0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các yếu tố tác động đến văn hóa nhân quyền

Một phần của tài liệu VĂN HÓA NHÂN QUYỀN - NHẬN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

* Ảnh hưởng của yếu tố đạo đức – tôn giáo:

Theo UNESCO, có hai nhóm hệ thống giá trị đạo đức thời nay. Những giá trị đạo đức chung: lý tưởng nhân đạo, chính sách nhân đạo, lối sống nhân đạo, vẻ đẹp tâm hồn, hòa bình – hòa hợp, bình đẳng – công lý, nhân quyền, dân quyền.,...Những giá trị đạo đức riêng: lòng nhân ái, lòng vị tha, sự lương thiện, sự độ lượng, ân cần, dũng cảm, yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ, đạo làm cha làm mẹ, đạo làm thầy, liêm khiết, siêng năng, thật thà, khiêm tốn,...

Chính từ những giá trị đạo đức này, hay với những quy tắc đạo đức hàm chứa những ý tưởng về quyền con người sau đó được đúc kết, khái quát, bổ sung và phát triển trong giáo lý của các tôn giáo. Sức mạnh đức tin của các tôn giáo đó biến các ý tưởng về quyền con người như vậy trở thành những quy phạm đạo đức – tôn giáo được tuân thủ rộng rãi ở nhiều xã hội, trong đó đề cao và cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm – những yếu tố nền tảng của quyền con người. Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình phát triển nhân quyền bị sự chi phối của phạm trù đạo đức và tôn giáo. Và như vậy văn hóa nhân quyền với sự xây dựng trên nền tảng nhân quyền trong suốt quá trình phát triển cũng mang trên mình dấu ấn của các giá trị, quy tắc tôn giáo, đạo đức.

* Ảnh hưởng của yếu tố pháp luật:

Văn hóa nhân quyền là một loại hình văn hóa. Bởi vậy nó chịu ảnh hưởng của yếu tố pháp luật. Nhân quyền hay các quyền con người cần có sự

34

quy định của nhà nước, việc đảm bảo thực hiện các quyền cần phải có pháp luật. Chỉ khi được ghi nhận trong pháp luật, các quyền mới trở thành những quy tắc cư xử chung, có hiệu lực với tất cả các chủ thể. Trong đó, nhân quyền lại mang yếu tố phổ quát, tức là dành cho mọi thành viên trong gia đình nhân loại trên thế giới. Nhân quyền chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế và luật quốc gia. Vì vậy văn hóa nhân quyền cũng chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế và quốc gia.

Văn hóa nhân quyền chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế. Bởi Quyền con người được thiết lập và được công nhận trong Luật pháp quốc tế. Nhân quyền được nhấn mạnh trong Hiến chương Liên Hợp quốc là những quyền tự nhiên sinh ra cho mỗi con người. Cam kết của Liên hợp quốc và tất cả các nước thành viên là hành động thúc đẩy, phát triển “sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người”. Đây chính là nền tảng cho Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế. Bản Tuyên ngôn khảng định sự đồng thuận về một tiêu chuẩn phổ quát. Quy định trách nhiệm bảo vệ nhân quyền là trách nhiệm của các quốc gia, của các Chính phủ. Các nước phải có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ bảo đảm thực thi nhân quyền. Nhân quyền được quy định trong các công ước quốc tế do tính phổ quát của nó. Trong các công ước đều quy định mọi người đều được hưởng các quyền của con người mà không có sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào. Có nghĩa quyền con người được dành cho tất cả mọi người ở mọi nền văn hóa. Và như vậy đều cần có luật quốc tế để đảm bảo và là tiêu chuẩn để làm nền tảng cho việc tiến hành xây dựng một nền văn hóa nhân quyền chung cho quốc gia, hay cho toàn nhân loại.

Văn hóa nhân quyền chịu ảnh hưởng bởi luật quốc gia. Bởi văn hóa là yếu tố đặc thù của mỗi quốc gia. Trong đó nhân quyền luôn tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa. Các quốc gia trong vấn đề bảo đảm thực thi quyền con

35

người đều phải tính đến các yếu tố văn hóa, bản sắc, tôn giáo,..Pháp luật các quốc gia đều có hàng loạt các quy định về bảo vệ văn hóa, quyền văn hóa, quyền con người. Và chỉ khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ quyền con người mới mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể trong xã hội. Pháp luật chính là công cụ để nhà nước bảo đảm thực thi nhân quyền hay nói cách khác là xây dựng văn hóa nhân quyền toàn vẹn và mạnh mẽ, thông qua việc vận dụng cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế.

* Ảnh hưởng của yếu tố lịch sử xã hội:

Trong quan niệm duy vật lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen, văn hóa là một quá trình xã hội, là hoạt động mang tính xã hội. Và nhìn từ góc độ lịch sử và xã hội, quyền con người bắt nguồn từ các quan hệ xã hội, là kết quả và phụ thuộc vào sự vận động của các quan hệ xã hội trong lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những quan niệm khác nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm và cơ chế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụ đó. Và quá trình phát triển của con người thực chất là một quá trình phấn đấu không ngừng để tồn tại và nâng cao các tiêu chuẩn sống, trong đó có các giá trị tự do, bình đẳng, công bằng,..cho tất cả mọi người. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa nhân quyền luôn mang dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.

