Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 85)

2.2.2.1. Hạn chế

Công cuộc Đổi mới đất nước đã mang lại những thay đổi to lớn trên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi người dân trong cả nước được hưởng thụ ngày càng đầy đủ các quyền con người. Tuy vậy, Việt Nam ta vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.

Trước hết, do chúng ta vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển trên thế giới, xuất phát điểm thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là các vùng miền núi, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn cho việc phát triển làm ảnh hưởng đến việc hưởng thụ các quyền của người dân.

* Đói nghèo đã ảnh hưởng đến hưởng thụ các quyền văn hóa, quyền con người

Nhu cầu của xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa vật chất chính là điều kiện đầu tiên để phát triển văn hóa nói chung và văn hóa nhân quyền nói riêng. Một khi đời sống vật chất còn hạn chế thiếu thốn thì dứt khoát việc phát triển văn hóa, nhân quyền không thể đảm bảo được.

Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường một mặt đem đến sự đổi mới và phát triển nhanh chóng mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Nhưng mặt khác nó lại kéo theo những vấn nạn xã hội, những hệ lụy tiêu cực tác động xấu đến xã hội cũng như đến cơ chế thực thi và bảo đảm quyền con người. Ví dụ như nạn thất nghiệp, ma túy, mại dâm - HIV,… và đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao trong xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là

79

những người thuộc tầng lớp nghèo thường ít có điều kiện nâng cao năng lực bản thân, cũng như ít cơ hội chọn lựa cho cuộc sống, họ ít được lên tiếng, và hầu như không có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định những vấn đề xã hội, ngay cả những vấn đề có liên quan trực tiếp tới cuộc sống của mình. Và chính những khoảng cách và chênh lệch về mức sống như vậy, đã làm giảm đi tính bình đẳng về tiếp cận quyền con người, cũng như về cơ hội được hưởng thụ quyền của các nhóm người trong xã hội. Và đương nhiên dẫn đến những ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa nhân quyền.

* Giữa các vùng miền có cách biệt lớn về cơ hội cũng như sự hưởng thụ các quyền về con người, văn hóa

Thực trạng hiện nay, nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn phát triển, nên hạ tầng cơ sở còn yếu kém, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Có sự chênh lệch và sự hưởng thụ về văn hóa, giáo dục giữa các vùng nhất là với các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới với các vùng khác, cụ thể như đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể nói, đó chính là sự thiếu bình đẳng, công bằng trong mức độ hưởng thụ văn hóa vật chất giữa các giai tầng, các dân tộc và giữa các khu vực. Nó sẽ là một mối nguy cơ luôn rình rập, đe dọa, đẩy lùi tốc độ phát triển của văn hóa nhân quyền. Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề khoảng cách trong văn hóa vật chất đang tồn tại khá sâu sắc thì những nỗ lực hướng tới phát triển nhân quyền, xây dựng nền văn hóa nhân quyền sẽ gặp những khó khăn và những thành quả đã đạt được cũng khó giữ được tính bền vững.

* Ảnh hưởng của văn hóa toàn cầu, nhất là văn hóa lối sống phương Tây, đe dọa và xói mòn đạo đức và nền văn hóa truyền thống của dân tộc.

Văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng hơn, mang tính tự do hơn, do sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chuẩn mực đạo đức thay đổi theo hướng hiện đại, nhất là trong các tầng lớp trẻ, xuất hiện xu hướng

80

nhấn mạnh chủ nghĩa vật chất, tín ngưỡng cũng nhuốm màu lợi nhuận, làm nảy sinh nghi ngại đi đến cảnh báo “văn hóa hay là sự phô trương núp danh truyền thống”, hạn chế tác động của văn hóa tới phát triển nhân quyền nói chung, và sự phát triển của văn hóa nhân quyền nói riêng.

Đặc biệt là hiện nay trong thời kỳ đổi mới, nước ta đã mở cửa, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, bên cạnh những lợi ích tốt đẹp do quá trình mở cửa mang lại, có những mặt trái, tiêu cực của nó. Có sự giao thoa, và sự xâm thực, xâm nhập văn hóa khu vực, thế giới vào đời sống văn hóa truyền thống của các vùng, các dân tộc. Nhất là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây với nhiều tác động vào bản sắc văn hóa dân tộc mang đậm chất Á Đông như Việt Nam ta. Hiện nay, nhiều người, nhất là giới trẻ chạy theo lối sống và văn hóa phương Tây đôi khi dẫn đến sự suy đồi về mặt đạo đức, đánh mất bản sắc của văn hóa bản địa, dẫn theo những hệ lụy khó lường.

Trong khi đó, các chính sách của Nhà nước về văn hóa, đặc biệt là bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số còn thiếu, phiến diện và chưa đạt hiệu quả. Những vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho chính quyền trong việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền vững mạnh ở Việt Nam.

