Những kỹ thuật đã áp dụng đối với rừng Luồng Quan Hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 82)

L ời cam đoan

4.1.3. Những kỹ thuật đã áp dụng đối với rừng Luồng Quan Hóa

Kết quả điều tra các biện pháp kỹ thuật tác động đến rừng Luồng của các hộ gia đình, cán bộ kỹ thuật và người thu mua Luồng về trồng, chăm sóc

và khai thác Luồngtại Quan Hóa được tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Các biện pháp kỹ thuật trồng Luồngđã áp dụng ở Quan Hóa

TT Hạng mục Biện pháp kỹ thuật Mức độ và nơi sử dụng 1 Tạo giống 1.1 Giống gốc Tách phần gốc cây Luồng bánh tẻ (8-12

tháng, có chồi ngủ to, rễ màu vàng tươi) từ

khóm để đem đi trồng thành khóm mới. Tạo gốc bằng cách khơi đất xung quanh gốc sâu đến phần thân ngầm, dùng dao sắc chặt đứt phần nối với cây mẹ sao cho không bị dập thân ngầm và mắt cua; chặt

bớt phần thân khí sinh, chừa lại từ 80cm đến 1m rồi mang đi trồng ngay.

Rất ít sử dụng

1.2 Giống

chét

Tách gốc chét từ các gốc cây mẹ đã được chặt trong thời gia từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

Tạo giống chét bằng cách chặt vát phần thân chừa lại 60cm từ gốc lên. Dùng dao

sắc chặt sát phần tiếp giáp với thân cây mẹ sao cho không làm dập gốc và mắt cua. Có thể dùng dao tạo lỗ ở 1-2 dóng trên cùng

để chứa nước giữ ẩm cho cây sau khi trồng. Giống chét có thể đưa về ươm hoặc đi trồng ngay trong ngày.

1.3. Giống hom thân

Giống được lấy từ phần thân khí sinh còn tươi phát triển thành cây Luồngmới.

Tạo giống hom thân bằng cách chọn cây Luồng bánh tẻ có nhiều đốt, nhiều cành có vành rễ khí sinh, cắt thành nhiều đoạn (mỗi đoạn có từ 2 đốt trở lên), chặt vát nhọn phần dưới, phần trên chặt bằng hoặc vát để đựng nước mưa giữ ẩm, sau đó đem trồng ngay

hoặc đưa về vườn ươm cho đến khi có lá mới đem trồng. Thời gian thực hiện phương pháp này thường từ tháng 5 đến tháng 8. Sử dụng cho hầu hết diện tích rừng Luồng trồng trước năm 1998 1.4 Giống cành chiết

Thực hiện theo quy trình kỹ thuật (Tiêu chuẩn ngành:04TCN 21-2000)

Chỉ sử dụng trồng rừngdự án

sau năm 1998

2 Lựa chọn lập địa trồng Luồng

Theo quy hoạch

Đất trồng Luồnglà đất nương rẫy sau khi trồng sắn, hoa màu được 3-4 năm. Không chọn đất có nhiều đá lẫn, đất ngập úng, đất bị đá ong hóa để trồng Luồng (Quy phạm).

Trồng rừngcác

chương trình dự án

Tự do

Những khoảng đất trống trong rừng Luồng đã trồng hoặc những khoảng đất trống trong khu vực đất rừng được giao cho hộ gia đình quản lý.

Hầu hết diện tích rừng Luồng của

3 Xử lý thực bì

3.1 Phương

thức

Phát dọn thực bì toàn diện Trồng rừng DA

Phát cục bộ quanh diện tích hố trồng. Chủ yếu

3.2 Thời gian

xử lý

+ Đóng cọc đến đâu xử lý đến đó Chủ yếu

+Tiến hành trước khi trồng từ 10 – 15 ngày Trồng rừng DA

4 Làm đất

4.1 Phương thức Làm đất cục bộ theo hố

4.2 Phương pháp

Cuốchố theo kiểu nanh sấu và theo

đường đồng mức Trồng rừng DA 4.3 Kích thước hố 20 x 20 x 20cm Rừng trồng trước năm 1998 + 40 x 40 x 40cm hoặc 50 x 50 x 50cm Ít diện tích rừng mới trồng 4.4 Lấp hố + Lấp lớp đất mặt xuống 2/3 hố (dẫy cỏ quanh miệng hố, xăm đất đáy hố).

Lấp hố ngay khi đóng cọc. Chủ yếu cho rừng trồng trước 1998 +Lấp đất mặt xuống dưới kết hợp bón lót bằng cách trộn đất trong hố với 5-8kg

phân chuồng hoai hoặc 0,5 - 1kg NPK.