* Ảnh hưởng của yếu tố triết học:

Trên phương diện triết học, sự hình thành, phát triển của quyền con người phản ánh quy luật phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao. Cụ thể, nó phản ảnh quá trình phát triển mang tính quy luật trong nhận thức của loài người từ những khái niệm sơ khai nhất về công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm cho đến những tư tưởng, học thuyết và những quy phạm pháp lý về quyền con người.

36

Còn với văn hóa, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa của riêng mình. Trong văn hóa dân tộc có những nguyên tắc, cách hành xử được thể hiện theo cách riêng. Điều này chứng tỏ dân tộc nào cũng có những triết lý điều chỉnh cuộc sống và hoạt động của mình. Dân tộc nào cũng có nền văn hóa của mình, có những tư tưởng triết học và đặc biệt, có rất nhiều những triết lý phong phú, đa dạng. Bởi thế triết học và văn hóa nhân quyền có mối quan hệ chặt chẽ, các tư tưởng triết học chính là nền tảng cho việc bảo đảm thực hiện cũng như xây dựng nền văn hóa nhân quyền.

* Ảnh hưởng của yếu tố chính trị:

Ngay từ khi còn ở dưới dạng quan điểm, tư tưởng, quyền con người đã là một vấn đề ảnh hưởng, chi phối quan hệ chính trị, cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII đã chứng minh sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền con người và chính trị. Mặc dù ở thời điểm bắt đầu của cuộc đấu tranh này, quyền con người chủ yếu mới thể hiện dưới dạng các đòi hỏi về quyền công dân; tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, quyền con người đã là một thứ vũ khí tư tưởng rất lợi hại, góp phần quyết định giúp giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới nhân quyền cũng đang là một trong những chủ đề trung tâm không chỉ trong các cuộc đấu tranh quyền lực giữa các chính đảng mà còn trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.

Còn về mặt văn hóa, văn hóa có quan hệ chặt chẽ tới chính trị. Các vấn đề về bản sắc dân tộc, bản sắc riêng biệt đã trở thành một vấn đề chính trị trọng tâm. Cũng các vấn đề khác đang nóng trong thời điểm hiện nay như xung đột lãnh thổ, xung đột quốc tế, quyền của người thiểu số,..đang ngày càng thâm nhập mạnh vào lĩnh vực văn hóa. Yếu tố quan hệ mật thiết, chặt chẽ giữa văn hóa và chính trị đang được thể hiện qua các văn kiện của UNESCO kéo dài đến giữa những năm 60 của thể kỷ XX.

37

* Ảnh hưởng của yếu tố hội nhập:

Trong thế giới hiện nay khi mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hàng ngày, đó là sự cần thiết, nền tảng cho việc xây dựng và hội nhập trong một nền văn hóa nhân quyền toàn cầu.

Mục tiêu mà chương trình thế giới về nhân quyền nhắm tới là xây dựng về nhân quyền trên cơ sở văn hóa nhân quyền thế giới. Vấn đề tạo ra một nền văn hóa nhân quyền toàn cầu dựa trên nguyên tắc về tính phổ quát của nhân quyền trong khi vẫn phải chú ý đến các đặc thù của các nền văn hóa. Thách thức trong thời đại toàn cầu hóa đối với các quốc gia và con người trong việc dung hòa việc bảo tồn bản sắc văn hóa quê hương, cộng đồng,..trong khi vẫn phải nỗ lực để hòa nhập và tồn tại trong hệ thống thế giới.

Một mặt, cần có những biện pháp, cách thức thực hiện theo hướng biến những giá trị quốc gia và địa phương trở thành nền móng của thực tế toàn cầu. Chúng ta cần bỏ ra nhiều nỗ lực để tăng cường sự đa dạng văn hóa của thế giới. Quá trình toàn cầu hóa chỉ được đảm bảo là một tiến trình bền vững và tích cực khi nó có một nền tảng văn hóa vững chắc. Việc này chỉ có thể được đảm bảo một cách thực hiện chắc chắn khi nó được bắt nguồn từ luật quốc tế về các quyền con người cơ bản. Hướng xuất phát từ văn hóa nhân quyền sẽ được thực hiện từ nhân quyền trong xã hội quốc tế và các nguyên tắc về nhân quyền sẽ nâng cao nhận thức của mọi người về tiêu chuẩn nhân quyền, coi vấn đề là thực hiện những mục tiêu đã được nhất trí trong xã hội và cuộc sống hàng ngày. Với đích đến là chúng ta có được một xã hội toàn thể giới tạo lập trên các nền tảng đạo đức, dân chủ toàn cầu.

Vấn đề nhân quyền trong luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn quyền con người cần được xác lập để chúng được trở thành ý thức hàng ngày và được thực hiện đối với từng con người cụ thể trong xã hội: “Văn hóa nhân quyền

38

chính là văn hóa của công dân toàn cầu, những người nắm rõ các nguyên tắc cơ bản của quyền con người, nhất trí chung trên thế giới để vận dụng hiệu quả vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày ở địa phương” [5, tr.33].

Văn hóa dù địa phương hay quốc gia chỉ có thể bền vững trên nền tảng của sự tôn trọng và bảo đảm thực thi các quyền con người, chúng không bao giờ được sử dụng cho việc áp bức bóc lột, hay lạm dụng con người cả. Việc hướng tới việc xây dựng một nền văn hóa nhân quyền cho công dân toàn cầu thực sự cần có sự tương hỗ và sự tự nhận thức các giá trị văn hóa và nhân quyền, trên cơ sở tôn trọng và cùng hướng tới sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA NHÂN QUYỀN - NHẬN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 -40 )

×