Chọn lọc cây Luồng tốt để làm giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 101)

L ời cam đoan

4.3.1. Chọn lọc cây Luồng tốt để làm giống

Từ kết quả phân chia điều kiện lập địa ở các OTC, giá trị các chỉ tiêu

sinh trưởng của cây Luồng trên mỗi dạng lập địa được tổng hợp như sau:

Bảng 4.13: Sinh trưởng rừng Luồng trên các dạng lập địa

Dạng lập địa D(cm) SD H vn(m) SH

S1 8,52 0,85 11,22 1,35

S2 7,75 0,81 10,15 0,92

S3 6,76 0,25 9,87 0,37

Cây Luồng là cây trồng rừng với mục tiêu kinh tế lấy thân là chính, vì vậy các chỉ tiêu về đường kính và chiều cao thân cây rất có ý nghĩa, các chỉ tiêu sinh trưởng này có thể coi là tiêu chí để lựa chọn cây lấy giống tốt.

Theo Quy phạm kỹ thuật xây dựng vườn giống và rừng giống [9], các

cây được lấy giống ở rừng trồng cần có độ vượt so với giá trị bình quân của lâm phần ít nhất là 1,5 lần độ lệch chuẩn (S). Như vậy, các cây Luồng tốt

tương ứng với các dạng lập địa là: Lập địa S1: D ≥ 8,52 + 1,5 x 0,85 D ≥ 9,53cm Hvn ≥ 11,12+1,5 x 1,35 Hvn ≥ 13,15 m Lập địa S2: D ≥ 7,75 + 1,5 x 0,81 D ≥ 8,97cm Hvn ≥ 10,15+1,5 x 0,92 Hvn ≥ 11,53 m Lập địa S3: D ≥ 6,76 + 1,5 x 0,25 D ≥ 7,14cm Hvn ≥ 9,87+1,5 x 0,37 Hvn ≥ 10,43 m Với tiêu chí vềkích thước cây tốt như trên có thể cho thấy, trên lập địa S2 và S3 các cây có kích thước vượt trội so với kích thước trung bình của lâm phần là 1,5 lần độ lệch chuẩn vẫn chưa đạt cây Luồng loại 1. Mặt khác trong

điều tra thực tế cho thấy, tất cả các lâm phần dù ở lập địa S1, S2 hay S3 đều tồn cây có kích thước loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 (theo giá trịthương

phẩm). Vì vậy, chỉ nên chọn những cây tốt là những cây có kích thước thấp nhất là vượt trội giá trị trung bình của lâm phần có lập địa S1 1,5 lần độ lệch chuẩn. Hay những cây có kích thước đường kính cách gốc 20cm D ≥

9,53cm và chiều cao vút ngọn Hvn ≥ 13,15 m. Số cây đủ chỉ tiêu sinh trưởng của cây tốt trên 60 OTC được tổng hợp ở bảng 4.13.

Bảng 4.14: Phân bố cây Luồng tốt trong rừng Luồng Quan Hóa Dạng lập địa Số OTC Tổng số cây (cây) Số cây tốt (cây) Tổng số khóm (khóm) Số khóm có cây tốt (khóm) S1 14 1445 270 176 115 S2 36 3142 230 393 133 S3 10 981 28 138 19 Tổng 60 5568 528 707 267

Kết quả bảng 4.13 cho thấy. Ở dạng lập địa S1, trong 14 OTC có tổng số

176 khóm Luồng với 1445 cây thì có tới 270 cây tốt mọc ở 115 khóm Luồng. Ở dạng lập địa S2, với 36 OTC có tổng 3142 cây Luồng mọc trong 393 khóm, trong đó số cây tốt là 230 cây mọc ở 133 khóm. Ở dạng lập địa S3, với 10 OTC chỉ có 28 cây tốt trong tổng số 981 cây và số khóm có cây tốt là 19 khóm trong tổng số 138 khóm. Trong 60 OTC có 528 cây Luồng tốt mọc trong 267 khóm Luồng. Số lượng cây có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội xuất hiện nhiều ở

những nơi có dạng lập địa S1, nơi có dạng lập địa S3 cũng có cây đạt các chỉ tiêu vượt trội nhưng số lượng cây ít và mọc rải rác ở các khóm.

Như vậy, nếu căn cứ vào kiểu hình (cây vượt trội về đường kính và chiều cao) để lấy giống, nên chọn các lâm phần Luồng hoặc trồng rừng giống trên các dạng điều kiện lập địa S1 thì có thể cho số lượng vật liệu giống nhiều. Nhưng kết quả điều tra trên 60 OTC cũng cho thấy ở điều kiện lập địa

S2 và S3 cũng xuất hiện các cây Luồng có độ vượt trội đảm bảo yêu cầu về sinh trưởng của cây tốt, đây là cơ sởđể lựa chọn các cây tốt theo kiểu gen. Vì vậy, khi chọn giống ở các lâm phần rừng Luồng sản xuất (hiện nay đang áp

dụng) nên ưu tiên chọn những cây có đường kính và chiều cao có độvượt trội

ở những lâm phần có điều kiện lập địa S3, sau đó là lập địa S2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)