phương Tây
1.2.4.1. Quyền con người trong văn hóa phương Tây
Xã hội phương Tây là xã hội được đặc trưng chủ yếu bởi quan hệ giữa các cá nhân riêng biệt. Khi trình bày về quan điểm của bản thân người phương Tây thường nói thẳng ngay cảm nhận của họ và quan điểm rõ ràng. Họ nhìn nhận bản thân mình một cách khách quan hơn. Với họ mỗi con người là một cá thể có chính kiến của riêng mình, sống độc lập và tôn trọng cái “tôi” là đặc trưng của cách sống phương tây. Đối với xã hội phương Tây, mỗi người đều có quyền coi mình là trung tâm và có quyền đối với thế giới xung quanh mình. Những cá nhân này tạo thành một xã hội thông qua hình thức khế ước để bảo vệ lợi ích bản thân. Vì lối sống và văn hóa phương Tây là sự coi trọng chủ nghĩa cá nhân. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, trong xã hội phương Tây, quan hệ giữa quyền và lợi ích cá nhân được xác định và phân chia một cách chính xác, rõ ràng.
Pháp luật được sử dụng để pháp chế hóa tập quán một cá nhân được hưởng những quyền và lợi ích mà tất cả những người khác phải tôn trọng. Các cá nhân có thể theo đuổi, thực hiện các lợi ích của mình một cách không hạn chế, nhưng không được vi phạm các quyền và lợi ích của những người khác hay nói cách khác là phải tôn trọng quyền và lợi ích của người khác. Các
30
nước phương Tây trên cơ sở đề cao tinh thần tự do với nội dung chính của các quyền con người phù hợp với đặc điểm văn hóa phương Tây. Nhưng nói như thế không có nghĩa là các quyền con người ở Phương Tây là tất cả các quyền con người trên thế giới. Quyền con người phổ biến có thể là những quyền con người của phương Tây, nhưng không thể chỉ giới hạn ở các quyền đó, mà nó phải là các quyền con người được chấp nhận và tuân thủ bởi người dân của tất cả các nước trên thế giới chứ không phải chỉ ở các nước phương Tây. Như tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã nhận định“các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới” [15, tr.48].
1.2.4.2. Quyền con người trong văn hóa phương Đông: Theo truyền thống văn hóa ở các nước phương Đông, các quyền con người thường hướng vào những nhân tố đoàn kết cộng đồng, lòng khoan dung, tôn trọng quyền lực nhà nước, tôn trọng danh tiết, phẩm giá con người, tôn trọng chủ nghĩa nhân đạo, và tiến bộ xã hội, hạn chế chủ nghĩa cá nhân. Đó là những định hướng giá trị bền vững trong việc xác định và thực hiện nhân quyền ở các nước Á Đông. Và đương nhiên dẫn đền việc quyền con người trong văn hóa phương Đông và phương Tây có nhiều sự khác biết. Ví dụ như người ta nhận thấy rằng ở các nước Á Đông, việc đối xử một cách cung kính với những người lớn tuổi trong gia đình như ông bà, cha mẹ già được chú trọng và khuyến khích nhiều hơn là ở các nước phương Tây.
Tóm lại có nhiều yếu tố đặc trưng như thế nó tạo ra những đặc trưng về quyền con người trong phương Đông và phương Tây như các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, chính trị, di sản văn hóa...Và ở phương Đông, đặc biệt là tôn giáo, triết lý về đạo đức, luân lý, từ xưa cho đến nay, vẫn có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến quan điểm về nhân quyền.
31
qua phạm vi pháp luật địa phương, quốc gia, nhân quyền được xem là quyền cơ bản của bất của một ai là một con người trên thế giới. Bởi vậy việc thừa nhận những khác biệt của những văn hóa khác nhau thật vô cùng quan trọng trong thể giới hiện đại ngày nay, văn hóa phương Đông và phương Tây đều có những giá trị quý giá, mà nhân quyền thì được xây dựng trên quy tắc căn bản là tự do và dân chủ.
