Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 121)

Các vấn nạn tham nhũng, lãng phí sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, suy giảm nguồn lực của đất nước, giảm hiệu quả các chính sách của đất nước, nguy hại hơn nữa nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Và như vậy, nó sẽ có ảnh hưởng to lớn trực tiếp, cũng như gián tiếp đến nhân quyền, cũng như việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền vững mạnh tại Việt Nam. Bởi vậy chúng ta cần có những chính sách, phương hướng, biện pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm một cách hiệu quả.

Trước tiên, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí

Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Sự lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định thành công của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bởi Nhà nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, phải là đảng viên mới có chức có quyền lực mới có thể tham nhũng, quyền lực cao, chức vị lớn thì mới có khả năng tham nhũng lớn mới gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến với đất nước. Còn người dân bình thường không thể tham nhũng vì không có quyền lực, địa vị và điều kiện để tham nhũng. Bởi thế các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thật sự coi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm. Người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền các cấp phải thật sự gương mẫu, liêm khiết là tấm gương cho cán bộ và nhân dân noi theo.

Tăng cường chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của Đảng đối với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công khai minh

115

bạch hoạt động các cơ quan, tổ chức nhất là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như đầu tư mua sắm công, chi tiêu công, thu chi ngân sách, tín dụng, ngân hàng,… Phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm.

Tiếp theo, cần khẩn trương hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế xã hội; cơ chế về công tác cán bộ

Cần hoàn thiện các thể chế và pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản nhất là trong các khâu quy hoạch, thu hồi, bồi thường, giao đất, cho thuê đất, định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản... Quy định rõ ràng, cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, tài nguyên.

Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách nhà nước; nhất là trong việc chi tiêu công, như mua sắm và đầu tư công; các khoản chi thường xuyên; các định mức, tiêu chuẩn trong sản xuất, tiêu dùng; việc chi phí hội nghị, lễ hội, tiếp khách,…

Cần có các biện pháp thiết thực như thực hiện chế độ lương bổng, sao cho cán bộ, công chức, viên chức có đời sống đảm bảo bằng nguồn thu nhập là lương và có được mức sống khá trong xã hội. Nhằm hạn chế tối đa hành vi tham nhũng, nhận hối lộ của cán bộ công chức do mức lương thấp, đời sống eo hẹp không được đảm bảo.

Cần nghiên cứu sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng tăng hình thức phạt tiền, miễn hoặc giảm hình phạt khác đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo.

Xây dựng và thực hành quy tắc nếp sống mới giản dị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xa hoa đối với cán bộ, đảng viên, công viên chức trong việc cưới hỏi, tang lễ, tổ chức thi đua, khen thưởng,..v…v….

116

Thứ ba, cần thực hiện nghiêm minh nguyên tắc công khai minh bạch

Trước hết, chúng ta cần thực hiện công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...và phải đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn. Như đối với khâu tuyển dụng cần có quy định cụ thể và đảm bảo thực thi một cách nghiêm minh, dân chủ; tránh xảy ra tình trạng “con ông cháu cha” được vào làm ở các vị trí “ngon” hay tình trạng “chạy” vào công chức hoặc sự không nghiêm túc trong các kỳ thi tuyển công chức đang xảy ra thường xuyên hiện nay. Có như vậy mới tránh được tình trạng tham nhũng và thực sự tuyển dụng được cán bộ có thực tài cho bộ máy nhà nước.

Tiếp theo, nghiên cứu và thực hiện nghiêm minh các quy định về minh bạch tài sản, chứng minh thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc kê khai tài sản, thu nhập và tăng cường mở rộng diện kê khai, phạm vi công khai tài sản, thu nhập đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt là đối với cán bộ cấp cao giữ các vị trí chủ chốt ở các cơ quan nhạy cảm như tổ chức, công an, viện kiểm sát, tòa án, ngân hàng, thuế, tài chính, đất đai,…

Có sự minh bạch và công khai về tài chính đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn của nhà nước. Tránh để xảy ra tình trạng thất thoát vốn, lạm dụng chức quyền tham nhũng tài sản, tiền của nhà nước như vụ xảy ra ở các tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines của nhà nước.

Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để kiểm soát một cách minh bạch, rõ ràng các hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng, nhất là những hoạt động dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như cho vay, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, đầu tư công, đầu tư bất động sản... Ðẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt.

117

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ,, công khai, minh bạch đối với tất cả các quy định, thủ tục, các lĩnh vực trong giao dịch, giao tiếp. Tránh để xảy ra tình trạng các tình trạng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu, hối lộ, vòi vĩnh nhất là trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, đất đai,…

Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động và bảo đảm sự liêm chính trong đội ngũ cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra

Bên cạnh việc tích cực, chủ động phòng ngừa, trong thời gian trước mắt cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Ðẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt đối với một số lĩnh vực trọng điểm, như quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản; đầu tư, mua sắm công; thu, chi ngân sách; quản lý tài sản công; tín dụng ngân hàng và công tác cán bộ. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh những hành vi tham nhũng và cả những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.