Lấp hố trước khi trồng ít nhất 5 ngày

Áp dụng cho

một số diện tích

rừng mới trồng

5 Trồng rừng

5.1 Phương thức

+ Trồng Luồng thuần loài 24.769,93ha

+ Trồng Luồng hỗn giao 1.087,48ha

5.2 Mật độ và công thức trồng Mật độ trồng Luồng phổ biến từ 250-300 khóm/ha. Áp dụng phổ biến khi trồng rừng dự án Hàng cách hàng 6m, khóm cách khóm 6m.

5.3 Thời vụ trồng Vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 3 và vụ thu

5.4

Tiêu chuẩn cây con đem

trồng

- Nếu giống chiết cành thì cây con > 8 tháng tuổi, có ít nhất 1 thế hệ măng, tỏa đủ lá, đủ rễ (đã chuyển màu thẫm). Không sâu bệnh.

- Nếu trồng bằng gốc chét thì chét phải có rễ khí sinh, không bị nấm bệnh và phải đủ ít nhất 8 tháng tuổi. Áp dụng cho diện tích rừng mới trồng sau năm 1998 5.6 Kỹ thuật trồng rừng

- Chọn ngày râm mát, có mưa phùn để trồng rừng. Khi trồng thường đặt cây Luồng giống nghiêng một góc 450 so với hố, lấp đất nén chặt. Dùng cỏ khô, cây khóm tủ gốc. Sau khoảng 10-15 ngày,

kiểm tra để trồng dặm những cây bị chết

Áp dụng cho diện tích rừng mới trồng sau năm 1998 6 Chăm sóc rừng trồng 6.1 Phát dọn thực bì xâm lấn và chăm sóc trong 3

năm đầu sau

khi trồng

+Thực hiện 1 lần/năm vào tháng 3-4 hoặc vào lúc có điều kiện về thời gian.

+ Xới xáo quanh gốc cây, vun gốc, tủ cỏ

vào gốc, phát dây leo, kết hợp trồng dặm.

+ Không bón phân

Áp dụng cho

diện tích rừng

mới trồng trước năm 1998

+Thực hiện 2 lần/năm: lần đầu vào tháng

4 – 5 và lần 2 từ tháng 9-10.

+ Xới xáo, phát dọn thực bì, vun gốc, phủcỏ

vào gốc,phát dây leo xâm lấn

+Trồng dặm những cât chết hoặc kém chất lượng.

+ Bón phân: Bón thúc phân chuồng hoai 10-

15kg/khóm hoặc phân NPK 0,5-1kg/khóm.

Khi bón phải tạo rãnh quanh gốc dạng vành khăn cách khóm 1m, rộng 20cm, cho phân xuống rãnh rồi lấp đất và tủ ẩm gốc.

6.2

Chặt vệ sinh rừng

Tiến hành trồng các cây Luồng bị bệnh, gãy, đổ. Sau 4 năm chặt những cây Luồng 4 tuổi để tận dụng làm cọc, củi.. để sạch gốc Luồng giúp cho măng phát triển. Khi chặt phải sát gốc và dọn sạch cành nhánh sau khi chặt.

Áp dụng

phổ biến

6.3 Bảo vệ rừng

Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hoại, cháy rừng, đặc biệt là không để trâu bò vào khu vực rừng Luồng.

Áp dụng

phổ biến

6.4 Phòng trừ

sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời như: xới quanh gốc Luồng vào mùa sinh trưởng của sâu non vòi voi để bắt và giết bỏ hoặc bọc măng bằng nilon để ngăn sâu vòi voi phá hoại. Trồng rừng DA 7 Khai thác Luồng 7.1 Khai thác cây Luồng

Không áp dụng biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành. Hộ gia đình, cá nhân có rừng Luồng tự quyết định thời gian, sản lượng, kỹ thuật khai thác.

Áp dụng

phổ biến

7.2

Khai thác

măng Luồng

Không khai thác măng lứa 1 và lứa 2 trong vụ măng.

Có thể khai thác măng lứa 3 trở đi.

Áp dụng

phổ biến

Nhận xét:

- Rừng Luồng thuần loài ở Quan Hóa trồng từ năm 2004 trở về trước

phần lớn được trồng tự phát, không theo quy hoạch. Nguồn giống chủ yếu là giống gốc hoặc hom thân theo hình thức giâm hom trực tiếp (đóng cọc) không

