Nhận thức chung về văn hóa pháp luật

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)

1.2.2.1. Khái niệm về văn hóa pháp luật

Văn hóa pháp luật hay còn gọi là văn hóa pháp lý, một trong những hình thái cơ bản của văn hóa nói chung cũng đa dạng như chính bản thân văn hóa và pháp luật, nẩy sinh từ đời sống xã hội và quay trở lại phục vụ xã hội. Trên thế giới từ trước đến nay đã và đang có nhiều quan điểm, trường phái về văn hóa pháp luật. Mặc dù còn có nhiều cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau về văn hóa pháp luật, song vẫn có những quan điểm tương đồng giữa các trường phái của văn hóa pháp luật.

Văn hóa pháp luật được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau từ các nhà khoa học trong và ngoài nước. Như theo GS.TS Lê Minh Tâm

Văn hóa pháp luật là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong những thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lí, nguyên tắc, những tác phẩm văn hóa pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật [32, tr.17 - 24]. Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, “Văn hóa pháp luật là một cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiều với khoa học hành vi, cách nghĩ, cách ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tính nhân học của cộng đồng và tộc người” [22].

Tuy có nhiều quan điểm, song tựu chung lại, chúng ta vẫn tìm thấy những nét tương đồng giữa các quan điểm khác nhau về văn hóa pháp luật. Tổng hợp các quan điểm khác nhau về văn hóa, văn hóa pháp lý, ta có thể nêu ra một khái niệm về văn hóa pháp luật như sau:

Văn hóa pháp lý là hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý

19

thức, tư tưởng và hành vi của con người. Văn hóa pháp lý là quá trình và kết quả hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực pháp luật, thể hiện trong việc xây dựng, khẳng định và giữ gìn những giá trị pháp luật [27, tr.23].

1.2.2.2. Các thành tố cơ bản của văn hóa pháp luật

Văn hóa pháp luật là một bộ phận của nền văn hóa nói chung, là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật. Từ góc độ cấu trúc, văn hóa pháp luật được cấu thành từ các thành tố cơ bản là: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, các phương tiện pháp luật, hành vi, lối sống pháp luật, trình độ sử dụng pháp luật.

Ý thức pháp luật (bao gồm tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật): Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của con người. Có thể nói:

Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật trên các phương diện, tiêu chí cơ bản như: Về sự cần thiết (hay không cần thiết), về vai trò, chức năng của pháp luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các qui định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, nhà nước, các tổ chức xã hội [35].

Hệ thống pháp luật – yếu tố cấu thành văn hóa pháp luật. Hệ thống pháp luật là một trong những bộ phấn cấu thành cơ bản của văn hóa pháp luật. Hệ thống pháp luật là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Hệ thống pháp luật giữ vai trò quyết định đối

20

với quá trình hình thành và phát triển của văn hóa pháp luật. Có thể nói, hệ thống pháp luật là sự biểu hiện cụ thể của văn hóa pháp luật. Thông qua hệ thống pháp luật người ta có thể có được những thông tin cơ bản nhất về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử.

Hành vi thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật của các chủ thể.

Hành vi của con người là hành vi có ý thức, thể hiện năng lực cá nhân đặt ra trước những mục đích, lựa chọn phương thức thực hiện và dự liệu được kết quả và hậu quả của hành vi đó. Pháp luật có chức năng điều chỉnh hành vi, nghĩa là tác động vào các yếu tố chủ quan của con người và đến lượt mình hành vi của chủ thể làm cho pháp luật trở thành hiện thực và sống động. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức sau:

- Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động): các chủ thể kiềm chế không thực hiện các hành vi mà pháp luật ngăn cấm.

- Thi hành pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

- Sử dụng pháp luật: các chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép.

- Áp dụng pháp luật: hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội

Văn hóa pháp luật của các nước khác nhau có những đặc điểm khác nhau, trình độ phát triển khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ là được cấu thành bởi ba nội dung cơ bản là: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các

21

thiết chế pháp luật, hành vi thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.

1.2.2.3. Các cấp độ của văn hóa pháp luật

Các cấp độ của văn hóa pháp luật bao gồm: văn hóa pháp luật thông thường, văn hóa pháp luật lý luận và văn hóa pháp luật nghề nghiệp. Cụ thể:

Văn hóa pháp luật thông thường: được hiểu là mức độ nhận thức pháp luật còn hạn chế, thông qua sự phản ánh trực tiếp, giản đơn về các hiện tượng pháp luật. Văn hóa pháp luật thông thường được hình thành dưới sự tác động trực tiếp của những điều kiện khách quan và kinh nghiệm của cuộc sống cá nhân, trong đó yếu tố tâm lý xã hội chiếm vị trí quan trọng.