1.2.4.3. Sự khác biệt nhất định trong quan điểm về quyền con người giữa các quốc gia, khu vực và cộng đồng và sự can thiệp của các nước phương Tây vào vấn đề quyền con người trên thế giới
Văn hóa phương Đông và phương Tây đều có những đóng góp vào những giá trị văn hóa và các giá trị xây dựng quyền con người của toàn nhân loại. Tuy nhiên, Mỹ và các nhiều nước phương Tây lại đang tìm cách áp đặt giá trị văn hóa phương Tây vào các tiêu chuẩn nhân quyền và áp đặt các giá trị tiêu chuẩn này cho toàn thế giới. Họ xây dựng nên một cái mà người ta hay gọi là chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, coi các giá trị mà họ áp đặt là các giá trị về văn hóa, nhân quyền, dân chủ... cần phổ biến đối với nhân loại.
Mặc dù phương Tây là nơi có ảnh hưởng to lớn nhất định với vấn đề nhân quyền, nền văn hóa phương Tây có thể coi như là cái nôi xuất phát của các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Tuy vậy, không thể áp đặt các giá trị, các mô hình về chính trị, kinh tế, văn hóa của phương Tây cho các quốc gia ở các khu vực khác được.
Bởi khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực. Không một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của mình cho một quốc gia khác. Tính phổ quát của các quyền con người không có nghĩa là
32
việc áp dụng trên toàn cầu một tập hợp các giá trị phương Tây. Và chúng ta phải hiểu ra rằng trong sự phổ quát có kèm theo các sự khác biệt về tôn giáo, văn hóa, chính trị, lối sống,.. Chúng ta không phủ nhận việc các khái niệm về quyền con người thực sự có nguồn gốc ở Châu Âu hay còn gọi là Phương Tây và nó thực sự phát triển ở Phương Tây, nhưng điều này không có nghĩa là quyền con người chỉ dành cho các nước Phương Tây. Cốt lõi của nhân quyền là tính phổ quát, tức là nó dành cho mọi người, không có sự phân biệt, cho dù là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, da đen hay da trắng, theo đạo Thiên Chúa, Phật Giáo, hay không theo tôn giáo,…. Quyền con người là phổ quát và nó dành cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại. Bởi vậy không thể lấy những giá trị của phương Tây để áp đặt cho các quốc gia khác được.
Ở phạm vi khu vực, các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Nhật Bản hay Việt Nam đều ủng hộ quan điểm về tính đặc thù về quyền con người thông qua việc đề xướng lý luận về những giá trị châu Á.
Tự do, bình đẳng, dân chủ và nhân phẩm không chỉ dành riêng cho phương Đông hay phương Tây mà dành cho cả nhân loại, cho tất cả mọi người, nó là phổ quát. Điều đó khẳng định những hình thức văn hóa bản địa có thể được căn cứ vào giá trị chung cho các truyền thống lớn trên thế giới. Bởi mục đích của nhân quyền chính là để bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc trên thế giới, bảo tồn bản sắc của họ, cụ thể như tôn giáo, ngôn ngữ, truyền thống và các di sản văn hóa. Châu Á là khu vực có các tôn giáo lớn trên thế giới, như Phật Giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo. Mỗi tôn giáo có các tập hợp niềm tin và giá trị khác nhau. Các tôn giáo có biểu hiện về nhân quyền với các yếu tố đặc thù riêng của mình. Các nền văn hóa khác nhau của châu Á dường như được phát huy tầm quan trọng của cộng đồng. Các nền văn
33
hóa của châu Á phát triển xung quanh vấn đề này, và ở khía cạnh này văn hóa châu Á đối lập với văn hóa phương Tây khi nhận mạnh vào từng cá nhân. Bởi vậy, do những đặc thù về văn hóa, lịch sử, châu Á cần có những cách thức và tiêu chuẩn riêng trong vấn đề quyền con người chứ không thể và không nên chạy theo những giá trị dân chủ, nhân quyền được cổ vũ bởi phương Tây.