* Tệ nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, mê tín dị đoan ảnh hưởng tới văn hóa nhân quyền của nhân dân

Dưới một góc nhìn nào đó, văn hóa là hệ quả của kinh tế, chính trị. Không thể có một lối sống văn hóa tinh thần lành mạnh nếu những con người cụ thể của hệ thống chính trị lại bị tha hóa ở một số bộ phận. Văn hóa hệ thống chính trị của ta về nguyên tắc “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” là “của dân, do dân, vì dân” nhưng trên thực tế, nhiều nơi đã không thể hiện được bản chất tốt đẹp đó do sự lạm quyền trục lợi của một số bộ phận trong bộ máy quyền lực và thiếu một cơ chế giám sát minh bạch, hiệu quả. Các cán bộ công chức còn hạch sách, quan liêu, tham nhũng, tình trạng ứng xử chưa coi trọng người dân, chưa coi trọng quyền con người của công dân, mất dân chủ với

81

người dân không phải là hiếm. Tệ nạn chạy chức chạy quyền vẫn diễn ra. Ví dụ tiêu biểu về vụ tham nhũng của các đơn vị PMU18, Vinashin, Vinalines,… đã gây những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội cho đất nước.

Trong lĩnh vực tư pháp vẫn xảy ra tình trạng oan sai, tình trạng bắt người trái phép; tình trạng cán bộ các cấp cậy chức, cậy quyền vi phạm nhân quyền vẫn còn tồn tại, tình trạng tra tấn, bức cung, ép cung vẫn xảy ra, điển hình là các vụ án về cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở thành phố Hải Phòng, vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Tỉnh Bắc Giang bị tù oan 10 năm do bị điều tra viên ép cung,… Những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền ở nước ta.

* Hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu sót, bên cạnh đấy còn có vấn đề về việc nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền con người

Hiện nay, ở nước ta văn hóa pháp lý ngày càng phát triển. Các bộ luật cần thiết đã được ban hành tương đối đầy đủ. Đây là một tiền đề cho sự phát triển văn hóa nhân quyền. Tuy vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật về quyền con người còn chưa hoàn thiện, đồng bộ, dẫn tới khó khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá trình vận dụng và thực thi pháp luật. Việc nhận thức và thực hiện pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật còn nhiều hạn chế. Nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc hưởng thụ các quyền con người cũng như văn hóa nhân quyền.

* Giáo dục và phổ biến nhân quyền, văn hóa còn hạn chế

Trong vấn đề giáo dục về quyền con người chưa có tính hệ thống. Chuyên ngành giảng dạy chưa có sự lồng ghép vấn đề về quyền con người trong các bộ môn khoa học; quyền con người chưa được đưa vào chương trình giáo dục ở nhà trường một cách đồng bộ. Việc nghiên cứu quyền con người mới dừng ở mức một số Trường, Học viện, Viện nghiên cứu và đào tạo ở bậc thạc sỹ và cũng rất hạn chế. Nên chưa tăng cường được việc quảng bá, tuyên truyền giáo dục sâu rộng văn hóa nhân quyền

82

* Một số vấn đề khác cần quan tâm

Chúng ta vẫn chưa có một cơ chế quốc gia bảo đảm, giám sát việc thực hiện quyền con người, ngoài Tòa án chúng ta chưa có một cơ quan chuyên trách thực hiện trách nhiệm này. Vấn đề có cần thành lập một hệ thống cơ quan giám sát vẫn còn là vấn đề phải nghiên cứu và tranh luận.

Thực tế yêu cầu còn có nhiều vấn đề chúng ta cần nghiên cứu như trách nhiệm về quyền con người đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài các công ty xuyên quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người cho người lao động và thậm chí là môi trường, người dân đối với các khu công nghiệp bị tác động của doanh nghiệp,…

Việc nghiên cứu các công ước quốc tế về quyền con người và sau đó là: Nội luật hóa ở Việt Nam còn bất cập. Ở đây phải nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa nhân quyền và chủ quyền và trách nhiệm quốc gia trên ba phương diện: Thừa nhận các quy phạm của điều ước quốc tế sau khi được “nội luật hóa” thì trở thành một bộ phận trong hệ thống luật pháp quốc gia như thế nào; xác định điều ước quốc tế về nhân quyền trong Hệ thống luật pháp quốc gia Việt Nam có vị trí như thế nào so với Hiến pháp, bộ luật hay luật, pháp lệnh; và nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các điều ước quốc tế đã được “nội luật hóa” cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam, không chỉ trên lĩnh vực văn hóa [33, tr.79].