Văn hóa pháp luật lý luận: được hiểu là trình độ nhận thức cao, có hệ thống và sâu sắc về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật.

Văn hóa pháp luật nghề nghiệp: là văn hóa pháp luật của các luật gia và các nhà chức trách mà nghề nghiệp có liên quan đến việc hoạch định. So với các loại hình văn hóa pháp luật kể trên, văn hóa pháp luật nghề nghiệp có đặc điểm ở tính hệ thống tương đối toàn diện các tri thức pháp lý và ở trình độ chuyên môn chuyên sâu về áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

1.2.2.4. Phân loại văn hóa pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân loại theo chủ thể: gồm văn hóa pháp luật của cá nhân, văn hóa pháp luật nhóm và văn hóa pháp luật xã hội.

- Văn hóa pháp luật của cá nhân: thể hiện những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và các cơ quan pháp luật. Văn hóa pháp luật ở mỗi cá nhân là khác nhau, thể hiện ở ý thức pháp luật cao hay thấp, suy nghĩ, quan niệm về pháp luật tích cực hay tiêu cực từ đó dẫn đến hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp.

22

hay một tầng lớp có những điểm chung tương đồng về điều kiện làm việc và sinh hoạt, mục đích, nhu cầu và lợi ích… Do vậy về mặt ý chí và nhận thức pháp luật của nhóm cũng có những điểm chung. Văn hóa pháp luật nhóm do vậy là những quan điểm, tư tưởng điển hình của nhóm về hệ thống pháp luật. Giáo dục và nâng cao văn hóa pháp luật nhóm có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó đóng vai trò là cầu nối giữa văn hóa pháp luật cá nhân và văn hóa pháp luật xã hội.

- Văn hóa pháp luật xã hội: được hiểu là những giá trị văn hóa pháp luật đã được thừa nhận rộng rãi và thực thi trên toàn xã hội. Văn hóa pháp luật xã hội thể hiện tích đặc trưng và khái quát cao.

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: bao gồm văn hóa lập pháp, văn hóa hành pháp và văn hóa tư pháp.

- Văn hóa lập pháp: là những giá trị của văn hóa pháp luật trong hoạt động hoạch định, xây dựng các chính sách pháp luật, văn bản qui phạm pháp luật. Văn hóa lập pháp có mặt trong cả quá trình lập pháp, từ việc thu thập tài liệu, điều tra thực tiễn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, xây dựng dự thảo, lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân cho đến giai đoạn thông qua và ban hành văn bản pháp luật.

- Văn hóa hành pháp: là những giá trị văn hóa pháp luật trong lĩnh vực thực thi pháp luật. Nó bao gồm hoạt động của các cơ quan hành pháp và cả hoạt động của các cá nhân được nhà nước giao quyền làm việc trong các cơ quan đó. Ví dụ: văn hóa pháp luật giao thông, đến các lĩnh vực giáo dục, xây dựng, môi trường, đất đai,..v...v...

- Văn hóa tư pháp: là một dạng đặc thù của văn hóa pháp luật. Văn hóa tư pháp là giá trị của văn hóa pháp luật được biểu hiện trong lĩnh vực tư pháp: điều tra, xét xử, truy tố…

23

trường học, văn hóa pháp luật ở tòa án, văn hóa pháp luật ở các cơ quan hành chính sự nghiệp…

1.2.3. Nhận thức chung về văn hóa nhân quyền

1.2.3.1. Khái niệm về văn hóa nhân quyền

Trong đời sống xã hội có nhiều lĩnh vực văn hóa, trong đó văn hóa nhân quyền là một trong những loại hình văn hóa, có khái niệm rộng lớn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là pháp luật. Văn hóa nhân quyền có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa pháp lý.