Đặc biệt cần tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đối với cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cần có các biện pháp bảo đảm cho hoạt động giám sát đối với phòng chống tham nhũng, lãng phí có hiệu lực cao hơn. Chúng ta cần phát huy tốt hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng và đặc biệt là

118

vai trò nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo thực hiện tốt quy chế dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo vai trò của người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp lệnh dân chủ, tăng cường vai trò của ban giám sát cộng đồng, thanh tra nhân dân.

Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và có chính sách truyền thông đúng đắn, phát huy vai trò và trách nhiệm của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên, người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở quán triệt triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Văn hóa Nhân quyền, đồng thời căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế luận văn nêu lên một số giải pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa nhân quyền tại Việt Nam. Những giải pháp này là sự kết hợp hài hòa giữa lý luận với thực tiễn. Nhất định sẽ góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa nhân quyền ở nước ta trong giai đoạn mới.

119

KẾT LUẬN

Văn hóa nhân quyền chung nhất là một tổng thể phức hợp hệ thống khái niệm liên quan đến nhân quyền được sử dụng chung, chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cho các cộng đồng vừa mang tính chung vừa mang tính đặc thù. Đặc trưng cơ bản của văn hóa nói chung cũng như văn hóa nhân quyền nói riêng là tính nhân văn, xã hội. Cùng với tiến trình vận động của lịch sử, văn hóa nhân quyền của các quốc gia và toàn nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú, vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính phát triển. Cũng như tính nhân văn của văn hóa, quá trình phát triển của văn hóa nhân quyền cũng là quá trình hoàn thiện của chính bản thân con người, nhân loại trên cơ sở nắm biết được các quy luật tự nhiên, xã hội, lao động và sáng tạo.

Từ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam, trên cơ sở quán triệt học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, nhà nước ta về Văn hóa nhân quyền, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa cùng sự phát triển kỳ diệu của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Luận văn đã chứng minh và khẳng định rằng việc thúc đẩy văn hóa nhân quyền ở Việt Nam phát triển là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan. Từ đó nêu ra những giải pháp chủ yếu để xây dựng văn hóa nhân quyền tại Việt Nam ngày một phát triển có chất lượng, hiệu quả cao vươn lên ngang tầm đòi hỏi của nền Văn hóa nhân quyền trên thế giới.

Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt và cũng là một thách thức rất lớn đối với đất nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Vì điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong thời gian qua. Song muốn để biến những ý tưởng đề xuất đã nêu trong luận văn thành hiện thực sinh động thì cần phải có sự chung sức, đồng

120

lòng của toàn xã hội, sự quyết tâm chính trị lớn lao mới huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

Tin tưởng rằng với sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhà nước pháp quyền Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện, phát triển vững mạnh, nhất định sẽ tạo tiền đề tốt đẹp cho văn hóa nhân quyền Việt Nam ngày càng phát triển, làm đa dạng, phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr,239, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tr.42, NXB Chính trị quốc gia.

3. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong Bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, tr. 238, NXB từ điển bách khoa & Viện văn hóa.

4. C. Mác và Ph.Angghen (1995), Toàn tập, tr.19, 36, NXB Quốc Gia, HN. 5. Vũ Thị Minh Chi (2007), “Văn hóa nhân quyền”, Tạp chí nghiên cứu

con người, (2) (29).

6. Vũ Thị Minh Chi (2012), “Một số đề tài cơ bản về quyền văn hóa, xã hội và điều kiện đảm bảo thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 vì mục tiêu phát triển con người”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ năm 2011 – 2012, Viện Nghiên cứu con người – Viện khoa học Xã hội Việt Nam. 7. Nguyễn Văn Dân (2008), “Diện mạo và triển vọng của Xã hội tri thức”,

NXB Khoa học xã hội.

8. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nô ̣i. 9. Lê Quý Đôn (2007), Đại Việt thông sử, Viện Khoa học xã hội Việt Nam,

Viện Sử học, tr.100, NXB Văn Hóa – Thông Tin.

10. Phạm Duy Đức (2009), “Phát triển Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Hoàng Văn Hảo (1996), Tìm hiểu những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người (Thông tin chuyên đề - Quyền con người, quan niệm và thực tiễn), Hà Nội.

122

12. Đỗ Huy (2008), “Lối sống dân tộc – hiện đại, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Văn hóa – Thông tin & Viện Văn hóa.

13. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

14. Khoa Luật Đại học QG Hà Nội (2011), Tư tưởng về quyền con người,

(tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam), tr.704, NXB Lao động – Xã hội. 15. Khoa Luật Đại học QG HN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về

quyền con người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

16. Kofianan (2005), Tự do rộng rãi, Tổng thư ký Liên Hợp quốc. 17. Liên Hợp quốc (1995), Tuyên bố UNESCO về thập kỷ giáo dục.

18. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, tr.356, NXB Sự thật, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, tr.43, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, tr.440, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Phạm Xuân Nam (2005), Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt

yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Phạm Duy Nghĩa (2008), “Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật”, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

24. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn hóa pháp lý – dòng riêng giữa nguồn chung của Văn hóa dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (10). 25. Hoàng Thị Kim Quế (2007), “Suy nghĩ bước đầu về văn hóa pháp lý”,

Tạp chí dân chủ & pháp luật, (1).

26. Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4).

27. Hoàng Thị Kim Quế, Ngô Huy Cương (đồng chủ biên) (2011),Văn hóa pháp lý – những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành,

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)