đồng đều, mật độ khóm/ha trong rừng phân bố không đều. Lập địa được chọn

là đất thoái hoá không thể canh tác nông nghiệp (đất sau nương rẫy, đất dốc, đất khô hạn, đất ngập nước…) hoặc những khoảng đất trống quá xa nhà không thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nhiều chỗ có điều kiện điều

kiện lập địa không phù hợp với cây Luồng (cao, dốc, độ ẩm thấp), rừng

Luồng sinh trưởng phát triển không tốt. Phương pháp pháp trồng được áp

dụng là phát trắng, đốt sau đó đóng cọc hoặc phát thực bì đến đâu đóng cọc đến đó, sau khi đóng cọc có dẫy cỏ quanh miệng hố. Thời gian trồng rừng thườngvào mùa mưa, trong những ngày râm mát. Rừng sau khi trồng (thường là các đám rừng) được phát dọn thực bì trong 3 năm đầu, định kỳ 01 lần/năm

vào tháng 3, tháng 4 dương lịch hoặc chỉ được phát dọn khi chủ hộ gia đình

có điều kiện. Vì vậy, việc trồng dặm không được thực hiện hoặc nếu thực

hiện thì có sự chênh lệch nhau về tuổi của các khóm rừng ngay trên cùng lâm phần. Công tác chăm sóc hàng năm đối với rừng Luồng đi vào khai thác ổn địnhchưa được người trồng Luồng quan tâm. Thông thường sau khi khai thác

người dân chỉ thu gom cành nhánh để khô rồi đốt ngay tại gốc các khóm. Biện

pháp truyền thống này có tác dụng cung cấp một lượng nhỏ chất hữu cơ cho đất và kích thích ra măng, song tác hại là rất lớn: do lớp thực bì che phủ bị

mất đi làm hạn chế khả năng giữ nước của rừng Luồng, đồng thời tạo điều

kiện cho việc xói mòn gia tăng trong mùa mưa lũ. Việc đắp gốc, xới xáo xung

quanh gốc và bón phân cho Luồng hầu như chưa được thực hiện.

Qua số liệu điều tra cho thấy, 98% số hộ được phỏng vấn chưa bao giờ

bón phân cho Luồng, chỉ có 11% số hộ có xới xáo xung quanh gốc Luồng cho những diện tích rừng mới trồng. Công tác bảo vệ rừng Luồng chủ yếu tập trung vào mùa ra măng, hạn chế việc mất trộm và gia súc phá hoại, người dân chưa có ý thức phòng trừ sâu, bệnh hại măng. Khai thác Luồng do chủ rừng quyết định nên không đúng quy phạm kỹ thuật như khai thác trong mùa măng

mọc, khai thác Luồng tuổi 2, khai thác hết cây tuổi 3 - 4, khai thác để lại gốc

cao trên 20cm…

- Từ năm 1998 đến nay rừng Luồng của Quan Hóa nhiều chỗ được

trồng theo các chương trình dự án như dự án 661, ADB, KFW4,… công tác

tuyên truyền về khoa học kỹ thuật đã được thực hiện. Đa phần diện tích rừng

Luồng trồng trong giai đoạn này ở Quan Hóa được trồng có qui hoạch, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng Luồng có nhiều chuyển biến.

Giống Luồng được áp dụng kỹ thuật mới là dùng cành chiết có qua thời gian ươm ở vườn ươm cho đến khi cây giống sinh trưởng hoàn chỉnh có măng thế

hệ 2 mới đủ tiêu chuẩn xuất trồng. Hàng năm trước mùa trồng rừng vụ xuân và vụ thu, cán bộ kỹ thuật dự án cơ sở có các chương trình tập huấn về kỹ

thuật trồng và chăm sóc rừng cho các hộ gia đình tham gia dự án. Công việc chăm sóc (phát thực bì, xới xáo vun gốc), bón phân, v.v... được đưa vào thực hiện.Vì vậy, bước đầu một số hộ gia đình tham gia các chương trình dự án có diện tích rừng mới trồng bước đầu được cải thiện về chất lượng rừng. Qua đó, nhận thức của người dân trong việc trồng rừng nói chung, trồng Luồng nói riêng đã được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, thâm canh rừng chỉ mới được áp dụng đối với các hộ gia đình có diện tích rừng trồng mới, số người tiếp cận và áp dụng các phương

pháp trồng rừng thâm canh còn chưa nhiều. Do thói quen, trình độ dân trí thấp, hộ dân nghèo chưa có điều kiện để áp dụng kỹ thuật, thêm vào đó công

tác tuyên tuyền tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng chưa được quan tâm đúng mức do thiếu nhân lực, kinh phí, phương tiện,... nên số đông người

dân vẫn trồng Luồng theo phương pháp quảng canh, khai thác tuỳ tiện, lợi

dụng rừng là chính vì vậy diện tích rừng trồng quảng canh, thuần loài trên địa

4.1.4. Thảo luận

Diện tích rừng Luồng của huyện Quan Hóakhông ngừng được mở rộng trong hàng chục năm trở lại đâygóp phần nâng độ che phủ của rừng, nâng cao giá trị kinh tế và giá trị sinh thái. Rừng Luồng đã góp phần xóa đói giảm

nghèo, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho người dân địa phương.