Trên cơ sở kết hợp các khái niệm về văn hóa và về nhân quyền có thể rút ra khái niệm văn hóa nhân quyền chung nhất là “một tổng thể phức hợp hệ thống khái niệm về nhân quyền được sử dụng chung, chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cho các cộng đồng vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù riêng” [5, tr.29]. Ta có thể xem xét các khái niệm về văn hóa nhân quyền trong các chương trình thế giới về nhân quyền. Trong thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã từng đặt vấn đề văn hóa vì phát triển, phát động thập kỷ văn hóa, đưa văn hóa vào các chương trình, dự án. Trong chương trình phát động Thập kỷ giáo dục nhân quyền (1995 – 2004), Chương trình thế giới về nhân quyền (2005 – 2007), UNESCO đã đưa ra khái niệm mới về văn hóa nhân quyền. Đầu tiên chương trình Thập kỷ giáo dục về nhân quyền của Liên Hợp quốc là một chương trình, một kế hoạch hành động liên quan đến những công việc ở mức độ toàn cầu với thời hạn hành động là 10 năm. Trong Tuyên bố về Thập kỷ giáo dục đã nêu:

Đào tạo, phổ biến và thông tin nhằm xây dựng một nền văn hóa phổ biến về quyền con người thông qua việc truyền đạt các kiến thức, các kỹ năng và tạo nên thái độ nhằm vào:

- Tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản;

24

- Phát triển toàn diện cá nhân con người và ý thức tôn trọng con người;

- Thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng giới và sự đoàn kết giữa các quốc gia, người bản địa và các nhóm chủng tộc, quốc gia, dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ;

- Khả năng hoạt động một cách có hiệu quả của tất cả mọi người trong một xã hội tự do;

- Đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp quốc để giữ gìn hòa bình [17]. Như vậy, bản chất một nền văn hóa nhân quyền là nhằm mục tiêu đưa những chuẩn mực nhân quyền thực sự thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển của nhân loại. Từ khái niệm trên, ta thấy:

Văn hóa nhân quyền chung nhất là một tổng thể phức hợp hệ thống khái niệm liên quan đến nhân quyền được sử dụng chung, chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cho các cộng đồng vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù riêng. Tổng thể khái niệm phức hợp những khái niệm sử dụng chung về nhân quyền đề cập đến rất phong phú gồm các bình diện như: Tăng cường sự tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản; Phát triển toàn diện nhân cách và hiểu biết về sự tôn nghiêm của nhân cách; Tăng cường hiểu biết và sự khoan dung, bình đẳng giới, tình hữu nghị của các dân tộc, dân bản xứ, giữa các nhóm nhân chủng, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ; Đảm bảo để mọi công dân đều có khả năng tham gia hiệu quả vào xã hội tự do và dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; Xây dựng và gìn giữ hòa bình; Đẩy mạnh được sự phát triển duy trì được vị trí con người là trung tâm và chính nghĩa trong xã hội [5, tr.29].

25

1.2.3.2. Các thành tố cơ bản của văn hóa nhân quyền:

Tri thức – một thành tố cấu thành văn hóa nhân quyền. Như ta đã biết ở trên, tri thức hay kiến thức bao gồm những hiểu biết về những sự vật, hiện tượng, những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng trong tự nhiên và xã hội. Tri thức về văn hóa nhân quyền có nghĩa là sự hiểu biết của mọi người về văn hóa và nhân quyền. Trước hết, sự hiểu biết hay tri thức của người dân, về nền tảng chung của nhân quyền, về phẩm giá, về những quyền con người mà mọi người trong gia đình nhân loại đều được hưởng. Sự hiểu biết này sẽ cho phép nhân quyền vận động hay nói cách khác là lan rộng hay phổ biến rộng rãi và trở thành một nét văn hóa riêng.

Tiếp theo đó rất quan trọng, là tri thức là sự hiểu biết của cán bộ công chức về văn hóa nhân quyền. Vì cán bộ công chức là người thực thi pháp luật, điều hành bộ máy nhà nước. Đội ngũ cán bộ công chức là những người trong bộ máy hành chính, tiếp xúc với người dân, hướng dẫn người dân, nên cần phải có tri thức hiểu biết thấu đáo về văn hóa nhân quyền, có như vậy mới có hành xử, ứng xử đúng đắn phù hợp được. Việc tuân theo các quy định pháp luật về nhân quyền sẽ làm tăng phẩm giá và tôn trọng nhân quyền. Một xã hội có văn minh, có dân chủ, có tiến bộ hay không, ngoài thể hiện những con số về tăng trưởng kinh tế, thì phải thể hiện mức độ tri thức hiểu biết của mọi người về văn hóa nhân quyền.

Ý thức – thành tố thứ hai cấu thành văn hóa nhân quyền. Ý thức về văn hóa nhân quyền, ý thức mọi người trong việc tôn trọng, bảo vệ nhân quyền. Ý thức rất quan trọng trong cấu thành văn hóa nhân quyền, cũng như xây dựng nền văn hóa nhân quyền. Vì nếu người dân không có ý thức về nhân quyền,

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 25)