...
Hoàng Xuân Tý trong “Tìm hiểuđất dưới rừng tre trúc thuần loài” (1972) [83] cho biết: trồng tre Diễn và tre Gai thuần loài làm cho tính chất vật
do vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng
xen với cây gỗ để đảm bảo độ phì của đất và sản xuất được nhiều luân kỳ.
Lê Nguyên và các cộng sự (1971) [56] trong “Nhận biết, gây trồng bảo
vệ và khai thác tre trúc” tuy mới chỉ nghiên cứu tre trúc ở miền Bắc nhưng đã giới thiệu khá đầy đủ về gây trồng phát triển tre trúc mọc cụm và mọc tản cho
mục đích kinh tế, bao gồm: Điều kiện nhân giống, gây trồng, kỹ thuật
trồng,… tuy nhiên nội dung còn quá khái quát, hầu như không đề cập đến
biện pháp thâm canh nào.
Châu Quang Hiền (1981) [30] nghiên cứu “Kết cấu quần thể và quá trình phục hồi sau khai thác trắng của rừng tre Lồ ô (Schizostachyum zollingery
Stend) tại huyện Phước Long (sông Bé)” đã chỉ ra: Phương thức khai thác
trắng có ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng và phát triển, làm thay đổi cấu
trúc, giảm sức sản xuất và hạn chế khả năng sản xuất liên tục của rừng Lồ ô, do đó phương thức chặt chọn là phù hợp.
Lâm Xuân Sanh và Châu Quang Hiền (1984) [62] trong công trình “Tre trúc Lồ ô” đã thống kê mô tả được một số đặc điểm của rừng tre Lồ ô như:
thời vụ ra măng, hình thái cây măng và quá trình sinh trưởng của măng.
Ngô Quang Đê (1994) [21] đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho
3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầuđắng gồm các khâu ươm giống, kỹ thuật
trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng.
Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự[47] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre trúcđể lấy măng” cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus
barbatus) và tre Gầy (Dendrocalamus sp), trong đó có khảo nghiệm 3 công
thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh.
Hứa Vĩnh Tùng (2001) [76] trong “Khai thác đảm bảo tái sinh và sử
Cường độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây măng.
Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) [32] trong
“Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng” đã giới thiệu kỹ thuật trồng cho
2 loài là Trúc sào và Vầu đắng gồm: Điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ
thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến.
Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [43] với đề tài “Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam” đã liệt kê thành phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng gồm: phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm
cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất.
Đỗ Văn Bản (2004) [1] tiến hành “Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng ở Việt Nam” đã thống kê: Hiện nay nước
ta có 4 loài tre nhập nội lấy măng đang được gây trồng: Điềm trúc, Lục trúc,
Tạp giao và Mạnh tông, trong đó phát triển mạnh nhất là Điềm trúc và Lục
trúc. Diện tích trồng đang ngày càng được mở rộng: Đến năm 2003, chương
trình khuyến lâm đã đầu tư cho nông dân trồng 1.461ha, tổng diện tích trồng tre Điềm trúc bằng nguồn giống Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản
chế biến thuộc Tổng công ty rau quả, nông sản tính đến 2003 là trên 2.700ha. Diện tích trồng tre nhập nội lấy măng trên thực tế vượt xa những con số thống kê được vì bên cạnh đó còn rất nhiều tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những thông tin quan trọng: Đặc tính sinh thái,
hình thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh nghiệm gây trồng của nhân
dân trên cả nước.
Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [2] trong “Trồng thử nghiệm thâm
canh các loài tre nhập nội lấy măng” đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy măng: Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa
Hoá. Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng
thuần loài: Mật độ trồng, bón phân, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế bảo quản măng. Kết quả đề tài cho thấy: Điềm trúc có năng suất măng cao nhất, Lục trúc có năng suất thấp nhất, nên tập trung phát triển Điềm
trúc vì năng suất và chất lượng măng cao.
Phạm Văn Điển, Lê Viết Lâm, Bùi Thế Đồi, Trần Thị Thu Hà (2012)
[26] trong “Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh rừng tre nứa” đã giới thiệu về
nguyên lý kỹ thuật trồng, chăm sóc, phục tráng và khai thác rừng tre nứa. Đặc
biệt đã giới thiệu tương đối đầy đủ kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác các
loài cây Bương, Luồng và Vầu đắng.
Nghiên cứu về cấu trúc rừng mong muốn được thể hiện trong Quy
phạm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa [8] đã xác định số cây tàn che để lại cho từng khóm và tuổi cây khai thác
cho từng đối tượng rừng tre nứa nhưng chưa xác định mật độ khóm và phân bố số cây theo từng cấp tuổi. Phạm Văn Điển và cộng sự (2006) [24] trong chuyên đề nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hợp lý cho rừng nứa xen gỗ tại xã Bình Hẽm, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã đề xuất cấu trúc hợp lý cho
nhóm cây nứa với 2 chỉ tiêu là (i) số cây thích hợp trên khóm, (ii) phân bố số
cây hợp lý theo cấp tuổi.: nứa cái tổng số cây hợp lý trong khóm là 32 cây (8 non, 16 trung niên, 8 già); nứa xanh là 120 cây/khóm (30 non, 60 trung niên,
30 già). Đối với rừng tre nứa, nhóm tác giả này đã đề xuất mô hình rừng
mong muốn gồm 3 chỉ tiêu: (i) mật độ khóm, (ii) số cây thích hợp trên khóm, (iii) phân bố số cây hợp lý theo cấp tuổi.
Diện tích rừng tre trúc tương đối lớn, số loài phong phú và sản phẩm từ
rừng tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong
XX, tài nguyên tre trúc ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu và sản xuất. Các loài được quan tâm nghiên cứu và gây trồng để lấy thân làm nguyên liệu và lấy măng làm thực phẩm như là Trúc sào (Phyllostachys edulis), Luồng
(Dendrocalamus barbatus), Giang (Ampelocalamus patellaris), Diễn trứng
(Dendrocalamus sp), Vầu đắng (Indosasa angustata), Nứa lá nhỏ (Neohouzeana
sp), Tre gai (Bambusa blumeana), Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus),
Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Tre gầy (Dendrocalamus sp), Lồ ô
(Bambusa procera), Là ngà (Bambusa bluemeana)... và một số loài tre trúc lấy măng nhập từ Trung Quốc, Đài Loan như: Điềm trúc (Bátđộ)
(Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii), Mạnh tông
(Dendrocalamus asper), Tạp giao (Hybrid) ... Những nghiên cứu đã góp phần
không ngừng nâng cao năng suất và giá trị sử dụng của rừng tre trúc.