Quan Hóa có diện tích rừng Luồng rộng lớn, sinh trưởng của cây Luồng tỏ ra phù hợp với điều kiện tự nhiên, người dân địa phương có kinh nghiệm trong việc trồng chăm sóc và khai thác Luồng. Trong những năm gần đây với những đổi mới trong sự phát triển Lâm nghiệp mà nhiều chương trình dự án đã đưa tiến bộ khoa học đến với người dân trồng rừng, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ rừng Luồng.

Vì vậy,một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng bước đầu đã làm thay đổi theo hướng tích cực về nhận thức của một số người dân trồng Luồng, cây

Luồng trên thị trường tiêu thụ đã có chỗ đứng, giá trị cây Luồng ngày càng được nâng lên. Đó là những thuận lợi cho thâm canh rừng Luồng ở Thanh Hóa nói chung và ở huyện Quan Hóa nói riêng.

Kết quả điều tra khu vực nghiên cứu, Luồng có mật độ khóm từ 140 - 520 khóm/ha, bình quân là 236 khóm/ha với hệ số biến động là 31,06%. Số

cây bình quân trên mỗi khóm là từ 5-19 cây/khóm và trung bình là 8 cây/khóm với hệ số biến động là 31,89%. Số cây bình quân của rừng Luồng đạt 1.856 cây/ha với hệ số biến động là 35%. Với các thông số này có thể thấy

mật độ khóm/ha của rừng Luồng ở Quan Hóa cao hơn so với quy đinh mật độ

trong Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2000 áp dụng cho trồng rừng Luồng thuần loài với

mục tiêu rừng sản xuất nguyên vật liệu. Tuy nhiên, mật độ cây/ha hay số cây

trên khóm lại rất thấp, chỉ đạt 8 cây/khóm hoặc 1856 cây/ha. Mặt khác, mật độ của rừng còn biến động rất lớn, nhiều lâm phần có mật độ cây đứng thấp

hơn nhiều so với mật độ bình quân của rừng. Hiện trạng Luồng ở đây đang bị

khai thác quá mức, số cây để lại sau khai thác thấp dưới ngưỡng an toàn, nên sự bền vững của rừng không đảm bảo. Cần có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác hợp lý để rừng Luồng không bị thoái hóa.

Rừng Luồng tại khu vực nghiên cứu có tỷ lệ cây Luồng tuổi 1 trung

bình là 630 cây/ha, tuổi 2 là 656 cây/ha, cây tuổi 3 là 395 cây/ha và cây từ tuổi 4 trở lên là 178 cây/ha với độ biến động ở các lâm phần rất lớn, nhất là cây từ 4 tuổi trở lên. Như vậy, rừng Luồng ở Quan Hóa có cây luồng non (cây tuổi 1 + tuổi 2) chiếm tỷ lệ 70% số lượng cây, cây trên 3 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 30% ở thời điểm trước mùa khai thác chính. Luồng tuổi 1 và tuổi 2 là những cây luồng có khả năng sinh măng, qua đó phản ánh sức sản xuất của rừng luồng ở đây rất lớn, nhưng số lượng cây hàng năm đủ tuổi khai thác lại

không cao dẫn đến năng suất rừng thấp, việc khai thác lạm dụng cây chưa đủ

tuổi khai thác dễ dàng xảy ra. Giải pháp kỹ thuật để nâng cao tính bền vững

của rừng nhưng đảm bảo ổn định khai thác là cần thiết.

Đường kính và chiều cao bình quân của cây Luồng ở lâm phần xấu nhất

lần lượt là 6,44cm và 9,7m; ở lâm phần tốt nhất là 9,76cm và 13,2m; trung bình cho toàn rừng Luồng có đường kính bình quân là 7,79cm và chiều cao

bình quân là 11,18m. Như vậy, với thực trạng về chất lượng của rừng Luồng ở Quan Hóa thuộc loại rừng Luồng trung bình (mật độ 1.000-3.000 cây/ha, D>=6cm). Cần có biện pháp kỹ thuật dẫn dắt để đưa mật độ rừng để đạt trạng

thái rừng Luồng giàu.

Phần lớn diện tích rừng Luồng huyện Quan Hóa có nguồn giống sử

dụng trồng rừng chưa được kiểm soát, cây Luồng được trồng trên một số điều

kiện lập địa tỏ ra chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái của Luồng. Cơ chế thông thoáng trong khai thác, lưu thông và tiêu thụ Luồng là thuận lợi cho thị trường tiêu thụ cây Luồng nhưng cũng là nguyên nhân để sức ép đói nghèo của người dân địa phương đối với rừng Luồng. Công tác chăm sóc thường

xuyên đối với rừng Luồng đã đi vào khai thác ổn định chưa thường xuyên là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng Luồng Dendrocalamuss barbatus Hsueh et D.Z.Li tại Thanh Hóa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)