Và cuối cùng:

Văn hóa xã hội như là kết quả của hội nhập quốc tế biến đổi và hình thành mới trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đòi hỏi sự nghiêm minh trong tuân thủ pháp luật và tôn trọng nhân quyền, quá trình xây dựng này còn rất nhiều chướng ngại cần vượt qua, đó là sự vận hành thiếu hiệu quả của hệ thống pháp luật mới, năng lực hạn chế của người thừa hành và cả người

83

thực hiện, rào cản của những thói quen cũ không còn phù hợp, tất cả tạo nên một văn hóa xã hội kém hiệu quả đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nhân quyền, nhất là ở tính chủ thể hay sự tham gia và do đó là tính hiệu quả, bền vững [37, tr.44 - 45].

2.2.2.2. Nguyên nhân

Nhân quyền nói chung, quyền văn hóa, văn hóa nhân quyền bao hàm những khái niệm và những nội dung rộng lớn, phức tạp và đó là những vấn đề mới ở nước ta. Do đó, các chính sách về quyền con người hay công tác nghiên cứu, giảng dạy đều đòi hỏi phải có phương pháp lãnh đạo, có sự kết hợp giữa các ban ngành; cần có nguồn lực lớn để phổ biến các chính sách nhà nước về quyền con người, cũng như đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu giảng dạy, hay ban hành các cơ chế quyền con người cho hợp lý; cần có thời gian triển khai phổ biến cũng như giám sát việc thực thi, bảo đảm quyền con người.

Trước hết là do nhận thức, ý thức về pháp luật nói chung và về nhân quyền nói riêng của cả người dân và cán bộ nhà nước đều chưa cao. Năng lực của các chủ thể là người dân còn rất yếu kém. Trình độ, nhận thức về pháp luật, về quyền con người của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền của người dân, là thách thức lớn với sự vận hành của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Vì vậy, trong việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền sẽ gặp những khó khăn trở ngại.

Thứ hai, trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, có tốc độ tăng trưởng lớn, nhưng Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, thuộc diện nước nghèo, đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đấy là các khó khăn của điều kiện địa lý Việt Nam ta, với địa hình đồi núi chiếm ba phần tư diện tích nên những người dân sống ở những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, do hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục… nên trình độ học vấn nhìn

84

chung còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Còn có sự cách biệt chênh lệch lớn giữa các vùng về khoảng cách giàu nghèo.

Ngoài sự chênh lệch về văn hóa, còn có sự chênh lệch về kinh tế, hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số… gây ra cách biệt lớn giữa các vùng, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Đó chính là những trở ngại cho các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng và triển khai các chính sách liên quan đến nhân quyền và phát triển văn hóa nhân quyền.

Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán, luật tục. Bởi đất nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, dân cư sống phân tán trên các vùng miền, nên ngôn ngữ, phong tục, tập quán và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Các phong tục, tập quán đó có vai trò quan trọng và ảnh hưởng to lớn trong văn hóa, văn hóa truyền thống hay văn hóa nhân quyền. Nhiều nơi, người dân vẫn thường xuyên hành xử, hành động theo tập quán truyền thống, theo các thói quen trong ứng xử của cộng đồng, trong đó có nhiều hành động, nhiều việc vi phạm quyền con người.

Do phong tục tập quán mang tính cục bộ, địa phương, mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau. Nên cách hành xử của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng lại khác nhau, dẫn đến sự thụ hưởng các quyền của người dân cũng khác nhau. Ảnh hưởng đến sự bình đẳng về nhân quyền cũng như việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền của cả dân tộc.

Về cơ chế và cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Chúng ta chưa có một cơ quan nhà nước chính thức có đủ thẩm quyền và năng lực để giám sát, giải quyết các vấn đề về nhân quyền trên tất cả các lĩnh vực lý luận, pháp luật, văn hóa, xã hội… Trong khi đó bộ máy hành chính còn cồng kềnh việc cải cách thủ tục hành chính từ nhiều cửa thành một cửa nhiều khóa vẫn chưa hiệu quả. Đó là những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tham nhũng, sách nhiễu dân. Nhìn chung, với cơ chế hiện hành, người dân khó có thể tham gia vào việc quản lý xã hội. Như các tổ chức quần chúng xã hội hiện nay, tuy đầy

85

đủ về bộ máy nhưng chưa thật sự là nơi người dân có thể tự do lên tiếng. Một số tổ chức khác, nơi người dân có thể trực tiếp tham gia nhưng tiếng nói không đủ mạnh. Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa xã hội, văn hóa nhân quyền vì nó chưa tạo điều kiện cho người dân mở rộng tự do lựa chọn, tự do phát triển năng lực và tự do tham gia vào quá trình quyết định.

Về lĩnh vực giáo dục ở nước ta mới chỉ có Viện nghiên cứu quyền con

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)